Chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cơ sở
“Điểm sáng” trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Để ứng phó với vấn đề già hóa dân số, thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND về việc triển khai thực hiện “Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, trong đó triển khai đồng bộ các chính sách quy định về người cao tuổi của nhà nước và chính phủ trên toàn Thành phố.
Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Trạm y tế xã Việt Long, huyện Sóc Sơn (Ảnh: Xuân Lộc) |
Theo Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch số 93/KH-UBND của Thành phố về chăm sóc người cao tuổi hiện nay, Hà Nội có “điểm sáng” là chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cơ sở. Điều này thể hiện ở hai hoạt động mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng.
Đây là mô hình thúc đẩy, tăng cường trách nhiệm của cấp ủy và chính quyền cơ sở, sự tham gia của các ban ngành đoàn thể từ xã tới thôn trong vấn đề chăm sóc người cao tuổi nói chung và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói riêng. Chính sự vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở, các thôn làng tổ dân phố mới đảm bảo tính bền vững của mô hình này.
Các mô hình đã tăng cường cung ứng thăm khám sức khỏe người cao tuổi tại xã, phường, thị trấn qua đó nâng cao tỉ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ hàng năm trên địa bàn Thành phố. Đây cũng là hoạt động nhận được sự nhiệt tình tham gia hưởng ứng của Hội người cao tuổi cấp xã và chi hội người cao tuổi ở các thôn, làng, tổ dân phố.
Đồng thời sự vào cuộc của lãnh đạo các cấp ủy chính quyền, ban ngành đoàn thể trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn Hà Nội từ 2018 đến nay có sự chuyển biến rất rõ nét. Hằng năm 30 quận, huyện, 579 xã, phường đều có kế hoạch để triển khai Kế hoạch số 93/KH-UBND của Thành phố.
Đánh giá về sự vào cuộc của các cấp, ban, ngành đoàn thể tại địa phương trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi thời gian qua, Tiến sĩ Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình Hà Nội cho biết: "Các hoạt động chăm sóc người cao tuổi nói chung và chăm sóc sức khỏe nói riêng cho người cao tuổi được các ban ngành đoàn thể các cấp quan tâm phối hợp triển khai thực hiện như ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, hội người cao tuổi các cấp. Hàng năm các cấp quận huyện, xã phường của Thành phố đều có kinh phí hỗ trợ triển khai thực hiện các hoạt động này. Nhiều quận, huyện duy trì đều đặn hàng năm như: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm… Cấp xã, phường tập trung quan tâm đến việc động viên chăm sóc người cao tuổi vào các dịp ngày người cao tuổi Việt Nam, ngày Quốc tế người cao tuổi hoặc các dịp lễ tết.
Hằng năm, hệ thống trung tâm y tế các quận, huyện đều xây dựng kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi, lập hồ sơ quản lý bệnh không lây nhiễm ở tuyến cơ sở trong đó có người cao tuổi và tổ chức triển khai hoàn thành chỉ tiêu khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người cao tuổi. Đây là hoạt động quan trọng và đều hoàn thành tốt. Chính vì vậy, hiện nay người cao tuổi đi khám sức khỏe định kỳ đạt 84%".
Mở rộng hoạt động của các mô hình chăm sóc sức khỏe
Bên cạnh chăm sóc sức khỏe thể chất thì việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi cũng rất quan trọng. Thời gian qua, Hà Nội lựa chọn mô hình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng là hoạt động trọng tâm trong hoạt động chăm sóc người cao tuổi. Hằng năm Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình và các quận, huyện tập trung triển khai khoảng 100 mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng.
Quận Đống Đa chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi (ảnh minh hoạ) |
Thông qua các mô hình, triển khai việc tuyên truyền vận động tư vấn phổ biến kiến thức cho người cao tuổi, khám sức khỏe cho người cao tuổi, đặc biệt là hỗ trợ việc thành lập, duy trì các câu lạc bộ về văn hóa, thể dục, thể thao, dưỡng sinh cho người cao tuổi. Trong năm 2020 qua sơ kết đánh giá ở các mô hình này có khoảng trên 700 câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ, thể dục, thể thao, dưỡng sinh, thơ ca… của người cao tuổi ở cộng đồng được hỗ trợ hoạt động. Từ nay đến năm 2025 Hà Nội phấn đấu 100% xã phường thị trấn được triển khai mô hình này.
Tuy nhiên, bên cạnh đó quá trình triển khai công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở cơ sở vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc như: Hiện tại còn một số ít cấp chính quyền cơ sở chưa quan tâm thường xuyên đến công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thể hiện bằng việc chủ yếu tập trung vào những dịp như ngày Người cao tuổi Việt Nam hay Quốc tế Người cao tuổi. Kinh phí cho hoạt động chăm sóc người cao tuổi ở tại cơ sở còn ít, còn khó khăn nhất là trong bối cảnh phòng, chống Covid-19 hiện nay. Đặc biệt, hệ thống y tế cơ sở phải xây dựng lộ trình tự chủ. Trong khi đầu tư từ ngân sách thì có mức độ. Ngoài ra, số người cao tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp còn ít (theo quy định đủ 80 tuổi trở lên).
Từ những tồn tại nêu trên, thời gian tới nhằm đem lại hiệu quả hơn cho công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên cả nước, góp phần thích ứng với quá trình già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng, Tiến sĩ Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình Hà Nội cho biết cần mở rộng hoạt động của các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
“Tôi mong muốn Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quan tâm hạ tuổi người không có lương hưu được hưởng trợ cấp. Cùng đó cần mở rộng hoạt động của các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Để đảm bảo hiệu quả chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn Thành phố nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung, các cấp chính quyền nhất là cấp cơ sở cần tiếp tục triển khai có hiệu quả luật người cao tuổi, chương trình hành động về người cao tuổi của Chính phủ. Ngành Y tế cần tăng cường đầu tư nguồn lực nâng cao hiệu quả của kinh tế cơ sở nhằm phục vụ tốt hơn chăm sóc cho người cao tuổi”, Chi cục trưởng Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình Hà Nội cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52