Chuyển đổi số là “chìa khóa” phát triển kinh tế
Chuyển đổi số trong giáo dục: Xây dựng giáo dục thông minh Cơ hội và giải pháp cho doanh nghiệp chuyển đổi số |
Tạo xung lực mới cho tăng trưởng kinh tế
Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế không tiếp xúc, giúp thực hiện thành công "nhiệm vụ kép”, vừa chống dịch vừa phục hồi tăng trưởng kinh tế. Chuyển đổi số đồng thời là nhiệm vụ của toàn xã hội để tận dụng cơ hội của thành tựu Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để phát triển kinh tế số, xây dựng Chính phủ điện tử, xã hội số, doanh nghiệp số, góp phần nâng cao năng suất và giá trị gia tăng ở các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
Diễn đàn Kinh tế số và Thương mại điện tử tại Hà Nội |
Chuyển đổi số, kinh tế số hiện nay đang là xu thế của toàn cầu, là quá trình không thể đảo ngược. Với sự xuất hiện của của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và cú huých tái bùng phát của dịch Covid-19, thế giới đang ở điểm đột phá của quá trình chuyển đổi số, thúc đẩy nhanh chuyển đổi số. Theo dự báo của các chuyên gia, chuyển đổi số và thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2021 và tạo xung lực mới cho tăng trưởng của nền kinh tế.
Đồng thời, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam xây dựng những chiến lược kinh doanh mới. Đồng thời, để thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu phát triển kinh tế số, nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mở ra các cơ hội và giải pháp mới cho doanh nghiệp”.
Tại Diễn đàn Kinh tế số và Thương mại điện tử, ông Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, nghị quyết Đại hội XII đã đặt ra vấn đề về vai trò quan trọng của khoa học công nghệ và điều đó được khẳng định rõ hơn trong Nghị quyết Đại hội XIII. Trong đó, quan điểm phát triển nhanh và bền vững dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là ưu tiên số 1.
Cũng theo ông Bùi Quang Tuấn, quá trình chuyển đổi kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế có thu nhập trung bình sang thu nhập cao vào năm 2045 đòi hỏi tăng trưởng dựa trên năng suất. Đổi mới kinh doanh và số hoá là một cách thức để Việt Nam đạt được tăng trưởng năng suất cao hơn, khả năng chống chịu và phục hồi tốt hơn khi có cú sốc bên ngoài. Như vậy yêu cầu nắm bắt xu hướng của khoa học công nghệ nói chung và vận dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nói riêng đang là một yêu cầu cấp thiết.
Vai trò trong nền kinh tế không tiếp xúc
Tiến sĩ Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế không tiếp xúc, giúp thực hiện thành công "nhiệm vụ kép", vừa chống dịch Covid-19 vừa phục hồi tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, ông Võ Trí Thành nhấn mạnh chuyển đổi số là nhiệm vụ của toàn xã hội, cần tận dụng cơ hội của thành tựu cách mạng lần thứ tư để phát triển kinh tế số, xây dựng Chính phủ điện tử, xã hội số, doanh nghiệp số, góp phần nâng cao năng suất và giá trị gia tăng ở các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
Theo ông Võ Trí Thành, chuyển đổi số là tổng hòa của 5 trụ cột: Văn hoá, chiến lược kinh doanh số; gắn kết và tối ưu trải nghiệm khách hàng; tối ưu quy trình; công nghệ hóa; phân tích và quản lý dữ liệu. Để quá trình chuyển đổi số thành công, các doanh nghiệp cần nghĩ lớn, làm cụ thể, quyết liệt từ việc nhỏ, nâng cao tính đổi mới và tính lan tỏa. Cùng với đó, các doanh nghiệp cần gắn bó sâu sắc chuyển đổi số với chiến lược và phát triển.
Hiện nay, chuyển đổi số, kinh tế số đang là xu thế của toàn cầu, là quá trình không thể đảo ngược. Với sự xuất hiện của cách mạng 4.0 và cú huých tái bùng phát của đại dịch, thế giới đang ở một điểm đột phá của quá trình chuyển đổi số, thúc đẩy nhanh chuyển đổi số. Đồng thời, quá trình chuyển đổi số cũng đưa ra cho doanh nghiệp nhiều thách thức liên quan đến các vấn đề như: vốn, công nghệ....
Theo ông Võ Trí Thành, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp bước đầu làm là sản phẩm, họ tạo ra thị phần, doanh thu từ đó họ dùng tiền đó để đầu tư. Ông Võ Trí Thành dẫn chứng: “Tập đoàn Vingroup khi chuyển sang lĩnh vực mới họ không vứt bỏ các lĩnh vực cũ của mình trước đó. Hay FPT họ có thể bán hết các cửa hàng nhưng họ không bán hết bởi đó là nguồn tiền thu để FPT dùng vào việc đổi mới sáng tạo và làm công nghệ số, đó là cách mà gắn với chiến lược của doanh nghiệp”.
