Chuyển dịch năng lượng hướng đến phát triển bền vững

(LĐTĐ) Nhằm đưa ra các giải pháp phát triển đồng bộ, hợp lý, đa dạng hóa các loại hình năng lượng, đồng thời đưa ra các giải pháp hữu ích về sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng… sáng 13/10, Bộ Công Thương đã phối hợp với Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam tổ chức diễn đàn “Chuyển dịch năng lượng của Việt Nam hướng đến phát triển bền vững”.
Đà Nẵng lượng mua hàng hóa tăng mạnh sau thông tin Thành phố giãn cách xã hội Vì sao Công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Việt Nam Toàn Cầu chưa trả lại hàng chục tỷ đồng đặt cọc? EVN Hà Nội nỗ lực đảm bảo tiến độ các dự án trong điều kiện vừa phòng dịch, vừa thi công

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, Việt Nam được đánh giá là 1 trong 6 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi biến đổi khí hậu theo báo cáo về chỉ số rủi ro khó hậu toàn cầu năm 2020. Trong những năm qua, Việt Nam đã luôn tích cực trong thực hiện các cam kết của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và tích cực tham gia Thỏa thuận chung Paris trong khuôn khổ Công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21).

Chuyển dịch năng lượng hướng đến phát triển bền vững
Diễn đàn Chuyển dịch năng lượng của Việt Nam hướng đến phát triển bền vững được tổ chức sáng 13/10

Trong đó, một trong những yêu cầu quan trọng Việt Nam cần thực hiện khi tham gia là thúc đẩy chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ để giảm phát thải khí nhà kính, các quyết định đầu tư và chính sách phải được thực hiện để khử carbon trong lĩnh vực năng lượng. Bên cạnh đó, việc thực hiện các FTA thế hệ mới cũng đặt ra các yêu cầu phải thúc đẩy chuyển dịch năng lượng.

Nhận thức được vấn đề quan trọng này, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm phát triển ngành năng lượng Việt Nam bền vững. Trong đó phải kể đến Nghị quyết 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đã đề ra quan điểm chỉ đạo và mục tiêu cụ thể để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng bền vững như: “Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia một cách nhanh và bền vững, đi trước một bước gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, điện khí; có lộ trình giảm tỉ trọng điện than một cách hợp lý; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả..” với mục tiêu chủ yếu như: Giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030 lên mức 20% vào năm 2045; tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% vào năm 2030; 25-30% vào năm 2045; tỉ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045…

Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiển cũng cho biết, theo tinh thần của Nghị quyết 55, Chính phủ lãnh đạo xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia và các chiến lược phát triển các phân ngành năng lượng, Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia phù hợp với tinh thần của Nghị quyết. Sắp tới Quốc hội sẽ sửa đổi Luật Dầu khí và hoàn thiện các luật chuyên ngành về điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các luật khác liên quan đến ngành năng lượng để làm cơ sở thực hiện hiệu quả hơn cơ chế thị trường; nghiên cứu, thực hiện luật hoá việc điều hành giá điện và một số ưu đãi cho dự án được khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực năng lượng...

Tại buổi tọa đàm các chuyên gia cũng nhấn mạnh: Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, phát triển xanh và bền vững. Mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia còn nhiều thách thức; nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, mức nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn. Do đó, chuyển dịch năng lượng không chỉ là vấn đề của nội bộ ngành năng lượng, mà quan trọng là chuyển đổi nền kinh tế từ mô hình thâm dụng nhiều năng lượng sang mô hình sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tránh tình trạng tăng lương không theo kịp lạm phát

Tránh tình trạng tăng lương không theo kịp lạm phát

(LĐTĐ) Ban Dân nguyện kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có giải pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả... tránh tình trạng mức điều chỉnh tăng lương không theo kịp lạm phát.
Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

(LĐTĐ) Cùng với Mã Pì Lèng hiểm trở, sông Nho Quế đã trở thành huyền thoại, đi vào thơ ca và là một trong những biểu tượng của Hà Giang. Đến với Hà Giang vào những ngày tháng 3, thấy nơi đây dường như không có Hạ, Thu, Đông, chỉ có mùa Xuân luôn hiện hữu trong màu xanh của sông, của núi.
Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

(LĐTĐ) Theo Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Xuân Văn, Tòa án đã triệu tập 6.630 nhà đầu tư được xác định là người bị hại trong vụ án. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có gần 1.000 bị hại có mặt tại Tòa.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập và chỉ đạo tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gia Lâm.
Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

