Chủ động nâng cao hiệu quả sản xuất vụ đông
Huyện Ba Vì nhiều diện tích cây trồng vụ Đông bị ngập úng do mưa bão Hà Nội: Đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân |
Thúc đẩy sản xuất vụ đông
Những ngày này, nông dân trên địa bàn Thủ đô đang tập trung chăm sóc và thu hoạch các loại rau, củ của vụ đông. Bà Đặng Thị Cuối - Giám đốc Hợp tác xã Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý chia sẻ, để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, Hợp tác xã chủ động kế hoạch để không lỡ nhịp sản xuất. Tuy nhiên, so với các vụ khác, vụ đông thường đòi hỏi yêu cầu canh tác cao hơn. Toàn bộ hệ thống nhà màng của Hợp tác xã sử dụng phân bón hữu cơ và xử lý nấm bệnh bằng máy đốt dùng khí ga, gieo hạt bằng máy từ trong ra ngoài, gieo xong đóng cửa, tưới giữ ẩm bằng béc phun sương chờ ngày thu hoạch.
Bà Trần Thị Oanh (huyện Thanh Oai) cho biết, năm nay, ở vụ đông, gia đình bà tiếp tục trồng hết diện tích rau mồng tơi cũng như các loại rau màu khác. Ảnh: K.Tiến |
Theo đó, các loại rau ăn lá như rau cải, xà lách, rau dền… sau 15-18 ngày gieo hạt là được thu hoạch, năng suất bình quân 500 kg/nhà màng, giá bán khoảng 20.000 đồng/kg, một nhà màng sản xuất được trên 10 lứa rau/năm, đây là mô hình có thu nhập rất cao và ổn định. Ngoài ra, để đa dạng các loại rau, gia đình bà Cuối còn trồng măng tây xanh, súp lơ lấy ngồng… Theo bà Cuối, trồng rau trong nhà màng vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm vừa cho năng suất cao gấp 3 lần so với phương pháp truyền thống.
Bà Trần Thị Oanh (thôn Hoạch An, xã Kim An, huyện Thanh Oai) cũng cho biết, trồng cây vụ đông cho thu nhập cao hơn nhiều so với trồng lúa, vì vậy năm nào người dân ở đây cũng trồng số lượng lớn rau, củ, quả. Vụ đông năm nay, mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng gia đình bà vẫn chủ động gieo trồng sớm. Nếu như các năm trước, đến cuối tháng 10 đã có su hào, súp lơ, xà lách… để bán thì năm nay đầu tháng 11 các loại rau mới bắt đầu lên. “Hiện bà con đang tập trung chăm sóc, phòng bệnh cho rau màu theo hướng dẫn của hợp tác xã nông nghiệp. Năm nay, ở vụ đông, gia đình tôi tiếp tục trồng hết diện tích rau mồng tơi cũng như các loại rau màu khác”.
Với vụ đông năm nay, Hà Nội và nhiều địa phương đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, từ thời tiết diễn biến bất thường đến những biến động về thị trường, giá vật tư nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp tăng cao… Do vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các hợp tác xã, người nông dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định hiệu quả của vụ sản xuất này. Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất vụ đông 2021 ở thành phố Hà Nội càng có ý nghĩa hơn, không chỉ bảo đảm nguồn cung nông sản cho thị trường, mang lại nguồn thu cho người nông dân mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng để cùng với nông nghiệp cả nước tiếp tục là “bệ đỡ” của nền kinh tế.
Tạo đột phá để tăng giá trị
Thực tiễn sản xuất vụ đông nhiều năm qua cho thấy, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một giải pháp hiệu quả để nâng cao giá trị sản xuất cây vụ đông trên cơ sở phát triển các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm; đánh giá đúng nhu cầu của thị trường cũng như khả năng sản xuất của người dân từ đó có định hướng tổ chức phù hợp. Đặc biệt, bảo đảm cho thắng lợi vụ đông, các huyện trên địa bàn Thành phố đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất.
