Cho trẻ sử dụng điện thoại quá sớm: Nguy hại khôn lường
Sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông: Cần sớm chấn chỉnh | |
[Infographics] Cách bảo vệ sức khỏe khi sử dụng điện thoại thông minh | |
Giáo viên, học sinh không sử dụng điện thoại trong giờ học |
Từ việc lạm dụng điện thoại để… dỗ con
Có thể dễ dàng nhận thấy, trẻ em hiện nay được làm quen và sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng từ rất sớm. Nhiều bậc cha mẹ cho trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ, điện thoại thông minh như là một cách để các bé ngoan ngoãn hơn. Nhiều bậc phụ huynh dường như không tìm ra cách thức nào khác để dỗ con ngoài việc cho trẻ chơi điện thoại di động, máy tính bảng để trẻ khỏi quấy khóc, hoặc để trẻ tập trung ăn được nhiều hơn.
Chị Ngọc Mai (quận Ba Đình, Hà Nội) tâm sự: “Con tôi mới 4 tuổi nhưng đã biết sử dụng điện thoại và máy tính bảng, tivi. Cháu rất ít ra ngoài chơi với bạn bè mà chỉ chăm chăm vào cái điện thoại. Nếu bận việc gì đó, tôi sẽ đưa điện thoại cho con chơi, những lúc ấy con có thể ngồi một chỗ hàng giờ liền. Tôi cũng tính phải cách ly con với cái điện thoại nhưng như vậy con sẽ không chịu ngồi yên, thậm chí nghịch ngợm đủ thứ và tôi thì không làm được việc gì cả”.
Không chỉ phụ huynh có con nhỏ lạm dụng điện thoại để dỗ con mà những bậc phụ huynh có con đang tuổi mới lớn cũng sắm điện thoại để các con sử dụng. Một mặt là do muốn quản lý con cái dễ dàng, mặt khác xuất phát từ đòi hỏi của các con muốn bằng bạn bằng bè.
Con trai chị Hiền trong lúc kiểm tra sức khỏe. |
Anh Đình Sơn (ở Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi có 2 con trai, đang học lớp 5 và lớp 8. Các cháu đều muốn có điện thoại để sử dụng. Cũng để tiện quản lý và liên lạc đưa đón các con nên tôi đã mua điện thoại cho các cháu dùng. Mới sau có 2 tháng mà giờ cháu nào cũng chăm chăm vào điện thoại để chơi game và xem các clip có nội dung nhố nhăng.
Thấy không ổn, tôi đã cấm các con không chơi game hay xem phim bằng điện thoại, nhưng mỗi khi tôi nhắc nhở thì các con lại tỏ vẻ bực tức, không nghe lời hoặc sẽ lén lút xem lúc không có mặt bố mẹ”.
Đến việc ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ
Thời gian gần đây, các phương tiện đại chúng đã đưa ra nhiều thông tin về hậu quả liên quan tới sử dụng điện thoại ở trẻ em, gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các bậc cha mẹ của trẻ. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra những nguy cơ như: Giảm trí nhớ, u tế bào thần kinh, ung thư não ở những trẻ sử dụng điện thoại nhiều.
Trong khi các bé xương sọ rất mong manh, tế bào não đang trong giai đoạn phát triển, sóng điện thoại tác động lâu dài sẽ khiến não các em chịu tác động càng lớn. Trẻ em có thể có các biểu hiện như: Tăng động, trầm cảm, rối loạn hành vi,... Không chỉ vậy, việc sử dụng các thiết bị di động còn tác động rất xấu đến tâm sinh lý của trẻ: Làm trẻ tăng nguy cơ béo phì, tăng nguy cơ mất ngủ, suy giảm hệ thống miễn dịch do tiếp xúc với vi khuẩn trên điện thoại, gây ra các bệnh tim mạch cho trẻ, gia tăng tính bạo lực, giảm sự tập trung của trẻ,…
Sử dụng điện thoại, máy tính bảng lâu, dán mắt quá lâu vào màn hình, không chỉ ảnh hưởng đến cột sống lưng, cổ mà thị lực vốn còn non yếu và chưa hoàn thiện ở trẻ nhỏ sẽ dễ bị ảnh hưởng. Trẻ có thể bị cận thị từ rất sớm.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Bệnh viên Nhi Trung ương, đối với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ hãy dừng việc cho trẻ sử dụng điện thoại của mình. Hãy dành thời gian chăm sóc và vui chơi với trẻ đúng nghĩa, tập cho trẻ làm quen với các trò chơi, thói quen lành mạnh để phát triển sức khỏe và trí óc. Trong tình huống cần thiết, trẻ từ 10 tuổi trở lên mới nên cho trẻ sử dụng điện thoại, loại chỉ có chức năng nghe, gọi.
