Chủ tịch Tôn Đức Thắng: Câu chuyện về thế trận lòng dân

(LĐTĐ) Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, tháng 9/1969, đồng chí Tôn Đức Thắng được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao trọng trách là Chủ tịch Nước. Cùng với Trung ương Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã tham gia lãnh đạo toàn quân, toàn dân thực hiện di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. 
chu tich ton duc thang cau chuyen ve the tran long dan Tự hào về lãnh tụ tiên phong của công nhân và Công đoàn Việt Nam
chu tich ton duc thang cau chuyen ve the tran long dan Chủ tịch Tôn Đức Thắng: Chiến sĩ tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam
chu tich ton duc thang cau chuyen ve the tran long dan Nhiều hoạt động tri ân trên quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Vị Chủ tịch gần dân, sát dân và vì dân

Đồng chí Tôn Đức Thắng còn có bí danh Thoại Sơn, còn được nhân dân kính yêu gọi với cái tên thân mật là Bác Tôn sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hòa Hưng, tổng Định Thành, hạt Long Xuyên (nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).

chu tich ton duc thang cau chuyen ve the tran long dan
Chủ tịch Tôn Đức Thắng với các đại biểu tham dự Đại hội Ba sẵn sàng toàn miền Bắc. Ảnh: Tư liệu

Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Tôn Đức Thắng luôn tỏ rõ khí phách của người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mẫu mực, cống hiến trọn đời cho cách mạng, cho dân tộc. Người là bạn chiến đấu thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước, một nhân cách lớn, cao thượng và trong sáng.

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, dù ở hoàn cảnh nào, Chủ tịch Tôn Đức Thắng luôn tỏ rõ rất mực trung thành, tận tụy đối với Đảng, nhân dân, luôn nêu cao tinh thần anh dũng, bất khuất, phẩm chất cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư.

Tháng 7/1960, Quốc hội nhất trí bầu đồng chí Tôn Đức Thắng làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đến năm 1969, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, đồng chí được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất thắng lợi, ngày 3/7/1976, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa IV đã thống nhất bầu đồng chí Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Ngoài ra, đồng chí còn được Trung ương Đảng, Chính phủ giao nhiều trọng trách khác như: Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thanh tra đặc biệt toàn quốc, Trưởng Ban vận động thi đua ái quốc Trung ương, Chủ tịch danh dự Tổng LĐLĐ Việt Nam...

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người bạn, người đồng chí thân thiết nhất với Bác Tôn – đã khẳng định: “Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu về đạo đức cách mạng: Suốt đời cần, kiệm, liêm chính; suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”.

Ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người có may mắn được giao nhiệm vụ thư ký giúp việc cho Bác Tôn thời điểm từ cuối năm 1970 đến tháng 2/1977 còn nhớ như in nhiều kỷ niệm về Bác Tôn đáng kính.

Ông kể: Bác Tôn là người ít nói, nhưng rất quan tâm đến mọi người, nhất là những người giúp việc; và đặc biệt quan tâm đến những người đã từng ở tù với Bác ngoài Côn Đảo. Hồi đó, cứ 2 tháng 1 lần Bác Tôn giao đồng chí Hoàng Quốc Việt bố trí Bác đi địa phương gần để thăm, cùng ăn cơm, tâm sự với anh em, những người đã cùng bị tù đày ở Côn Đảo. Tình cảm với đồng chí, đồng đội của mình những ngày ở Côn Đảo đối với Bác Tôn đặc biệt sâu đậm.

Ấn tượng sâu đậm thứ hai của ông Nguyễn Túc khi nhắc đến Chủ tịch Tôn Đức Thắng – đó là người rất liêm khiết. Ông Túc kể: Ngày 18/12/1972, kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Liên bang Xô Viết, Đảng và Nhà nước mình cử 2 đoàn công tác, đoàn Đảng và Nhà nước do đồng chí Trường Chinh làm Trưởng đoàn và đoàn các tổ chức nhân dân do đồng chí Hoàng Quốc Việt làm Trưởng đoàn.

Theo yêu cầu khi đó có tổ chức Triển lãm, và đồng chí Hoàng Quốc Việt được phân công đến mượn Bác Tôn 1 cái mũ rơm với 1 áo tơi rơm – sản phẩm rất đẹp của nhân dân xã Trung Màu, huyện Gia Lâm đã biếu Bác Tôn. Nhưng khi đó Bác nghiêm mặt, bảo không được vì “Đây là tài sản người ta biếu Chủ tịch Nước, chứ không phải biếu riêng cá nhân Tôn Đức Thắng, tôi đã đưa vào tài sản Quốc gia rồi, anh muốn mượn thì mời anh Nguyễn Việt Dũng (Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước) sang đây làm giấy tờ”.

