Chuyện tác nghiệp của phóng viên thường trú

(LĐTĐ) Ở xa toà soạn, gắn bó với địa phương nơi thường trú, dù có những thiệt thòi, thiếu thốn nhưng anh em phóng viên thường trú luôn nỗ lực làm tốt công việc của mình, đóng góp cho toà soạn, cho địa phương.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Huỳnh Thanh Xuân chúc Tết cán bộ, phóng viên báo Lao động Thủ đô Xứng đáng với niềm tin của bạn đọc

Khá áp lực

Tôi làm phóng viên thường trú của Báo Lao động Thủ đô tại Nghệ An, một địa phương có số lượng đông cơ quan báo chí Trung ương, địa phương khác đóng trên địa bàn, với số lượng phóng viên hùng hậu. Hiện nay, Nghệ An có 85 cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn, trong đó có 3 cơ quan báo chí địa phương, 39 Văn phòng đại diện, 43 cơ quan báo chí thường trú, với tổng số hơn 300 nhà báo, phóng viên.

Chuyện tác nghiệp của phóng viên thường trú
Phóng viên Báo Lao động Thủ đô tác nghiệp tại Nghệ An.

Phóng viên thường trú của các báo tại Nghệ An chủ yếu là người địa phương. Làm phóng viên thường trú của các cơ quan báo chí tại Nghệ An khá áp lực. Áp lực đầu tiên là bởi Nghệ An có rất nhiều nhà báo công tác tại các báo lớn, nhỏ trên cả nước; người làm báo quê Nghệ An luôn được đánh giá cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, tên tuổi trong nghề, trong xã hội, do đó, đòi hỏi các phóng viên trẻ, các thế hệ đi sau cũng phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để tự tin tác nghiệp, khẳng định bản thân, kế thừa truyền thống. Tuy nhiên, áp lực này cũng là may mắn khi được các anh, chị đi trước chỉ dạy, dẫn dắt, khích lệ.

Áp lực thứ hai cũng thuộc về địa bàn hoạt động, Nghệ An là tỉnh rộng nhất cả nước, là trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ nên phóng viên thường trú ở đây phải nắm bắt, bao quát được các chương trình, sự kiện, hoạt động nổi bật, sự vụ nóng thu hút sự quan tâm của người dân để không bị sót tin; phải khai thác tin ở các lĩnh vực khác nhau trên địa bàn, không thể theo từng lĩnh vực như phóng viên ở các Ban của toà soạn. Đặc biệt, có những phóng viên thường trú tại Nghệ An nhưng phải “ôm” luôn tin các tỉnh lân cận như Thanh Hoá, Hà Tĩnh, thậm chí là cả 6 tỉnh Bắc Trung Bộ vì toà soạn chưa bố trí phóng viên ở đó.

Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện, trong đó có 11 huyện, thị xã miền núi. Có những huyện như: Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, từ thành phố Vinh đi lên phải mất 3 đến 4 tiếng, nếu vào các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới phải mất 6 đến 7 tiếng, vào đến nơi có khi trời tối, phải ở lại qua đêm, phóng viên lại thấp thỏm di chuyển khắp các vị trí để dò mạng điện thoại, máy tính.

Thế nên, khi xảy ra các sự vụ nóng trên địa bàn các huyện miền núi Nghệ An, anh em báo chí thường trú lại lên xe đi huyện và thỉnh thoảng đùa nhau: “Nhớ dặn toà soạn một tiếng sau chưa có bài đâu nhé”. Bởi vì đôi lúc toà soạn không thể nắm bắt, hình dung được hết về địa bàn phóng viên tác nghiệp nên giục bài thời sự. Cũng bởi địa bàn nhiều huyện miền núi nên khi anh em phóng viên thường trú đi làm việc cũng được hoà mình vào phong tục, thói quen của địa phương. Nhiều phóng viên chia sẻ khả năng uống rượu, uống nước chè xanh được nhiều hơn khi thường trú tại Nghệ An.

Áp lực thứ ba khi thường trú tại Nghệ An và có lẽ cũng là áp lực của phóng viên thường trú ở nhiều tỉnh, thành, đó là phải lo các việc như lựa chọn vị trí, bố trí văn phòng đại diện, văn phòng thường trú, trang bị thiết bị máy móc, các phương án tác nghiệp, quan hệ tại địa phương,… Toà soạn chủ yếu hỗ trợ từ xa và phóng viên thường trú phải trực tiếp làm các công việc liên quan đến hoạt động báo chí tại địa phương. Nhiều cơ quan báo chí chỉ bố trí được một người thường trú nên phóng viên phải quen với trạng thái một mình, thậm chí là cô đơn, nhất là khi đi các nơi tác nghiệp dài ngày.

