Chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng khai gì với cơ quan công an?
Trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội công lập Kiểm tra tất cả các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh Chỉ đạo "nóng" vụ bạo lực trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng |
Chiều 4/9, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo thông tin về vụ bạo hành trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng (L52 Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12).
Theo ông Nguyễn Tăng Minh - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, vào thời điểm kiểm tra cơ sở này sáng 4/9, trong số 85 trẻ, có 15 trẻ dưới 12 tháng tuổi; 36 trẻ từ đủ 12 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi; 30 trẻ từ 36 tháng tuổi đến dưới 72 tháng tuổi; 3 trẻ từ đủ 6 tuổi đến 12 tuổi và 1 trẻ đang điều trị tại bệnh viện. Số nhân viên của mái ấm tại thời điểm làm việc có 16 người.
Đến chiều ngày 4/9, các đơn vị trực thuộc Sở cùng các cơ quan chức năng đã đưa 85 trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng về 3 cơ sở công lập. Trong đó, 15 em được đưa về Cở sở quận Gò Vấp; 36 trẻ về Làng thiếu nhi Thủ Đức và 34 trẻ em về Cơ sở Tam Bình.
Công an Quận 12 đã làm việc với bà Giáp Thị Song Hương - chủ cơ sở và những người nghi vấn có hành vi bạo hành trẻ cùng các nhân viên.
Tại cơ quan chức năng, bà Giáp Thị Song Hương cho rằng hành động các bảo mẫu trong video báo chí phản ánh là hành động bộc phát, mất kiểm soát trong lúc chăm sóc nuôi dạy các cháu, mái ấm Hoa Hồng cũng không có chủ trương với hành vi này. Bà Hương không biết chuyện bảo mẫu ngược đãi các cháu bé.
Trong khi đó, một số bảo mẫu khi làm việc với cơ quan chức năng đã thừa nhận hành vi bạo hành trẻ em như báo chí phản ánh.
Hình ảnh bà Giáp Thị Song Hương chăm sóc các cháu bé khi có mạnh thường quân ghé thăm. |
Sở cũng đề nghị Hội Bảo vệ quyền trẻ em Thành phố cử Chi hội Luật sư phối hợp với các đơn vị Quận 12 có kế hoạch bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em và gia đình trẻ (nếu có); chỉ đạo các trung tâm nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân sự và các nguồn lực khẩn trương tiếp nhận trẻ về chăm sóc, nuôi dưỡng.
Ông Nguyễn Tăng Minh - Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh – khẳng định việc bảo vệ trẻ em được Thành phố rất quan tâm, nhiều chính sách nhằm góp phần hỗ trợ, tạo điều kiện giúp các em có hoàn cảnh khó khăn được sống, phát triển trong môi trường an toàn và lành mạnh. Mái ấm Hoa Hồng là trường hợp ngoài ý muốn của ngành chức năng dù đã được kiểm tra thường xuyên.
Thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ trực tiếp tăng cường kiểm tra, giám sát đột xuất, thường xuyên để tránh xảy ra những trường hợp tương tự.
Được biết, Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 79 cơ sở trợ giúp xã hội nuôi dạy trẻ; trong đó có 16 cơ sở công lập và 63 cơ sở ngoài công lập.
Mái ấm Hoa Hồng là cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập không thu phí, được Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội Quận 12 cấp Giấy phép hoạt động, nhằm trợ giúp, nuôi dưỡng trẻ em cơ nhỡ, trẻ bị bỏ rơi, trẻ mồ côi, sống lang thang.
Đến chiều 4/9, cơ quan chức năng đã đưa các em nhỏ tại Mái ấm Hoa Hồng đến 3 cơ sở công lập khác. |
Đối tượng phục vụ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, số lượng không quá 39 trẻ tại phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện theo pháp luật là bà Giáp Thị Sông Hương (Sinh năm 1974).
Theo bà Nguyễn Thành Phụng - Trưởng phòng Bảo trợ xã hội Sở Lao động -Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, hiện Tổ công tác của Sở, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Quận 12, Ủy ban nhân dân phường Trung Mỹ Tây và một số cơ quan liên quan đang phối hợp kiểm tra thông tin và xác định nhu cầu trợ giúp của trẻ, thực hiện các biện pháp can thiệp, hỗ trợ trẻ, đảm bảo quá trình can thiệp hỗ trợ các trẻ đúng quy định của pháp luật đảm bảo quyền, lợi ích và sự phát triển tốt nhất của trẻ em.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã có công điện khẩn về việc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em tại các cơ sở, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo, khẩn trương kiểm tra ,xác minh vụ việc và thực hiện khẩn cấp các biện pháp bảo đảm an toàn, chăm sóc, phục hồi cho trẻ em là nạn nhân của hành vi bạo lực tại Mái ấm Hoa Hồng.
Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện công tác điều tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh của các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quyền trẻ em và các quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tại cơ sở nêu trên và các cơ sở khác có chức năng, nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
Hình ảnh các bảo mẫu của Mái ấm Hoa Hồng bạo hành các em nhỏ. |
Đồng thời, trước ngày 6/11/2024, cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành rà soát, thanh kiểm tra các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em công lập và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, bảo đảm theo đúng quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội và các quy định khác của pháp luật về chăm sóc thay thế, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; xử lý kịp thời, nghiêm minh các cơ sở hoạt động không đăng ký, không được cấp phép hoặc không bảo đảm các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.
Về phía Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Trần Thị Diệu Thúy đã chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền địa phương liên quan khẩn trương làm rõ vụ việc.
Lãnh đạo UBND Thành phố giao UBND Quận 12 chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an Thành phố và các đơn vị có liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh vụ việc và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật để răn đe đối với hành vi ngược đãi, bạo hành, xâm hại trẻ em.
Lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Thành phố, các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan và UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ em; đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra để phát hiện kịp thời và ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em trên địa bàn Thành phố.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Tin khác
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk
Cộng đồng 13/11/2024 20:04
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh
Xã hội 13/11/2024 11:33
Lưu giữ dịu dàng của Hà Nội trong những bức ảnh
Cộng đồng 12/11/2024 06:22