Chốt thời gian hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4
Bàn giao toàn bộ mặt bằng vào tháng 12/2023
Tại cuộc làm việc, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; đồng thời nêu 5 đề xuất, kiến nghị để triển khai dự án đúng tiến độ.
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Trong đó, Hà Nội đề nghị Kiểm toán Nhà nước đưa vào kế hoạch và thực hiện kiểm toán dự án đầu tư song song với tiến độ triển khai xây dựng công trình; cho phép tổ chức phê duyệt và triển khai thực hiện ngay các dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư.
Hà Nội cũng đề xuất cho phép sử dụng vốn từ Quỹ Phát triển đất của địa phương (đối với Hà Nội là Quỹ Đầu tư phát triển thành phố) theo Điều 111 của Luật Đất đai 2013 để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt song song với quá trình lập, trình phê duyệt dự án thành phần.
Đồng thời, đề nghị các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh xem xét, thống nhất nội dung dự thảo kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; cử đầu mối cụ thể giúp việc Ban Chỉ đạo, làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Hà Nội cũng đề nghị cơ quan được giao làm chủ đầu tư dự án thành phần trên địa bàn các tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội trong suốt quá trình triển khai dự án.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn đề nghị, UBND tỉnh Hưng Yên giao Sở Giao thông vận tải Hưng Yên và các cơ quan có liên quan phối hợp với Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội thống nhất hướng tuyến đường sắt vành đai quốc gia trong tổng thể chỉ giới đường đỏ tuyến đường xong trước ngày 30/8/2022, làm cơ sở thống nhất với Bộ Giao thông vận tải trước khi triển khai các bước tiếp theo.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại hội nghị. (ảnh: Nguyễn Thành) |
Thảo luận tại cuộc họp, nhằm tháo gỡ những vướng mắc, thúc đẩy tiến độ triển khai dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, đại diện lãnh đạo thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh đã tập trung làm rõ 6 vấn đề, gồm: Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai thuộc phạm vi dự án; Công tác lập hồ sơ địa chính và giải phóng mặt bằng; Khả năng cân đối nguồn vốn, khó khăn, vướng mắc trong việc cân đối nguồn vốn thực hiện dự án của các địa phương; Công tác phối hợp giữa thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh; Đề xuất cơ chế, chính sách kiến nghị với Trung ương; Tổ chức thực hiện.
Các ý kiến thể hiện sự thống nhất cao với 5 đề xuất, kiến nghị của thành phố Hà Nội, khẳng định quyết tâm với ý chí cao nhất cùng đồng sức, đồng lòng thực hiện dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; trong đó xác định giải phóng mặt bằng là khâu mở đầu quan trọng nhất, phấn đấu tháng 6/2023 hoàn thành 70% công việc và bàn giao toàn bộ mặt bằng vào tháng 12/2023.
Thành lập Ban Chỉ đạo vùng triển khai Dự án đường Vành đai 4
Với tinh thần trách nhiệm, khẩn trương, nghiêm túc, cuộc làm việc đã sơ bộ thống nhất được các nội dung để làm cơ sở phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Kế hoạch phối hợp triển khai dự án do thành phố Hà Nội xây dựng đã nhận được các ý kiến góp ý xác đáng, trách nhiệm của lãnh đạo các tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã tổng hợp 5 nhóm vấn đề được nhất trí cao, để công tác phối hợp triển khai trong thời gian tiếp theo chặt chẽ, thống nhất.
Trong đó, 3 địa phương thống nhất thành lập Ban Chỉ đạo vùng triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội và có một kế hoạch cụ thể với phương châm rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ để các cơ quan chủ quản xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu và phối hợp chặt chẽ với nhau để triển khai một cách đồng bộ, nhịp nhàng. Ban Chỉ đạo tiến hành trao đổi hằng tháng, giao ban hằng quý và họp đột xuất khi cần.
Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Ông Đinh Tiến Dũng đề nghị, UBND thành phố Hà Nội chủ động phối hợp cùng UBND các tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên tiếp thu, hoàn thiện để quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành kế hoạch phối hợp triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; trong đó lưu ý việc hoàn thiện kế hoạch phải được thực hiện đồng thời và thống nhất, phù hợp với nghị quyết của Chính phủ.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, việc đầu tư xây dựng Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là việc lớn, quan trọng, tác động trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của 3 tỉnh, thành phố và các tỉnh trong Vùng Thủ đô. Vì vậy, lãnh đạo 3 tỉnh, thành phố quán triệt tinh thần và nhận thức, phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Ngoài kế hoạch phối hợp chung, mỗi địa phương cần thiết phải có kế hoạch riêng, phân công cụ thể, rõ người, rõ việc, rõ tiến độ; kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện; đồng thời chỉ đạo sâu sát, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn báo cáo tại hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Dự án được chia thành các dự án giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) trên địa bàn các tỉnh, thành phố và một dự án đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc theo phương thức PPP. Mặc dù hiện nay không có quy định về quy trình, thủ tục đối với dự án giải phóng mặt bằng, việc này sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn sau khi nghị quyết của Chính phủ được ban hành.
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị, từng địa phương nên chủ động nghiên cứu tìm hiểu và đề xuất các phương án; nhất là trong phương án xử lý di dời các nghĩa trang, việc giải phóng mặt bằng, di dời, chuyển đổi mục đích sử dụng đất liên quan đến an ninh, quốc phòng, các khu vực xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các công trình công cộng… trên cơ sở đó làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân; bảo đảm tránh những khiếu kiện phức tạp có thể xảy ra.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kết luận hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, tiến độ giải phóng mặt bằng với mục tiêu hoàn thành trước ngày 31/12/2023 là mốc thời gian rất quan trọng. Đây là dự án có tính chất bản lề, phải hoàn thành kịp tiến độ mới có thể khởi công dự án vào tháng 6/2024; đòi hỏi từng tỉnh, thành phố phải có quyết tâm chính trị rất cao để thực hiện.
Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai thực hiện dự án, nếu phát sinh vướng mắc vượt thẩm quyền hoặc phát sinh những vướng mắc liên quan đến nhiều địa phương, 3 tỉnh, thành phố cần phối hợp chặt chẽ, thống nhất gửi UBND thành phố Hà Nội làm đầu mối để tổng hợp, kiến nghị Chính phủ xem xét, tháo gỡ.
Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 với quy mô 112,8km và sơ bộ tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng. Việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027. Dự án được chia thành 7 dự án thành phần, vận hành độc lập, bao gồm: 3 dự án thành phần thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh theo hình thức đầu tư công; 3 dự án thành phần đầu tư xây dựng đường song hành trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh theo hình thức đầu tư công và dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư. Đoạn trên địa bàn thành phố Hà Nội dài 58,2km đi qua 7 quận, huyện (Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông). |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07