Bác Tôn cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư ngay từ những tặng phẩm nhỏ như thế. Đặc biệt khi đi công tác các địa phương, Bác Tôn nhắc đi nhắc lại không ai được nhận quà, nếu nhận quà về sẽ bị kỷ luật.

Ấn tượng sâu đậm thứ ba, ông Nguyễn Túc nhớ đến khi kể về chủ tịch Tôn Đức Thắng, đó là vào đầu năm 1978 khi đó Bác Tôn ở vào tuổi 90. Lo Bác Tôn đi xa nghỉ ngơi sẽ khó khăn nên Trung ương khi đó quyết định xây dựng cho Bác khu nhà nghỉ ngay tại Hà Nội, gần khuôn viên của chùa Trích Sài, sát bên Hồ Tây. Thiết kế đã xong, vật liệu xây dựng đã tập kết đầy đủ, chuẩn bị thi công thì 1 đồng chí cảnh vệ báo Bác.

Ngay lập tức, Bác cho gọi đồng chí Hoàng Quốc Việt sang, nhưng rất may đồng chí Hoàng Quốc Việt đã được 1 đồng chí báo trước việc này. Khi đồng chí Hoàng Quốc Việt sang, câu đầu tiên Bác Tôn hỏi: “Anh có nghe gì về việc Trung ương xây nhà nghỉ cho tôi ở Hồ Tây không? Biết cụ rất nghiêm khắc, đồng chí Hoàng Quốc Việt báo cáo: “Trung ương xây nhà đó là nhà khách cho các đồng chí Ủy viên Trung ương đang công tác tại các địa phương, mỗi khi về Hà Nội họp có chỗ nghỉ”. Bác Tôn nghe thế, nói: “Thế thì được, chứ nếu định xây cho tôi thì xây xong, các anh đến mà ở, tôi không ở. Dân mình hiện nay đang khổ, nhiều người không có nhà, mình đủ nhà, còn xây làm gì”.

“Tôi kể mấy câu chuyện như thế để thấy với Bác Tôn, chuyện cần, kiệm, liêm chính thể hiện rất cụ thể, ở suy nghĩ, việc làm rất cụ thể, tỉ mỉ chứ không phải cao xa gì”, ông Nguyễn Túc nhấn mạnh.

Gần 70 năm hoạt động cách mạng liên tục, Chủ tịch Tôn Đức Thắng là nhà lãnh đạo nổi tiếng về sự mẫu mực, trong sáng và để lại tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời có ý nghĩa giác ngộ sâu sắc cho thế hệ hôm nay và mai sau. Đó là tinh thần kiên cường, bất khuất trước kẻ thù; vững vàng trong khó khăn, thách thức, đồng thời luôn trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, hết sức giản dị, khiêm tốn, nói ít, làm nhiều, tình nghĩa, gắn bó với đồng bào, đồng chí.

Suốt cuộc đời cách mạng vẻ vang phong phú của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích cá nhân và không công thần địa vị, không màng danh lợi cá nhân. Trên cương vị người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch vẫn giữ nếp sống mộc mạc, quý trọng lao động, luôn muốn tự mình làm việc cụ thể, tránh mọi phiền hà cho cán bộ phục vụ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu khẳng định: Đồng chí Tôn Đức Thắng là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng và nhân dân.

Bài học về thế trận lòng dân

Nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan khi nhắc đến Chủ tịch Tôn Đức Thắng gợi mở: Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng chúng ta cần suy nghĩ về bài học quý báu: Xây dựng thế trận lòng dân trong cuộc cách mạng hiện nay của chúng ta, xuất phát từ tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Theo bà Nguyễn Thị Doan, thế trận lòng dân là sức mạnh riêng có của dân tộc Việt Nam. Đây là sức mạnh “mềm” đã giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để phát động các cuộc cách mạng dẫn tới sự thành công của đất nước ta như hiện nay.

Nghiên cứu về Chủ tịch Tôn Đức Thắng, có thể thấy, thế trận lòng dân xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước, từ sự tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, dẫn đến hành động, việc làm xây dựng đất nước ta thành công như hiện nay. Nếu không xây dựng được thế trận lòng dân, làm sao Bác Tôn có thể phát động được cuộc đình công ở Nhà máy đóng tàu Ba Son.

Cũng chính vì đã xây dựng được thế trận lòng dân, từ những việc làm gương mẫu của Bác Tôn mà công nhân tin tưởng đi theo. Vì là sức mạnh “mềm” nên cần phải khéo tổ chức thực hiện, mới xây dựng được thế trận lòng dân – sự tổ chức lòng dân, tập hợp lực lượng để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong mỗi thời điểm cách mạng.