Tiến sĩ Võ Trí Thành:“Kinh tế số và thương mại điện tử đang định hình lại phương thức sản xuất kinh doanh khi nó tạo ra nhiều lĩnh vực mới, làm mờ ranh giới giữa các ngành truyền thống, thông minh hóa quy trình sản xuất và tối ưu hóa chuỗi giá trị. Đồng thời, kinh tế số và thương mại điện tử cũng tạo đột phá trong nâng cao khả năng và chất lượng quản trị. Tuy nhiên, khi chuyển đổi số, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến 5 trụ cột đó là: Văn hóa và chiến lược kinh doanh số; Gắn kết và tối ưu trải nghiệm khách hàng; Tối ưu quy trình, công nghệ hóa; Phân tích và quản lý dữ liệu”. |
Ông Võ Trí Thành cũng cho rằng, chưa khi nào Việt Nam có khát vọng phát triển gắn với Cách mạng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số như hiện nay. Đặc biệt, không chỉ Chính phủ mà bản thân cộng đồng doanh nghiệp cũng dần thay đổi cách nhìn nhận về chuyển đổi số. Ông cũng cho biết, tại một hội thảo diễn ra 3 năm trước, khảo sát 300 doanh nghiệp thì có tới 70% doanh nghiệp không tin vào Cách mạng công nghệ 4.0, nhưng tại một khảo sát doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) diễn ra vào năm 2020, có tới 30% doanh nghiệp đã có đầu tư công nghệ, máy móc để chuyển đổi cách thức vận hành, sản xuất, kinh doanh. Điều đó cho thấy, chuyển đổi số không chỉ là nhu cầu của Chính phủ, mà còn là nhu cầu tất yếu của cộng đồng doanh nghiệp.
Ông Lê Đức Anh - Giám đốc Trung tâm Tin học và công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kỹ thuật số Bộ Công Thương) cho rằng: Những năm gần đây, kỹ thuật số có sự gia tăng liên tục, trong đó có năm tăng đến 30%. Riêng năm 2020, dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu, chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, ảnh hưởng đến nhập khẩu, khiến người bán không có hàng bán, nhưng thị trường thương mại điện tử vẫn tăng 18%. Đặc biệt, tài khoản cá nhân và doanh nghiệp tham gia thị trường thương mại điện tử cũng gia tăng không ngừng.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, chuyển đổi số và thương mại điện tử sẽ là yêu cầu tất yếu của các doanh nghiệp và sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới, tạo xung lực mới cho tăng trưởng kinh tế. Theo đó, việc doanh nghiệp sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng từ bỏ các mô hình kinh doanh truyền thống để thiết lập mô hình kinh doanh mới, sáng tạo lại các chuỗi cung ứng và quy trình ra quyết định, loại bỏ những công đoạn trung gian, rườm rà, hình thức là bắt buộc sống còn để từ đó tận dụng được cơ hội từ các hiệp định thương mại, thúc đẩy xuất khẩu./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết
Mang Tết ấm đến với đoàn viên, người lao động
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu
Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật
Lãnh đạo Mặt trận Hà Nội thăm, tặng quà Tết Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tặng quà Tết cho đối tượng chính sách, người lao động huyện Mê Linh
Thăm, tặng quà cho các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: Chuẩn bị đủ nguồn hàng phục vụ người dân mua sắm Tết
Thị trường 14/01/2025 16:24
Tỷ giá USD hôm nay (14/1): Đồng USD tăng giá
Thị trường 14/01/2025 06:30
Giá vàng hôm nay (14/1): Đồng loạt giảm
Thị trường 14/01/2025 06:28
Dự báo giá vàng hôm nay 13/1 sẽ còn biến động
Thị trường 13/01/2025 11:13
Giá xăng dầu hôm nay (13/1): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Thị trường 13/01/2025 08:10
Tỷ giá USD hôm nay (13/1): Giá thị trường tự do giảm nhẹ
Thị trường 13/01/2025 08:03
Lan hồ điệp tràn ngập phố phường ngày giáp Tết, có chậu gần 4 tỷ
Thị trường 12/01/2025 22:32
Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, giá vé máy bay tăng đột biến
Thị trường 12/01/2025 14:59
Tỷ giá USD hôm nay (12/1): Đồng USD vẫn tiếp tục tăng
Thị trường 12/01/2025 06:36
Giá vàng hôm nay (12/1): Vẫn không ngừng tăng
Thị trường 12/01/2025 06:31