Chung tay xử lý, ngăn chặn lừa đảo trực tuyến

Thời gian qua, các hình thức lừa đảo trực tuyến liên tục gia tăng, trong đó nổi lên là lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo tài chính… Để bảo vệ người dân, cộng đồng trước vấn nạn lừa đảo trực tuyến, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách hàng, người dân, một số biện pháp đã bước đầu mang lại hiệu quả nhất định.
Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến Có thể thoát bẫy lừa đảo trực tuyến bằng cách nào? Bạn có biết những mẹo hữu ích để tránh bị lừa đảo trực tuyến

Lừa đảo trực tuyến ngày càng phức tạp, thủ đoạn tinh vi

Việt Nam hiện có hơn 100 triệu dân, với hơn 70 triệu người sử dụng Internet. Trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số như hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ về công nghệ thông tin, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại (như tương tác qua mạng xã hội, các ứng dụng nhắn tin OTT...) để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.

Chung tay xử lý, ngăn chặn lừa đảo trực tuyến
Bộ Thông tin và Truyền thông phát động “Chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng”

Tính riêng trong năm 2022, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, cụ thể như: Giả mạo thương hiệu; Chiếm đoạt tài khoản; Các hình thức kết hợp: Sử dụng số điện thoại (trong nước, nước ngoài, đầu số lạ….) giả danh cơ quan chức năng, công an, nhà mạng viễn thông … để tiến hành gọi điện thoại cho nạn nhân thông báo vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển khoản; Sử dụng số điện thoại đầu số lạ gọi điện cho nạn nhân, khi bắt máy nạn nhân sẽ bị trừ tiền trong tài khoản mà không hề hay biết; Giả mạo trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, nước ngoài để lừa nạn nhân làm cộng tác viên…

Theo ghi nhận từ cổng Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, năm 2022 đã ghi nhận hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến, với 2 loại hình lừa đảo chính: Lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân (chiếm 24.4%) và lừa đảo tài chính (chiếm 75,6%). Việc lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân cũng là bước đệm để tiếp nối cho việc lên kịch bản thực hiện lừa đảo tài chính.

Để thực hiện các cuộc lừa đảo trực tuyến, đối tượng lừa đảo đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, đều đánh chung vào tâm lý nhẹ dạ cả tin, thiếu sự tiếp cận thông tin, thiếu việc làm hoặc thu nhập thấp, đánh vào lòng tham ẩn sâu trong mỗi con người. Mục tiêu cuối cùng của các đối tượng đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong số các cuộc lừa đảo trực tuyến, giả mạo thương hiệu chiếm 72.6% (giả mạo SMS, website, số điện thoại của cơ quan chức năng, ngân hàng, công ty tài chính,…); Chiếm đoạt tài khoản online (Facebook, Zalo,..): chiếm 11.4%; các hình thức khác (việc làm online, lừa đảo tình cảm, app cho vay...) chiếm 16%.

Tăng cường các biện pháp ngăn chặn, xử lý

Trong thời gian qua, để bảo vệ người dân, cộng đồng trước vấn nạn lừa đảo trực tuyến, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách hàng, người dân, một số biện pháp đã bước đầu mang lại hiệu quả nhất định.

Cụ thể: Phát triển trang thông tin, xử lý tin nhắn SMS rác, lừa đảo; Phát triển trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam để người dân có thể phản ánh các vấn để gặp phải về an toàn thông tin; Cung cấp bộ công cụ nhận diện lừa đảo trực tuyến, kiến thức kỹ năng phòng, chống lừa đảo; Công bố danh sách đen các trang vi phạm, tài khoản ngân hàng lừa đảo thông qua Cổng thông tin của hệ sinh thái tín nhiệm mạng; Kiểm tra, gán nhãn tín nhiệm cho hơn 3.252 website chính thống.

Để bảo đảm an toàn cho người dùng trên không gian mạng Việt Nam, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai các chiến dịch phòng, chống mã độc, làm sạch không gian mạng định kỳ hàng năm trên toàn quốc.

Năm 2022 “Chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng”, được Bộ Thông tin và Truyền thông phát động, đã được triển khai đồng bộ trên toàn quốc, với các phần mềm phòng, chống mã độc đã được cập nhật, cho phép sử dụng miễn phí trên Cổng thông tin không gian mạng quốc gia tại địa chỉ khonggianmang.vn/chiendichmadoc2022.

Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã xử lý 76 website phát tán mã độc, đồng thời chặn kết nối đến 915 địa chỉ máy chủ điều khiển các mạng botnet tại Việt Nam.