Một điểm riêng của phóng viên thường trú ở Nghệ An như đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Nghệ An thường nói một cách thú vị, đầy tự hào tại các cuộc họp giao ban báo chí, đó là những phóng viên mang tính cách người Nghệ: chân thật, hiền lành, yêu thương, tình nghĩa vô cùng nhưng cũng thẳng thắn, cương trực, phản biện, đấu tranh đến cùng với cái xấu, cái ác, một kiểu “yêu thì yêu đến chết và ghét thì cũng ghét đến chết”.

Gần 15 năm làm báo ở Nghệ An, tôi cảm nhận được tình yêu, trách nhiệm và những đóng góp của anh chị em báo chí thường trú dành cho tỉnh Nghệ An để đáp lại sự trân trọng, quan tâm, tạo điều kiện của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự yêu mến của người dân, bạn đọc. Không thể kể hết những nỗ lực để tuyên truyền kịp thời những chủ trương, chính sách của địa phương đến với người dân, phản ánh kịp thời tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; nêu gương người tốt, việc tốt; góp ý, phản biện trong các lĩnh vực; và phản ánh, đấu tranh với những tiêu cực, sai phạm.

Cũng không thể kể hết những hoạt động từ thiện, an sinh, xã hội, vì cộng đồng của các phóng viên báo chí thường trú để đồng hành với cấp uỷ, chính quyền chăm lo cho người dân; giúp nhiều mảnh đời éo le, khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Những đóng góp của các cơ quan báo chí trung ương cho địa phương là rất lớn.

Tự hào về nghề nghiệp của mình

Hằng năm, cứ cận kề kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), anh em báo chí thường trú lại nhắn tin, gọi điện cho nhau hẹn lịch liên hoan, chúc mừng ngày vui của nghề. Ở xa toà soạn, không có nhiều cơ hội được chung vui, tham gia các hoạt động của cơ quan trong dịp ý nghĩa, thế nên những buổi liên hoan của anh em “xa nhà” tự kết nối luôn ấm cúng, ý nghĩa và đáng nhớ. Và những hôm đó, câu chuyện của anh em cũng xoay quanh niềm vui, nỗi buồn của nghề báo; về mong mỏi của những người làm báo - những người lao động đặc thù về đời sống, thu nhập, sự quan tâm, thăm hỏi, chăm lo của toà soạn.

Tôi nhớ, một lần trong bữa nhậu ở thành phố Vinh, thư ký toà soạn của một tờ báo vào công tác, lúc cao hứng chia sẻ: “Tôi thề không sợ trời, không sợ đất, không sợ vợ, nhưng tôi sợ lên cơ quan vào thứ Hai. Vì thứ Hai phải họp giao ban, đông người mà bị nhắc nhở, phê bình là ngại lắm”. Cậu phóng viên trẻ thường trú ở Nghệ An, quê ở Hà Tĩnh ngồi đối diện thành thật nói: “Em lại mong được họp giao ban cơ quan, vì bữa đó, em nhìn thấy mọi người trong toà soạn, thấy mình có cơ quan làm việc, nhất là vui khi nghe tổng biên tập hỏi thăm anh em thường trú trước. Khi mô sếp hỏi, phóng viên Nghệ An có chưa là em trả lời rành to, có ạ”. Câu chuyện nhỏ thế thôi nhưng thể hiện phần nào những mong muốn, niềm vui giản đơn, tình cảm của anh em báo chí thường trú.

Mỗi phóng viên thường trú một nét tính cách và họ luôn tự hào bản thân là những người làm báo, tự hào về cơ quan báo chí của mình; đều xúc động, vui mừng khi bản thân, tên cơ quan công tác được xướng tên trong các giải thưởng báo chí của địa phương, của Quốc gia; nhiều phóng viên thầm lặng rong ruổi ở các huyện miền núi cao, đau đáu, trăn trở với những hoàn cảnh khó khăn, với những mô hình kinh tế vươn lên thoát nghèo, họ kêu gọi, vận động xây nhà, xây trường, xây cầu, hỗ trợ học phí cho học sinh,…Họ vui và tự hào khi làm được những việc tốt đẹp cho cuộc sống, cho cộng đồng.

Bản thân tôi đã trở nên quen thuộc và lấy làm vui khi nghe anh em đồng nghiệp, cán bộ công đoàn, các đơn vị giới thiệu một cách thú vị rằng: Đây là một người lao động của Thủ đô làm việc tại Nghệ An hay tờ báo thường trú tại Nghệ An, nơi sinh: Hà Nội.

Dù có những thiệt thòi, thiếu thốn, dù còn nhiều khó khăn, thách thức ở phía trước nhưng anh em phóng viên thường trú ở Nghệ An luôn chia sẻ: vẫn bám trụ, gắn bó, yêu nghề, làm việc với tinh thần và trách nhiệm cao nhất. Và, họ vui, tự hào khi hằng năm đến ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, lại đón nhận những lẵng hoa tươi thắm, những lời chúc mừng, cảm ơn từ lãnh đạo tỉnh.

