Cho phép tư nhân tham gia xây dựng hệ thống truyền tải điện: Phải đảm bảo bình ổn giá
Trình Quốc hội xem xét sửa đổi 8 luật theo thủ tục rút gọn để tháo gỡ khó khăn về đầu tư, kinh doanh |
Ngày 10/1, Quốc hội đã tiếp tục thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.
Trong đó, đề xuất sửa đổi Luật Điện lực theo hướng cho phép khối tư nhân được tham gia xây dựng hệ thống truyền tải điện nhận được nhiều quan tâm của các đại biểu.
Cụ thể, Chính phủ đề xuất sửa Luật Điện lực theo hướng quy định: Nhà nước độc quyền trong “vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện do các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đầu tư xây dựng”; “Nhà nước thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải, trừ các dự án lưới điện do Nhà nước đầu tư được xác định trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia theo từng thời kỳ”…
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho rằng cho phép khối tư nhân được tham gia xây dựng hệ thống truyền tải điện là cần thiết. (ảnh: VPQH) |
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) cho rằng, việc thể chế hóa Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, cho phép khối tư nhân được tham gia xây dựng hệ thống truyền tải điện là cần thiết. Tuy nhiên, thể chế hóa như thế nào cho đúng và phù hợp với thực tế cần được cân nhắc thận trọng để đảm bảo hợp lý, khả thi, hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.
Đại biểu cho hay, ngày hôm nay, Quốc hội mới bàn về việc nên hay không nên cho phép khối tư nhân tham gia xây dựng hệ thống truyền tải điện. Tuy nhiên, trước đó, ngay cả khi chưa có Nghị quyết 55 thì doanh nghiệp Trung Nam - một doanh nghiệp tư nhân, đã được tham gia hệ thống xây dựng hệ thống truyền tải điện, và vào tháng 10/2020 đã khánh thành hơn 17km đường dây 500KV từ tỉnh Ninh Thuận đến tỉnh Bình Thuận. Theo đại biểu, những đóng góp của doanh nghiệp thực sự rất đáng trân trọng, nhưng cần thiết phải được thể chế hóa bằng pháp luật.
Dự thảo luật quy định: "Nhà nước thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải, Nhà nước vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện do các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đầu tư xây dựng". Đại biểu cho rằng, quy định này chưa rõ nội dung, chưa phân định cụ thể giữa phạm vi độc quyền và không độc quyền, có thể sẽ dẫn đến tùy tiện trong áp dụng.
Vì vậy, đại biểu đề nghị phân định rõ loại lưới điện truyền tải nào các thành phần kinh tế tư nhân được đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành và chủng loại nào thì giao Nhà nước quy hoạch và chỉ giao EVN thực hiện.
Đồng thời, quy định rõ thẩm quyền quyết định lựa chọn nhà đầu tư; quy định cụ thể về trách nhiệm của từng chủ thể trong quá trình vận hành, trách nhiệm quản lý Nhà nước, trách nhiệm của doanh nghiệp được phép đầu tư.
Về tính an toàn của hệ thống, theo Dự thảo luật thì sau khi đầu tư xây dựng, tư nhân có thể tham gia vận hành và điều này sẽ dẫn đến một thực tế, đó là trong cùng một hệ thống sẽ có những chủ thể vận hành khác nhau.
“Tham khảo ý kiến của các chuyên gia cho thấy hệ thống lưới điện truyền tải cần phải có sự điều hành thống nhất, đặc biệt là với trình độ quản lý của Việt Nam hiện nay, nếu không thận trọng sẽ dẫn đến mất an toàn của hệ thống. Vì vậy, tôi cho rằng cần cân nhắc thận trọng để tránh gây ra hậu quả sau này.
Liên quan đến giá điện, trong tờ trình có nêu việc tư nhân hóa tại một số nước dẫn đến giá điện có lúc rất cao. Vì vậy, tôi nghĩ rằng cần có đánh giá tác động để đảm bảo bình ổn giá, không tác động đến người tiêu dùng”, đại biểu nói.
Về việc hạch toán và định giá chuyển giao, theo Dự thảo luật, sau khi xây dựng, đầu tư thì doanh nghiệp có thể chuyển giao cho Nhà nước quản lý, vận hành, tuy nhiên về cơ chế định giá, phương pháp định giá chưa được quy định cụ thể trong Dự thảo luật. Hệ thống lưới điện truyền tải là một trong những loại tài sản và trên thực tế thời gian qua cũng đã có trường hợp định giá chưa chuẩn xác, dẫn đến thiệt hại rất lớn cho Nhà nước. Chính vì vậy, cần quy định cụ thể để có căn cứ thực hiện.
Về lựa chọn nhà đầu tư, để đảm bảo tính công khai, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng thì cần xây dựng cơ chế, tiêu chuẩn cụ thể để tất cả các doanh nghiệp có thể cạnh tranh tham gia.
Đại biểu Trần Quang Minh cho rằng, việc cho phép tư nhân tham gia xây dựng hệ thống truyền tải sẽ nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân. (ảnh: VPQH) |
Đại biểu Trần Quang Minh (đoàn Quảng Bình) cho rằng, việc xây dựng hệ thống truyền tải và sự cho phép tư nhân tham gia sẽ nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân. Đồng thời, việc xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực sẽ hỗ trợ phát triển nhanh chóng hệ thống truyền tải.
Trước lo ngại việc xã hội hóa phân bổ nguồn điện sẽ ảnh hưởng đến an ninh, đại biểu cho rằng, nếu Nhà nước quản lý, vận hành tốt sẽ không ảnh hưởng gì mà còn có lợi cho dân. Chính vì thế, cần có quy hoạch mạng lưới truyền tải điện rõ ràng, phân định công đoạn nào là độc quyền của Nhà nước, công đoạn nào tư nhân có thể tham gia để có quản lý rõ ràng, vừa đảm bảo an ninh năng lượng, vừa phát triển được hệ thống điện quốc gia nhưng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và người dân cùng được hưởng lợi.
Đại biểu Vũ Huy Khánh phát biểu tại điểm cầu Nhà Quốc hội (ảnh: VPQH) |
Đại biểu Vũ Huy Khánh (đoàn Bình Dương) phân tích, theo quy định của dự thảo luật thì Nhà nước độc quyền vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện do các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước xây dựng.
Quy định như vậy, theo đại biểu là chưa chặt chẽ, chưa thể hiện được vai trò cần và đủ của Nhà nước trong việc kiểm soát và bảo đảm an ninh, an toàn truyền tải điện trong mọi hoàn cảnh, tình huống. Do đó, cần phải chỉnh lại theo hướng Nhà nước không độc quyền nhưng có kiểm soát và thực hiện quyền vận hành truyền tải điện trong những trường hợp có nguy cơ tác động ảnh hưởng đến an ninh, an toàn hệ thống truyền tải điện, kể cả công trình đó là do các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đầu tư xây dựng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27