Các cơ quan chức năng cũng ngăn chặn, xử lý hơn 2.620 trang web lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật (hơn 1.460 trang lừa đảo trực tuyến) và bảo vệ hơn 4,7 triệu người dân (tương ứng 6,7% người dùng Internet Việt Nam) trước các tấn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Tháng 11/2022, Liên minh tuyên truyền về nâng cao nhận thức, kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng được thành lập với sự tham gia của Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viettel, MobiFone, TikTok, Cốc Cốc, BKAV, CMC và VNG, qua đó giúp nâng cao kiến thức, phổ biến kỹ năng giúp người dân chủ động đối phó với nguy cơ tiềm ẩn trên không gian mạng, mang lại môi trường văn minh, tích cực hơn.

Trước tình trạng cuộc gọi rác trên mạng viễn thông diễn ra phức tạp, có chiều hướng tăng lên, để hạn chế các cuộc gọi rác, thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng hành lang pháp lý, quản lý chặt vấn đề tin nhắn rác. Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang cùng doanh nghiệp và các cơ quan liên quan và các nhà mạng tăng cường giải pháp quản lý thông tin thuê bao di động, dừng phát hành thuê bao mới trên kênh phân phối, xử lý thuê bao “ảo”, thu hồi sim rác kích hoạt sẵn…

Từ năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai đầu số 5656 tiếp nhận tin nhắn phản ánh các tin nhắn rác, cuộc gọi rác theo quy định tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP.

Cuối tháng 8/2022, các nhà mạng gồm Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile, Local, Itel và Gmobile đã cùng ký thoả thuận cam kết thực hiện kế hoạch ngăn chặn và xử lý cuộc gọi rác.

9 tháng đầu năm 2022, tổng đài 5656 tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua tin nhắn của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin quản lý, vận hành) đã tiếp nhận 202.949 lượt phản ánh.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc phản ánh, từ ngày 1/11/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai thí điểm đầu số 156 tiếp nhận phản ánh về cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo qua hình thức thoại và tin nhắn.

Bên cạnh các biện pháp, hoạt động do cơ quan chức năng triển khai, các doanh nghiệp cũng triển khai nhiều hoạt động. Tiêu biểu như: Công ty TNHH Cốc Cốc triển khai chiến dịch khiên xanh để người dùng trình duyệt phản ánh, báo cáo; Ngân hàng, chứng khoán, ví điện tử, các tổ chức tài chính triển khai các thông báo cho khách hàng qua Email, SMS, liên tục thông báo các nguy cơ lừa đảo trực tuyến liên quan tới tổ chức cho cơ quan chức năng.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, thực hiện nghiêm túc, triệt để các yêu cầu ngăn chặn, xử lý các trang lừa đảo của Bộ Thông tin và Truyền thông; Tổ chức xã hội Chống lừa đảo với cộng đồng lớn và tích hợp được nhiều nền tảng như trình duyệt, mạng xã hội...

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Xây dựng môi trường văn hóa, kết nối và sẻ chia

Xây dựng môi trường văn hóa, kết nối và sẻ chia

Những nỗ lực xây dựng môi trường văn hóa của Công đoàn và tập thể Trường THCS Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã được ghi nhận khi nhà trường nhận danh hiệu "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" năm 2024 do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội trao tặng.
Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/4, tại vườn hoa Phùng Khắc Khoan, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, với sự tham gia của khoảng 1.000 người và gồm nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Chú trọng nâng cao sức khỏe cho người lao động

Chú trọng nâng cao sức khỏe cho người lao động

Xác định người lao động là tài sản quý giá của doanh nghiệp và chăm lo sức khỏe cho người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Công đoàn Công ty TNHH Cao su INOUE Việt Nam (thuộc Liên đoàn Lao động huyện Mê Linh) đã thành lập Câu lạc bộ thể thao với sự tham gia của lãnh đạo và đông đảo công nhân lao động trong Công ty; đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động thể thao thiết thực tại Công ty.
Công đoàn sát cánh cùng người lao động

Công đoàn sát cánh cùng người lao động

Những tháng đầu năm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã cho thấy sự chủ động, linh hoạt trong cách tiếp cận người lao động (NLĐ) và tổ chức Công đoàn cơ sở (CĐCS). Những hoạt động được triển khai không chỉ dừng lại ở tên gọi hay phong trào, mà đã thực sự quan tâm tới nhu cầu, tâm tư và đời sống của đoàn viên, CNVCLĐ trong toàn huyện.
Khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn trong kỷ nguyên mới

Khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn trong kỷ nguyên mới

Bước sang năm 2025, Công đoàn Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển (Trực thuộc LĐLĐ huyện Thanh Trì) đặt mục tiêu xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) có bản lĩnh và đi đầu trong các hoạt động vì người lao động (NLĐ).
Đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha lên tầm cao mới

Đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha lên tầm cao mới

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8 - 10/4/2025. Ngày 9/4, sau Lễ đón chính thức trọng thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Pedro Sánchez tại trụ sở Chính phủ.