(LĐTĐ) Trong khi nhiều ngành hồ hởi bởi được bỏ ra khỏi danh sách phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), thì ngành phân bón lại trông chờ được áp loại thuế này. Thực tế khi áp dụng Luật Thuế số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật Thuế 71) từ ngày 1/1/2015 để giảm gánh nặng giá phân bón cho nông dân, mục đích không những không đạt được mà còn gây tác dụng ngược khi giá thành phân bón bị tăng thêm 5 - 8%.
Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

(LĐTĐ) Theo Cục hàng không Việt Nam, khi đưa vào khai thác giai đoạn 1 năm 2026, với công suất 25 triệu hành khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm, sân bay quốc tế Long Thành cần hơn 13.700 người để vận hành. Công tác chuẩn bị nguồn nhân lực để vận hành “siêu dự án” này đang là yêu cầu gấp rút.
Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác Bảo hiểm xã hội quận Tây Hồ có sự chuyển biến tích cực, các chính sách Bảo hiểm y tế ngày càng đi vào đời sống nhân dân, năm 2023, tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 94,3%.

Tin khác

Cảnh báo dông, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ tại nội thành Hà Nội

Cảnh báo dông, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ tại nội thành Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia phát ra thông tin cảnh báo về dông, tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ trên phạm vi nội thành Hà Nội.
Đêm nay (18/3): Gió mùa tràn về, Bắc bộ trời trở rét

Đêm nay (18/3): Gió mùa tràn về, Bắc bộ trời trở rét

(LĐTĐ) Khoảng đêm 18/3, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc bộ.
Dự báo thời tiết ngày 17/3: Hà Nội nhiều mây, có mưa nhỏ và sương mù

Dự báo thời tiết ngày 17/3: Hà Nội nhiều mây, có mưa nhỏ và sương mù

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết Hà Nội ngày 17/3, nhiều mây, có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Gió đông nam cấp 2 - 3. Đêm và sáng trời lạnh.
Dự báo thời tiết ngày 16/3: Hà Nội tiếp tục có sương mù và mưa phùn

Dự báo thời tiết ngày 16/3: Hà Nội tiếp tục có sương mù và mưa phùn

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày 16/3, khu vực Hà Nội tiếp tục có sương mù và mưa phùn.
Xử lý triệt để vi phạm, tạo chuyển biến tích cực về trật tự văn minh đô thị

Xử lý triệt để vi phạm, tạo chuyển biến tích cực về trật tự văn minh đô thị

(LĐTĐ) Thời gian qua, lực lượng chức năng phường Yên Phụ (quận Tây Hồ) đã triển khai nhiều đợt ra quân kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.
Sau nồm ẩm, mưa phùn, Bắc Bộ tiếp tục đón đợt không khí lạnh mới

Sau nồm ẩm, mưa phùn, Bắc Bộ tiếp tục đón đợt không khí lạnh mới

(LĐTĐ) Từ nay đến khi có đợt không khí lạnh mới, Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ vẫn tiếp tục kéo dài tình trạng nồm ẩm, mưa phùn, sương mù về đêm và sáng; trưa chiều có thể tạnh mưa, nhiệt độ chênh lệch khá lớn trong ngày...
Làm thế nào để chống nồm ẩm?

Làm thế nào để chống nồm ẩm?

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội đang trải qua những ngày thời tiết vô cùng khó chịu khi mưa phùn, nồm ẩm kéo dài. Theo dự báo, thời tiết nồm ẩm còn tiếp tục trong những ngày tới. Vậy làm thế nào để chống nồm ẩm?
Dự báo thời tiết ngày 15/3: Hà Nội tiếp tục có mưa nhỏ và sương mù

Dự báo thời tiết ngày 15/3: Hà Nội tiếp tục có mưa nhỏ và sương mù

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn), dự báo thời tiết ngày 15/3, khu vực Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù.
Khu đô thị Thanh Hà sẽ có đơn vị cung cấp nước sạch mới từ ngày 25/3

Khu đô thị Thanh Hà sẽ có đơn vị cung cấp nước sạch mới từ ngày 25/3

(LĐTĐ) Sau thời gian dài phản ánh về vấn đề nước sạch, từ ngày 25/3, hàng chục nghìn cư dân tại Khu đô thị Thanh Hà (huyện Thanh Oai, Hà Nội) sẽ được cấp nước từ Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông.
Sương mù và nồm ẩm ở miền Bắc sẽ kéo dài trong những ngày tới

Sương mù và nồm ẩm ở miền Bắc sẽ kéo dài trong những ngày tới

(LĐTĐ) Từ hôm nay (14/3) đến 21/3, khu vực Đông Bắc Bộ duy trì hình thái thời tiết đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, đêm và sáng trời lạnh, hiện tượng nồm ẩm quay trở lại.
Xem thêm
Phiên bản di động