Đối với những trẻ đã lớn, bố mẹ cần dùng điện thoại để liên lạc khi con đi học, sắm điện thoại cho con đôi khi cũng cần thiết và để tiện cho việc liên lạc. Nhưng với trẻ nhỏ không nên cho dùng điện thoại đắt tiền. Ngoài việc các cháu bị sa đà việc chơi game, xem phim,… nhiều em còn nguy hiểm tới tính mạng vì trở thành đối tượng cho bọn cướp giật theo dõi.
Và… sự hối hận muộn màng
Chia sẻ về tác hại của việc cho con dùng điện thoại quá sớm, chị Phạm Hiền đã phải thốt lên rằng: “Giờ có hối hận và thấy có lỗi với con như thế nào cũng không kịp chỉ vì thói quen cho con xem nhiều điện thoại quá”. Chị Phạm Hiền kể, từ lúc con trai chị hơn 2 tuổi anh chị đã bắt đầu cho con xem các chương trình trên Youtube rồi dần hình thành cho con thói quen ăn cho xem điện thoại, nghịch cho xem điện thoại, khóc cho xem điện thoại,...
Mặc dù biết rằng xem điện thoại nhiều không tốt nhưng chỉ vì suy nghĩ chủ quan của chị mà giờ con trai chị đang phải điều trị bệnh. “Cách đây chừng 3 tháng, cô giáo dạy kèm của con nói với tôi là con có biểu hiện của bệnh tăng động, giảm chú ý, ngồi học không tập trung cứ luôn tay luôn chân và học trước quên sau. Nhưng tôi không tin lắm, tôi chỉ nghĩ con trai nghịch và bướng thôi, nhưng cô nói nhiều nên tôi quyết định cho con đi khám ở Bệnh viện Nhi trung ương.
Đầu tiên khi tiếp xúc, bác sĩ nói con có biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý. Sau khi cho con đi làm bài test để xác định rõ bệnh bác sĩ kết luận con bị bệnh với chỉ số tăng động 5/9 và giảm chú ý 4/9 mặc dù IQ của con khá cao. Giờ thì con phải uống thuốc liên tục và 2 tháng quay lại khám lấy thuốc 1 lần. Nhưng chưa dừng ở đó, điện thoại còn có tác hại kinh khủng hơn tới đôi mắt của con khi tôi thấy con viết chữ nghoệch ngoạc không đúng ô ly nhìn gì cũng phải nheo mắt”, chị Hiền kể.
Khi chị Hiền đưa con trai đi khám mắt, bác sĩ cũng đã phải thốt lên: “Ôi sao còn bé mà bị nặng như thế này? Sao không cho con đi khám sớm?”. Sau đó, bác sĩ cho con chị chụp đáy mắt và nói mắt cháu bé bị cận loạn nặng, đáy mắt bị tổn thương có dấu hiệu thoái hóa.
“Lúc này tôi rất lo lắng nhưng vẫn nghĩ là sẽ chữa khỏi sau đó lấy thuốc về cho con điều trị. Mới đây cho con đi tái khám sau 2 tháng thì bác sĩ nói mắt con vẫn chưa có tiến triển, vẫn nặng như vậy. Giờ đo độ cận loạn đến 6,5 độ và con phải đeo cái kính dày như đít chai rồi phải bịt 1 mắt kể cả lúc đi học”, chị Hiền xót xa.
Chị Hiền vô cùng ân hận và hiện đang cố gắng làm mọi thứ để đôi mắt của con khỏe trở lại. Nhân tiện chị cũng gửi lời khuyên đến các bậc cha mẹ còn đang dùng điện thoại để dỗ con nhỏ thì hãy dừng lại ngay vì nó có tác hại khủng khiếp đến trí não và đôi mắt của trẻ.
Thiết nghĩ, mỗi bậc cha mẹ nên có phương pháp giáo dục và tạo thú vui riêng cho trẻ nhỏ, việc cho trẻ tiếp cận quá sớm với các thiết bị số hiện đại lại đang vô tình làm hại con em chúng ta.
Lê T. Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21