Chủ tịch JVE: “Công viên lịch sử - văn hoá - tâm linh Tô Lịch không phải là một dự án để làm giàu”
Phải giải được “bài toán” ô nhiễm nguồn nước! | |
Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên "Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh" | |
Kỳ vọng sông Tô Lịch sẽ khỏi “bệnh ô nhiễm”! |
Ngày 22/9, Công ty JVE tổ chức buổi chia sẻ thông tin về giải pháp cải tạo sông Tô Lịch thành “Công viên lịch sử - văn hoá - tâm linh Tô Lịch” bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản.
Phát biểu tại buổi chia sẻ, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị JVE cho biết, đề xuất cải tạo sông Tô Lịch đã được phía doanh nghiệp khởi động từ tháng 5/2019. Sau đó, phía Nhật Bản cũng đã đồng ý và đưa ra giải pháp cụ thể đối với việc cải tạo sông Tô Lịch.
“Nếu được chấp thuận chủ trương đầu tư, chúng tôi dự kiến đề án cải tạo sông Tô Lịch thành "Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh Tô Lịch" sẽ tiến hành trong vòng 5 năm, từ năm 2021-2026”, Chủ tịch JVE cho biết.
Hình ảnh mô hình đề án công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh Tô Lịch |
Ông Nguyễn Tuấn Anh cũng khẳng định phía doanh nghiệp và tổng thầu Nhật Bản không có bất cứ yêu cầu, điều kiện ràng buộc nào với thành phố Hà Nội như việc phải cho ưu đãi thuế trong bao nhiều năm, hay nhà đầu tư sẽ được kinh doanh, khai thác du lịch có thời hạn trên sông Tô Lịch hay để xuất thành phố sẽ ưu đãi một số loại thuế...
"Sông Tô Lịch không phải là nơi JVE kiếm tiền, kiếm lợi nhuận hay cũng không phải là dự án mà phía Nhật Bản coi là nơi kiếm thặng dư”, ông Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh.
Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Anh, nếu vì lợi nhuận thì JVE và tổng thầu Nhật Bản sẽ chọn hướng đầu tư khác chứ không đầu tư vào dòng sông Tô Lịch ô nhiễm này - nơi có vấn đề hết sức nhạy cảm ảnh hưởng đến Thủ đô Hà Nội và cả nước, được dư luận quan tâm bấy lâu nay.
Bên cạnh đó, đại diện JVE cũng cho rằng, về việc “kè đáy” được JVE đưa ra khi nói về việc xây dựng hành lang dọc sông, kè bờ tức là kè thẳng đứng, bỏ phần mái cỏ hiện nay sau đó kè đáy khu vực sát hai bên bờ sông tạo thành hành lang đi dạo. Tức là việc “kè đáy” ở đây là “kè đáy” ở khu sát hai bên bờ sông chứ không phải kè đáy toàn bộ lòng sông.
Ngày 22/9, Công ty JVE tổ chức buổi chia sẻ thông tin về giải pháp cải tạo sông Tô Lịch thành “Công viên lịch sử- văn hoá- tâm linh Tô Lịch” bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản |
“Bởi nguyên lý của xử lý môi trường của Công nghệ Bio-Nano của Nhật Bản là kích hoạt các vi sinh vật có lợi phát triển nên phía dự án sẽ giữ nguyên lòng sông mà không kè đáy lòng sông. Ngoài ra, dự án cũng có phương châm giữ nguyên chiều rộng lòng sông, không thu hẹp lòng sông mà để tự nhiên”, ông Nguyễn Tuấn Anh khẳng định.
Trước đó, ngày 16/9, Công ty JVE đã gửi Thông cáo báo chí về đề xuất cải tạo sông Tô Lịch trở thành Công viên lịch sử - văn hoá - tâm linh. Theo JVE, đơn vị đã có công văn báo cáo tới Thành ủy, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về đề án này.
JVE nhận định để có thể “hồi sinh” sông Tô Lịch đúng nghĩa thì cần phải có giải pháp tổng thể để giải quyết toàn bộ các vấn đề như thu gom nước thải, cấp nước cho sông sau khi thu gom hết nước thải, xử lý triệt để tận gốc nguồn gây ra mùi hôi thối, xử lý tầng bùn đáy, xử lý nước đã bị ô nhiễm ở trong lòng sông; thoát nước chống ngập khi mưa bão...
Do đó, doanh nghiệp này cho biết đã phối hợp cùng đối tác là một trong những tổng thầu lớn nhất Nhật Bản để xây dựng đề án giải pháp tổng thể cải tạo toàn bộ sông Tô Lịch trở thành “Công viên lịch sử - văn hoá - tâm linh Tô Lịch” sử dụng nguồn vốn từ phía Nhật Bản.
Thời gian tới, JVE cho biết sẽ tổ chức hội thảo và mời đại diện đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để cùng tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước về đề án cải tạo sông Tô Lịch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"
Môi trường 15/12/2024 16:38