Chung tay tạo lập đô thị văn minh
Bày bán bảo hiểm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường | |
Vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường vẫn diễn ra tràn lan | |
Cần xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm vỉa hè để buôn bán |
Hàng quán lấn chiếm vỉa hè tại phố Đội Cấn. |
Nhan nhản vi phạm
Theo khảo sát của phóng viên báo Lao động Thủ đô vào giờ tan tầm từ 17h đến 19h30, dọc các tuyến phố trên địa bàn quận Hai Bà Trưng như Đại Cồ Việt, Đoàn Trần Nghiệp, Bà Triệu... nhan nhản hàng quán lấn chiếm vỉa hè để bán hàng ăn uống. Tại quận Long Biên, khu vực quanh phố Ngọc Lâm, phố Nguyễn Văn Cừ, chợ Ô Cách... hàng quán lấn chiếm vỉa hè để bán hàng ăn uống, ô tô dừng đỗ dưới lòng đường gây cản trở giao thông.
Trong khi đó, tại quận Hà Đông, vỉa hè ở nhiều tuyến đường thuộc các khu đô thị mới như: Văn Khê, Văn Quán, Xa La, Mỗ Lao... cũng là nơi họp chợ “cóc”, quán trà đá, nước mía, cửa hàng bia hơi. Đáng nói, khách ngồi uống bia, trà đá trên vỉa hè ở những nơi này rất đông, nói cười huyên náo gây ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Tại quận Đống Đa, trước sự ra quân tuyên truyền, xử lý liên tục, vi phạm lấn chiếm vỉa hè giảm nhiều.
Tuy nhiên, tại một số tuyến phố như: Hồ Đắc Di (từ số nhà 11 đến 81) hàng rong, hàng thịt xiên nướng tràn lan khói bay mù mịt, số 160 Tôn Đức Thắng hàng trà đá, giải khát bày bán ngang nhiên trên vỉa hè, khu vực hồ Hoàng Cầu bày bán sách công khai...
Trao đổi với phóng viên, đại diện các địa phương đều thừa nhận thực tế và nêu nhiều vướng mắc. Trong đó, do ý thức của người dân còn kém, cố tình vi phạm trong khi nhiều địa phương chưa kiên quyết xử lý. Đơn cử, dọc đường Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm), thường xuyên có nhiều hộ lấn chiếm vỉa hè để bán hàng. Khi lực lượng chức năng đến kiểm tra thì họ dọn vào nhà, nhưng khi lực lượng chức năng đi khỏi, họ lại tái phạm.
Còn theo Phòng Quản lý đô thị quận Đống Đa, hàng ngày, 21 tổ công tác của quận đều ra quân kiểm tra, xử phạt vi phạm, thiết lập lại trật tự, văn minh đô thị trên địa bàn. Đặc biệt, quận sử dụng ứng dụng Zalo để cập nhật thông tin và lãnh đạo quận sẽ chỉ đạo xử lý ngay khi có vi phạm xảy ra...Tuy nhiên, do lực lượng các phường còn mỏng cộng thêm sự thiếu ý thức của người dân nên tình trạng lấn chiếm vỉa hè kinh doanh vẫn diễn ra tràn lan.
Bên cạnh việc gây mất trật tự an toàn giao thông, các quán ăn vỉa hè còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo ghi nhận của chúng tôi, vào khoảng 19h30 ngày 30/6, tại một cửa hàng bán nem lụi, bánh xèo trên vỉa hè đường Đội Cấn người bán vẫn miệt mài bán, người ăn vẫn mệt mài ăn bất chấp cạnh đấy là một bãi tập kết rác đang bốc mùi xú uế nồng nặc.
Chị Nguyễn Thu Hương, người dân sống tại phố Đội Cấn, chia sẻ: “Do quán nem lụi này khá ngon, không gian vỉa hè thoáng đãng nên vào buổi tối có khá nhiều người tìm đến đây thưởng thức. Dù biết quán nằm ngay cạnh nơi tập kết rác và có phần mất vệ sinh nhưng có vẻ mọi người không mấy quan tâm tới vấn đề này”.
