Chủ động đánh giá nguy cơ mất an toàn lao động

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, một trong những công việc quan trọng để làm giảm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là phải nhận diện, phân tích các nguy cơ rủi ro có thể xuất hiện tại nơi sản xuất và từ đó có các giải pháp phòng ngừa và kiểm soát các nguy cơ đó.
chu dong danh gia nguy co mat an toan lao dong Phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2020
chu dong danh gia nguy co mat an toan lao dong Đặt sự an toàn của người lao động lên trên hết
chu dong danh gia nguy co mat an toan lao dong Đảm bảo các biện pháp an toàn cho người lao động trong mùa dịch

Cần đánh giá được các mối nguy hiểm

Theo số liệu chính thức từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2019 trên toàn quốc đã xảy ra 8.150 vụ tai nạn lao động, làm 8.327 người bị nạn trong đó 979 người chết, 1.892 người bị thương nặng (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và không theo Hợp đồng lao động). Riêng ở khu vực có quan hệ lao động, năm 2019, toàn quốc đã xảy ra 7.130 vụ tai nạn lao động, làm 7.267 người bị nạn.

Trong đó, có 572 vụ tai nạn lao động chết người làm 610 người chết, số người bị thương nặng là 1.592 người. Về bệnh nghề nghiệp, năm 2019 khám, phát hiện 7.237 trường hợp bệnh nghề nghiệp, tăng khoảng 2% so với năm 2018.

chu dong danh gia nguy co mat an toan lao dong
Để làm giảm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, cần chủ động nhận diện, phân tích các nguy cơ rủi ro có thể xuất hiện tại nơi sản xuất. Ảnh: B.D

Dẫn ra những số liệu trên, đồng thời phân tích những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động hiện nay, bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng, do doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), chưa tuân thủ quy định ATVSLĐ tại doanh nghiệp, vi phạm về công tác huấn luyện, khám sức khỏe định kỳ, trang bị bảo hộ lao động cho người lao động... Về phía người lao động, chưa thực hiện nghiêm quy định ATVSLĐ, bằng chứng là có tới 70% vụ tai nạn lao động là vi phạm quy trình vận hành

Theo GS.TS. Lê Vân Trình - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động Việt Nam, một trong những "nguyên nhân gốc rễ" của thương tích nơi làm việc, bệnh tật và sự cố là không xác định hoặc nhận ra các mối nguy hiểm hiện diện hoặc có thể đã được dự đoán. “Một trong những công việc quan trọng để làm giảm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là phải nhận diện, phân tích các nguy cơ rủi ro có thể xuất hiện tại nơi sản xuất và từ đó có các giải pháp phòng ngừa và kiểm soát các nguy cơ đó.

Bởi vì, nguy cơ rủi ro có thể mang đến những hậu quả nặng nề. Nguy cơ rủi ro có thể được giảm thiểu bằng cách kiểm soát, hoặc loại bỏ các mối nguy hiểm nhằm giảm sự tiếp xúc của người lao động với các mối nguy hiểm đó”, GS.TS. Lê Vân Trình phân tích.

Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động Việt Nam cũng cho rằng, yếu tố quan trọng của bất kỳ chương trình kế hoạch ATVSLĐ hiệu quả nào là một quá trình chủ động, liên tục để xác định và đánh giá những mối nguy hiểm như vậy.

Cụ thể, để xác định và đánh giá được các mối nguy hiểm, cán bộ phụ trách ATVSLĐ của công đoàn và an toàn vệ sinh viên phải thường xuyên: Thu thập và xem lại thông tin về các nguy cơ hiện diện hoặc có khả năng xảy ra tại nơi làm việc; tiến hành kiểm tra nơi làm việc thường xuyên để xác định các mối nguy hiểm mới có thể có hoặc tái diễn, các mối nguy hiểm tiềm ẩn và những thiếu sót trong kế hoạch ATVSLĐ của cơ sở sản xuất; tiến hành đánh giá rủi ro cho từng vị trí, theo từng cấp độ rủi ro để có kế hoạch phòng ngừa, kiểm soát và ứng cứu…

Trao đổi tại Hội thảo mới đây do Tổng Liên đoàn tổ chức nhằm nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ, đại diện Better Work tại Việt Nam và đại diện Bộ Y tế đề xuất phối hợp với tổ chức Công đoàn để xây dựng nền tảng công nghệ đánh giá các nguy cơ, rủi ro của dịch Covid-19 và tiến tới là công tác ATVSLĐ, báo cáo tai nạn lao động tại nơi làm việc. Cùng với đó, tăng cường phối hợp ở các cấp công đoàn và các tuyến y tế cơ sở trong công tác kiểm tra, giám sát ATVSLĐ, dinh dưỡng bữa ăn ca, phòng chống dịch bệnh, bệnh nghề nghiệp; phối hợp tập huấn công tác sơ cấp cứu tại nơi làm việc…

Nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn

Theo bà Hồ Thị Kim Ngân, thời gian qua, các cấp công đoàn đã tăng cường công tác giám sát, tham gia thanh tra, kiểm tra, góp phần phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về ATVSLĐ, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Qua thống kê, hằng năm, có 4.482 cuộc giám sát, kiểm tra liên ngành được tổ chức; ngoài ra, công đoàn tham gia với cơ quan chức năng điều tra, kết luận các vụ tai nạn lao động theo quy định… Qua đó, đã phát hiện và kiến nghị, yêu cầu khắc phục gần 260.000 vi phạm và nguy cơ mất ATVSLĐ, trên 15.000 nội quy, quy trình biện pháp làm việc an toàn được rà soát, bổ sung.