“Làm thể nào để củng cố, xây dựng được thế trận lòng dân – nằm ở trách nhiệm người xây dựng và dẫn dắt nhân dân. Bác Hồ, Bác Tôn là người đã xây dựng được thế trận lòng dân. Người dẫn dắt là Đảng Cộng sản Việt Nam, và cũng chính là từ những con người cụ thể ở các cấp ủy Đảng, chính quyền. Ôn lại lịch sử, học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ, Bác Tôn – chúng ta phải nghĩ rộng hơn đến vai trò của người dẫn dắt để dân tin, dân theo. Làm sao để dân tin tưởng, đi theo, tin tưởng từng người đứng đầu của tất cả các tổ chức là việc cần suy nghĩ, nhìn nhận một cách nghiêm túc”, nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan khẳng định.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, quyền lợi bảo hiểm xã hội với việc công nhận và hỗ trợ 35 nhóm bệnh nghề nghiệp, phù hợp với quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Thông tư 15/2016/TT-BYT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 02/2023/TT-BYT) quy định về danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

(LĐTĐ) Qua sự phát động, triển khai sâu rộng, hướng dẫn sát sao của Công đoàn, phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu "Công nhân giỏi" trong công nhân lao động Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đã diễn ra sôi nổi, có sức lan tỏa và đạt những kết quả thiết thực.
Biển Xuân Thành đông khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5

Biển Xuân Thành đông khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, các điểm đến du lịch ở Hà Tĩnh thu hút hàng vạn du khách, nổi bật trong đó có bãi biển Xuân Thành.
Du khách đổ về tham quan Tam Cốc - Bích Động dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du khách đổ về tham quan Tam Cốc - Bích Động dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Mặc dù thời tiết nắng nóng nhưng du khách từ nhiều nơi vẫn nườm nượp đổ về quần thể danh thắng Tam Cốc - Bích Động (tỉnh Ninh Bình) để tham quan, vui chơi trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Hà Nội thu hút gần 1,2 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng

Hà Nội thu hút gần 1,2 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng

(LĐTĐ) Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu hút 1,132 tỷ USD vốn FDI. Trong đó, đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1,008 tỷ USD; 47 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 79 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 65 lượt, đạt 45 triệu USD.
Trời nắng như đổ lửa, du khách ở Nha Trang “chen chân” tắm biển

Trời nắng như đổ lửa, du khách ở Nha Trang “chen chân” tắm biển

(LĐTĐ) Ngày thứ 4 trong kỳ nghỉ lễ, 30/4 - 1/5, thời tiết vẫn nắng nóng gay gắt nên hàng chục nghìn người dân và du khách ở Nha Trang (Khánh Hoà) “chen chân” tắm mát và vui chơi.
Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

(LĐTĐ) Sự quan tâm không lời, những vòng tay âm ấp nỗi niềm, là tấm chân tình mà cô gái kia tìm thấy nơi người đàn ông của đời mình. Anh, không chỉ là người yêu mà còn là người bạn, người thầy và là điểm tự vững chắc giữa dòng đời đầy biến động. Mỗi cảm xúc, từ những điều bé nhỏ nhất, đều đượm tình và sâu lắng, khiến cuộc sống của cô trở nên trọn vẹn. Cô ấy tìm thấy hạnh phúc trong vòng tay của một người đàn ông không chỉ là tri kỷ mà còn là tấm gương về sự lo lắng, chăm sóc, và yêu thương không bao giờ phai.

Tin khác

30/4 trên quê hương đất thép Củ Chi

30/4 trên quê hương đất thép Củ Chi

(LĐTĐ) Những ngày Tháng Tư lịch sử, dưới sắc cờ rực đỏ, trong niềm vui lớn lao mừng Ngày đất nước thống nhất, phóng viên Báo Lao động Thủ đô về lại “Đất thép thành đồng” Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), chứng kiến biết bao sự đổi thay, phát triển nơi đây.
Hoài niệm về “ngày non sông thống nhất”

Hoài niệm về “ngày non sông thống nhất”

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, những ngày tháng 4 của 49 năm về trước rực rỡ cờ hoa. Người dân Thủ đô vốn hân hoan náo nhiệt chào mừng thành công của kỳ bầu cử Quốc hội khóa V và Hội đồng nhân dân các cấp, lại càng thêm náo nức khi tin thắng trận liên tiếp báo về, để rồi vỡ òa trong cảm xúc vào trưa ngày 30/4/1975 “ngày non sông thống nhất”.
Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

(LĐTĐ) Đại thắng mùa Xuân 1975 và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ luôn khắc sâu trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng với niềm tự hào thiêng liêng. Tinh thần của những chiến thắng đó đã và đang cổ vũ, thôi thúc cả hệ thống chính trị, nhân dân Thủ đô quyết thắng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, để Hà Nội vươn vai phù đổng, xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân các chiến sĩ, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân các chiến sĩ, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, ngày 4/5, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn Thành phố.
Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2024), 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 26 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (27/4/1998 - 27/4/2024), hôm nay (26/4), đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà lưu niệm Bác Hồ; dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Xem thêm
Phiên bản di động