Mai Liễu

Nên xem

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Chuỗi hoạt động “Khơi mở thế giới của bạn” của NESCAFÉ thu hút sự tham gia, trải nghiệm của hàng nghìn người

Chuỗi hoạt động “Khơi mở thế giới của bạn” của NESCAFÉ thu hút sự tham gia, trải nghiệm của hàng nghìn người

(LĐTĐ) Mới đây, NESCAFÉ tổ chức chuỗi hoạt động thú vị dành cho người tiêu dùng với thông điệp “Khơi mở thế giới của bạn” diễn ra tại 4 thành phố lớn, gồm sự kiện tại TP.HCM vào ngày 14/7 và tại Cần Thơ, Hà Nội, Đà Nẵng liên tục từ ngày 22/6 đến ngày 24/6.
Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.

Tin khác

Khúc biến tấu của nắng

Khúc biến tấu của nắng

(LĐTĐ) Nắng thức dậy một ngày hè! Nắng rực rỡ trên những vòm cây, tán lá, nắng mênh mang trên khắp nẻo sơn hà, nắng trải dài trên những cánh đồng xa, nắng chu du trên những con đường dài bất tận! Vẻ ngời ngời của nắng tô làn da thiếu nữ thêm hồng hào, tươi trẻ. Nắng tung tăng cùng đàn con trẻ trên sân trường chộn rộn. Nắng tô điểm cho những lá hoa thêm thắm sắc tươi màu. Muôn ngàn đóa hướng dương kiêu hãnh vươn mình đón nắng như thể chúng sinh ra là vì có nắng.
Hành trình lấy “ngọc của trời”

Hành trình lấy “ngọc của trời”

(LĐTĐ) Dám từ bỏ công việc ổn định để bắt đầu một ngã rẽ mới mà biết trước là rất nhiều khó khăn, vất vả, chị Phạm Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi đã trở thành người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.
Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

(LĐTĐ) Sáng 10/7, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức thành công Lễ Bế giảng và trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024. Gần 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh được vinh danh và nhận bằng tốt nghiệp buổi lễ.
Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

(LĐTĐ) Theo Quyết định số 3593/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/8/2020, người tiếp xúc gần với ca bệnh bạch hầu gồm: Người sống cùng nhà, học sinh cùng lớp, nhóm trẻ chơi chung, người làm cùng nhóm, người ăn ngủ cùng, sinh hoạt tôn giáo chung, ngồi cùng phương tiện, chăm sóc bệnh nhân không bảo hộ, tiếp xúc trực tiếp.
Sống tỉnh thức

Sống tỉnh thức

(LĐTĐ) Sống tỉnh thức là hành trình nhận thức và điều chỉnh bản thân để tìm thấy tự do nội tâm và ý nghĩa cuộc sống. Bằng cách hiểu và giải phóng khỏi những ràng buộc nội tâm, sống theo trái tim và trân trọng hiện tại, chúng ta đạt được sự bình an và hạnh phúc thực sự.
Vũ khúc hoa dâm bụt

Vũ khúc hoa dâm bụt

(LĐTĐ) Lặng nghe mùa hạ muốn rời gót, chút rực rỡ cuối cùng dành lại cho màu hoa dâm bụt. Màu hoa diễm lệ nở thắm thiết giữa nắng và gió, vấn vương e ấp sắc đỏ tươi sáng. Thật xứng đáng là thứ ánh sáng cuối cùng bừng lên mang tất cả sinh khí và thần sắc của mùa hạ.
Để Côn Đảo mãi xanh

Để Côn Đảo mãi xanh

(LĐTĐ) Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các bãi tắm và Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Côn Đảo. Việc bảo vệ, gìn giữ môi trường tại Côn Đảo có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những thể hiện sự tôn nghiêm, tôn kính đối với các liệt sĩ đã nằm lại nơi đây mà còn thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên, góp phần phát triển bền vững huyện đảo Côn Đảo.
Hương vị đoàn viên

Hương vị đoàn viên

(LĐTĐ) Đang mải mê với những bản kế hoạch trên máy tính, mẹ tôi gọi điện thoại nhắc ngày giỗ bố sắp đến. Tôi cười tươi bảo: “Con nhớ ngày giỗ bố mà, con nhất định sẽ về sớm”. Tắt máy, lòng bỗng se sắt nhớ bố da diết, nghe dậy hương cháo cá lóc thoang thoảng trong tâm trí.
Khắc phục sự cố “khát” nước sinh hoạt cho hàng nghìn người dân đảo Trí Nguyên

Khắc phục sự cố “khát” nước sinh hoạt cho hàng nghìn người dân đảo Trí Nguyên

(LĐTĐ) Liên quan đến sự cố mất nước sinh hoạt nhiều ngày liền tại đảo Trí Nguyên (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) khiến hàng nghìn người dân gặp khó khăn, đến đêm ngày 2/7 nước sinh hoạt đã được cấp trở lại.
Đủng đỉnh chợ phiên

Đủng đỉnh chợ phiên

(LĐTĐ) “Mặt trời nửa buổi xiên xiên Kẻ buôn người bán chợ phiên rộn ràng”
Xem thêm
Phiên bản di động