Tuy nhiên, Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng thẳng thắn thừa nhận, Công đoàn một số nơi chưa quan tâm đúng mức đến công tác ATVSLĐ, không dành nguồn lực cho công tác này. Cán bộ công đoàn làm công tác ATVSLĐ thiếu, kiêm nhiệm nhiều, ít được tập huấn, huấn luyện, thiếu sâu sát cơ sở. Hoạt động mạng lưới ATVSLĐ còn hình thức, chưa hiệu quả, chưa có quy chế hoạt động, chưa động viên, khuyến khích an toàn vệ sinh viên hoạt động. Ban Chấp hành Công đoàn còn lúng túng trong quản lý, chỉ đạo hoạt động an toàn vệ sinh viên…

Trao đổi về vai trò của tổ chức Công đoàn trong đảm bảo ATVSLĐ, GS.TS. Lê Vân Trình nhấn mạnh: Công đoàn Việt Nam là một tổ chức Công đoàn ít ỏi trên thế giới có đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSLĐ vừa mạnh về số lượng, vừa có chất lượng trong cả 4 cấp. Công đoàn Việt Nam quản lý Viện Khoa học an toàn vệ sinh lao động với hơn 200 nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật và một hệ thống phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc gia, hằng năm triển khai nhiều công trình nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất phục vụ người lao động; quản lý 2 trường đại học đào tạo dài hạn cán bộ chuyên môn về ATVSLĐ (duy nhất ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương), hằng năm cung cấp hàng trăm kỹ sư cho các cơ sở sản xuất, các cấp công đoàn, các trường đại học và viện nghiên cứu.

Ngoài ra, theo Luật ATVSLĐ, Công đoàn còn được giao tổ chức và quản lý mạng lưới an toàn vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất trên toàn quốc. Vì thế, việc tham gia có hiệu quả công tác phòng ngừa các nguy cơ rủi ro tại nơi sản xuất góp phần kéo giảm tai nạn lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn Việt Nam nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động là “được làm việc trong một môi trường an toàn và hợp vệ sinh”.

Nhấn mạnh đến vai trò của công đoàn cơ sở trong đảm bảo công tác ATVSLĐ tại cơ sở, theo Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, không ai hiểu về môi trường, điều kiện làm việc ở từng cơ quan, doanh nghiệp hơn công đoàn cơ sở. Tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, người sử dụng lao động, người lao động, trong đó Công đoàn có vai trò và trách nhiệm quan trọng nhằm cải thiện điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc, chủ động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động.

“Bảo vệ người lao động trước tiên là bảo vệ tính mạng, sức khỏe của họ. Đảm bảo ATVSLĐ là công tác vô cùng quan trọng của tổ chức Công đoàn và cần được tiếp tục quan tâm sâu sắc trong thời gian tới”, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu khẳng định.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện; ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện Thường Tín khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.
Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt khách, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội; khẩn trương hoàn thành rà soát lại một số nội dung về nguồn vốn Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo để đủ điều kiện phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Từ 22/4/2024, Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), chính thức có hiệu lực.

Tin khác

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường lao động có nhiều thay đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm.
Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 người.
Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Chính phủ cân nhắc khi bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất, được quy định tại khoản 5 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

(LĐTĐ) “Sẽ không ai muốn rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nếu như việc để lại có lợi cho họ. Đó là điều mà Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) chưa nêu ra được”… Đây là khẳng định của bà Ngô Thị Liên - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội khi góp ý vào Dự thảo Luật.
Những góp ý thấu tình, đạt lý

Những góp ý thấu tình, đạt lý

(LĐTĐ) Phản biện về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội về Quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục công lập của thành phố Hà Nội, nhiều ý kiến khẳng định việc sớm ban hành Nghị quyết là rất cần thiết, bởi đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, thực hiện công khai, minh bạch các khoản thu - chi, tránh được tình trạng lạm thu vào mỗi đầu năm học.
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

(LĐTĐ) Theo công thức tính mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 35 năm; lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 30 năm để hưởng mức lương hưu tối đa.
Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Hồng Trang (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) hỏi: Nhà tôi thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn. Tôi muốn hỏi, Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) không?
Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

(LĐTĐ) Một trong những quyền lợi của lao động thất nghiệp là đào tạo, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà với việc học nghề, tính kế lâu dài.
Xem thêm
Phiên bản di động