Tương tự, tại một quán lòng trên đường Phùng Hưng, bên cạnh cách thực khách đang vui vẻ ăn uống là hình ảnh một nhân viên cửa hàng đang dùng tay trần để rửa lòng trong một chiếc chậu cáu bẩn ngay cạnh vỉa hè, xung quanh vương vãi các loại túi bóng, rác thải. Những hình ảnh có phần mất vệ sinh này cũng xuất hiện tại nhiều hàng quán trên dọc các tuyến phố Hàng Gà, Ngọc Hà, Hàng Đậu…
Có thể thấy, các quán hàng vỉa hè không có tủ bảo quản, thức ăn được bày gần cống rãnh..., nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay càng khiến đồ ăn, thức uống nhanh bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt, các quán ăn vỉa hè có nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm, trong khi các món đồ nướng như: Chân gà, nội tạng... đòi hỏi phải sơ chế thật sạch, nếu làm qua loa, những loại ký sinh trùng và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể, gây nhiều bệnh nguy hiểm.
Xử lý triệt để những vi phạm
Việc người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để tận dụng kinh doanh dịch vụ ăn uống ở Hà Nội không phải là vấn đề mới. Tình trạng này đã diễn ra từ nhiều năm nay. Nguyên nhân là do sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương cũng như những lực lượng chức năng. Hàng quán lấn chiếm vỉa hè khiến Thủ đô Hà Nội mất đi vẻ đẹp vốn có từ xưa, đặc biệt là ở những quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa… Hệ lụy từ việc kinh doanh trên vỉa hè lòng đường là: Đô thị nhếch nhác, mất trật tự an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhân viên vô tư chế biến lòng ngay tại vỉa hè phố Phùng Hưng. |
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng đường phải mang tính bài bản, có hệ thống hơn nữa. Về vĩ mô, cần tổ chức, tuân thủ nghiêm các quy hoạch về xây dựng, giao thông, hoàn thiện hạ tầng đô thị… nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân. Để làm được điều đó cần sự vào cuộc mạnh mẽ, thống nhất của các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền cũng như kiên quyết, kiên trì xử lý vi phạm. Lãnh đạo các địa phương, các cơ quan chức năng phải tăng trách nhiệm, sâu sát tình hình để có những biện pháp quyết liệt hơn.
Bên cạnh đó là sự vào cuộc đồng bộ để đạt hiệu quả cao, tránh trường hợp dẹp chỗ này lại phát sinh ở chỗ khác. Để tạo được sự bền vững trong quản lý trật tự đô thị, trật tự công cộng, phải lan tỏa được quy định của pháp luật đến từng khu dân cư, từng hộ gia đình. Trong đó, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc trên tinh thần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm. Trong xử lý vi phạm, yêu cầu đặt ra là phải mềm dẻo nhưng cương quyết, kiên trì, không bỏ sót vi phạm, không có ngoại lệ…
Được biết, thời gian tới, các cơ quan chức năng của thành phố sẽ mở các đợt cao điểm tập trung bảo đảm trật tự an toàn xã hội, trật tự công cộng. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 28/4/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội “Về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới”, nhằm xử lý triệt để các hành vi lấn chiếm lòng đường, hè phố để kinh doanh buôn bán... Từ đó, tạo lập và nền nếp hóa các thói quen, hành vi văn minh đô thị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng
Trật tự đô thị 29/10/2024 17:59
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác
Trật tự đô thị 29/10/2024 09:09
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện
Trật tự đô thị 26/10/2024 10:04
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị
Trật tự đô thị 24/10/2024 13:06
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 15/10/2024 08:20
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 14/10/2024 12:46
Nỗ lực vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 13/10/2024 22:13