Trên địa bàn huyện Thường Tín, kế hoạch sản xuất cây trồng vụ đông 2021 -2022, toàn huyện phấn đấu trồng 1.500ha, trong đó ngô 40ha, khoai tây, khoai lang 28ha, rau màu các loại 770ha, diện tích trồng hoa hằng năm 170ha, cây khác 473ha. Để hỗ trợ và khuyến khích nông dân tích cực trồng cây vụ đông, huyện tiếp tục triển khai hỗ trợ giá giống, cây trồng và các mô hình sản xuất của huyện năm 2021, gồm giống bí xanh, bí đỏ, dưa chuột hỗ trợ 50% giá giống; các mô hình khoai tây hỗ trợ 50% giá giống, mô hình ngô hỗ trợ 100% giá giống… Bên cạnh đó, các ngành phục vụ nông nghiệp huyện triển khai tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng vụ đông cho nông dân các xã.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội, Thành phố đã sớm điều chỉnh kế hoạch sản xuất vụ đông phù hợp với tình hình mới. Thành phố cũng điều chỉnh lại cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác của từng vùng, bảo đảm năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, an toàn thực phẩm và hướng sản xuất gắn với nhu cầu thị trường. |
Diện tích cây vụ đông năm nay giảm do thời gian sau thu hoạch lúa mùa, khí hậu thời tiết có mưa kéo dài đã làm ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất cây vụ đông, cùng với đó là tác động ảnh hưởng dịch Covid-19. Diện tích cây vụ đông năm nay đã trồng tại các xã gồm: Ngô 18,1ha; đậu tương, lạc 9,7ha; khoai lang, khoai tây, khoai sọ 21,2ha; rau màu các loại 1.001,2ha; diện tích trồng hoa hằng năm 22,48ha; diện tích trồng các loại cây khác 15,04ha.
Còn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, đến nay, đã gieo trồng được 2.352ha cây vụ đông 2021-2022, vượt hơn 100ha so kế hoạch của huyện. Trong đó, 630ha cây ngô đang trong giai đoạn có bắp, diện tích trồng sớm đã cho thu hoạch; hơn 300ha khoai lang, đậu tương, khoai tây, lạc... đang sinh trưởng, phát triển tốt; hơn 1.100ha rau các loại được nông dân luân canh, trong đó, một số rau ngắn ngày cho thu hoạch 2-3 lứa... Để bảo đảm phục vụ nguồn rau xanh, lương thực, thực phẩm từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, huyện chỉ đạo các xã tập trung tuyên truyền, vận động nông dân tích cực chăm sóc, phòng trừ sinh vật hại cây trồng; tiếp tục trồng các loại rau ngắn ngày, rau gia vị; khoai tây, su hào, bắp cải....
Tương tự, trên địa bàn thị xã Sơn Tây, vụ đông năm 2021, đến nay diện tích rau, màu đã gieo trồng sinh trưởng và phát triển thuận lợi, ít sâu bệnh. Các diện tích rau, khoai còn thời vụ như rau ăn lá, khoai tây… các xã phường tiếp tục chỉ đạo bà con gieo trồng. Triển khai sản xuất vụ xuân năm 2022, toàn thị xã phấn đấu tổng diện tích gieo trồng đạt 2.207,3 ha. Trong đó diện tích lúa 1.401 ha; diện tích lúa gieo thẳng, sạ hàng 580 ha; năng suất 61 tạ/ha; về cơ cấu giống lúa ngắn ngày chiếm 98,57% diện tích, giống dài ngày chiếm 1,43% diện tích. Diện tích cây màu và cây khác 806,3 ha gồm ngô, lạc xuân, sắn, rau các loại và cây khác; duy trì diện tích rau an toàn 39,8 ha tại các xã, phường. Đối với cây màu, thời gian gieo trồng tập trung từ 25/1 đến 20/3/2022./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội triển khai mô hình tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Nâng cao thể lực, sẵn sàng cho mùa giải đấu lớn
Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, tăng cường kết nối khu vực ASEAN
Hà Nội tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng dân số
“Xanh hóa” dòng vốn đầu tư để phát triển kinh tế bền vững
Hà Nội ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi
Tin khác
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm
Luật Thủ đô 2024 25/11/2024 06:37
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên
Nhịp sống Thủ đô 25/11/2024 06:18
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25