Tin khác

Lành mạnh hóa quảng cáo trên mạng xã hội

Lành mạnh hóa quảng cáo trên mạng xã hội

Quảng cáo trên mạng xã hội, đặc biệt đối với nghệ sĩ nổi tiếng, các KOLs tới đây sẽ bị siết chặt. Mục tiêu chính là làm lành mạnh hóa không gian mạng vốn đang lên ngôi như hiện nay.
Tạm giữ hình sự nhiều đối tượng liên quan vụ cô gái tử vong ở Quốc Oai

Tạm giữ hình sự nhiều đối tượng liên quan vụ cô gái tử vong ở Quốc Oai

Công an thành phố Hà Nội đang tạm giữ hình sự một số đối tượng trong vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra tại một chung cư trên địa bàn xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai (Hà Nội). Vụ việc khiến một phụ nữ tử vong, nhiều người khác bị thương.
Ngăn chặn từ sớm thanh thiếu niên vi phạm luật giao thông

Ngăn chặn từ sớm thanh thiếu niên vi phạm luật giao thông

Thời gian gần đây, hiện tượng thanh thiếu niên lạng lách đánh võng, gây mất trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đang có chiều hướng gia tăng, nhất là vào các dịp cuối tuần, nghỉ lễ. Dư luận đang lo lắng về vấn đề này, đòi hỏi cơ quan chức năng tăng cường lực lượng xử lý nghiêm các vi phạm nhằm nâng cao ý thức chấp hành an toàn giao thông của thanh thiếu niên.
Bắt giữ nhóm giả danh 141 mang theo dùi cui điện vụt người vi phạm

Bắt giữ nhóm giả danh 141 mang theo dùi cui điện vụt người vi phạm

Mỗi tuần, nhóm tụ tập 1-2 lần, đeo băng đỏ, mang theo gậy, dùi cui điện di chuyển qua các tuyến phố để dừng xe, kiểm tra người vi phạm từ 23h đến 1h sáng. Nếu thấy người vi phạm bỏ chạy, các đối tượng sẽ đuổi theo, cầm gậy vụt người vi phạm...
Người mẹ ở Quảng Nam sát hại con để trục lợi bảo hiểm đối mặt án phạt nào?

Người mẹ ở Quảng Nam sát hại con để trục lợi bảo hiểm đối mặt án phạt nào?

Cơ quan Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam Tô Thị Ty Na về hành vi giết người. Hành vi sát hại con ruột nhằm trục lợi bảo hiểm của đối tượng Na đã gây phẫn nộ trong dư luận. Nhiều người cho rằng, người phụ nữ mất nhân tính này phải bị pháp luật xử lý ở mức án cao nhất...
Xác định hoa hậu Thùy Tiên có liên quan đến vụ án Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục

Xác định hoa hậu Thùy Tiên có liên quan đến vụ án Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục

Liên quan đến vụ án Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục quảng bá, giới thiệu kẹo rau củ Kera sai sự thật. Tài liệu điều tra đến nay xác định, hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên có liên quan đến vụ án. Cơ quan Công an sẽ tích cực điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định.
Sẽ tăng chế tài xử phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Sẽ tăng chế tài xử phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 6/4, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình làm rõ các chế tài xử lý nghiêm những người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật thời gian qua.
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Khởi tố, bắt tạm giam người mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm

Khởi tố, bắt tạm giam người mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm

Tối 5/4, Công an tỉnh Quảng Nam đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam người mẹ ở thị trấn Hà Lam về hành vi giết con để trục lợi bảo hiểm nhân thọ.
Công an tìm người đã mua kẹo Kera của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục

Công an tìm người đã mua kẹo Kera của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục

Cơ quan điều tra đang tiến hành điều tra mở rộng vụ án liên quan đến Công ty Asia Life và Công ty Chị Em Rọt; trong đó có Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs). Các cá nhân, tổ chức mua 135.325 hộp kẹo Kera khẩn trương liên hệ với Cơ quan cảnh sát điều tra để được hướng dẫn giải quyết theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động