Chính phủ ưu tiên cao nhất cho xây dựng và hoàn thiện thể chế, tăng cường công khai, minh bạch

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 11/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần dành ưu tiên cao nhất cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế để phục vụ 3 khâu đột phá chiến lược, trên cơ sở bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, quán triệt yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường công khai, minh bạch, khắc phục được các hạn chế, bất cập, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.
Rà soát giảm phí, lệ phí tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 Chính phủ yêu cầu sớm có kế hoạch mở cửa lại trường học Chính phủ thảo luận về dự thảo Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 18/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 11/2021. Cùng chủ trì phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Lê Văn Thành.

Tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận về các đề nghị xây dựng Luật Giá (sửa đổi) do Bộ Tài chính xây dựng, Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) do Bộ Y tế xây dựng, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, Luật Lưu trữ (sửa đổi) do Bộ Nội vụ xây dựng, Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) do Ngân hàng Nhà nước xây dựng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao dịch điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng.

Chính phủ ưu tiên cao nhất cho xây dựng và hoàn thiện thể chế, tăng cường công khai, minh bạch
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phải trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Sau khi các thành viên Chính phủ thảo luận, Thủ tướng Chính phủ kết luận, Chính phủ đã thống nhất thông qua đề nghị xây dựng các dự án luật nói trên, giao các cơ quan chủ trì xây dựng tiếp thu các ý kiến thảo luận rất sôi nổi, tâm huyết, trách nhiệm, xác đáng tại phiên họp để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, phân tích rõ các căn cứ về chính trị, pháp lý và thực tiễn, trình các cấp có thẩm quyền, bảo đảm chất lượng, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Đánh giá kỹ tác động của các đề xuất chính sách mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ xác định dành ưu tiên cao nhất cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, phục vụ ba khâu đột phá chiến lược. Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII và các nghị quyết của Chính phủ từ khi được kiện toàn cũng nhấn mạnh cần ưu tiên cho công tác này. Trong nhiều tháng qua, Chính phủ đều có các phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Thủ tướng đánh giá cao các cơ quan đã căn cứ chương trình làm việc, tích cực chuẩn bị các hồ sơ, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để trình các cấp có thẩm quyền.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu chung với việc xây dựng và hoàn thiện thể chế là bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết, kết luận của Trung ương các khóa; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ. Các cơ quan quản lý nhà nước tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch, pháp luật, cơ chế, chính sách, phân bổ nguồn lực bảo đảm công khai, minh bạch và tăng cường kiểm tra, giám sát. Trong quá trình thiết kế chính sách, pháp luật, cần giải quyết hài hòa, hợp lý mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội, đẩy đẩy hợp tác công tư trên nền tảng phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế…

Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phải trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, ưu tiên bố trí nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác này, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Bộ trưởng khác để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tránh mâu thuẫn, chồng chéo hoặc bỏ sót vấn đề, để khoảng trống pháp lý giữa các luật. Song song với việc nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, cần nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện pháp luật, đặc biệt là công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo quan điểm người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể của mọi chính sách, con người vừa là trung tâm, vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

Chính phủ ưu tiên cao nhất cho xây dựng và hoàn thiện thể chế, tăng cường công khai, minh bạch
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày đề nghị xây dựng Luật Lưu trữ (sửa đổi). (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Thủ tướng yêu cầu bám sát, tiếp thu các ý kiến tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, chú trọng tổng kết thực hiện các quy định trước đây, đánh giá kỹ tác động của các đề xuất chính sách mới, chú trọng việc lấy ý kiến các đối tượng tác động và các chuyên gia, nhà khoa học để cập nhật, điều chỉnh, hoàn thiện hồ sơ, chính sách sát thực tiễn, phù hợp với tình hình đất nước, khắc phục, hạn chế tối đa các bất cập, yếu kém, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc do quy định chưa phù hợp thực tiễn… theo tinh thần có kế thừa, đổi mới và phát triển.

Quán triệt những định hướng lớn trong xây dựng các luật

Về đề nghị xây dựng Luật Giá (sửa đổi), Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, bảo đảm tính linh hoạt, cơ động theo cơ chế thị trường, xử lý hài hòa, hợp lý quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội, phù hợp tình hình thực tiễn. Cơ quan quản lý nhà nước tập trung xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình, điều kiện, các bộ ngành, địa phương bám sát thị trường để chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Việc xây dựng luật sửa đổi phải khắc phục được các bất cập, hạn chế, các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm... liên quan tới giá. Chú ý công cụ bình ổn giá, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội, bỏ qua an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Về đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi), Thủ tướng nêu rõ, đây là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội rất quan tâm tại kỳ họp Quốc hội vừa qua. Thủ tướng yêu cầu phân tích kỹ thêm tác động của các chính sách trên cơ sở bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân gắn với bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển tốt hơn, lành mạnh hơn. Cùng với đó, cần đẩy mạnh hiện đại hóa công tác quản lý, chuyển đổi số, tăng cường kiểm tra, giám sát, phân cấp, phân quyền, bảo đảm công khai, minh bạch.

Chính phủ ưu tiên cao nhất cho xây dựng và hoàn thiện thể chế, tăng cường công khai, minh bạch
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Thủ tướng yêu cầu quán triệt, bám sát các quan điểm mới về an sinh xã hội trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết 20 của Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc ​và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, nhất là bảo đảm nguyên tắc đóng – hưởng, nguyên tắc chia sẻ rủi ro, tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế; huy động hệ thống y tế tư nhân tham gia khám chữa bệnh cho người dân…

Về đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Thủ tướng yêu cầu tiến hành tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 93 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần đối với người lao động; quán triệt, bám sát các quan điểm mới trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 28 của Trung ương khoá XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; phân tích kỹ tác động chính sách, nhất là với đối tượng điều chỉnh để cụ thể hóa, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, chính sách bảo đảm phù hợp tình hình thực tiễn.

Về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao dịch điện tử, Thủ tướng nêu rõ, đây là lĩnh vực có những thay đổi rất nhanh trong thời gian qua nên việc sửa đổi, bổ sung Luật là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, phạm vi giao dịch điện tử rất rộng, do đó, phạm vi điều chỉnh của luật cần cân nhắc phù hợp, hiệu quả trên cơ sở rà soát các luật khác có liên quan. Thủ tướng lưu ý một số vấn đề như tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quy định hiện hành, xử lý các khoảng trống pháp lý; các vấn đề liên quan an ninh mạng, hoàn chỉnh và chia sẻ cơ sở dữ liệu, quản lý các nền tảng số, trong đó có các nền tảng số của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam…

Thủ tướng lưu ý một số vấn đề mới khi đề nghị xây dựng Luật Lưu trữ (sửa đổi) trong bối cảnh chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số. Cụ thể, đó là các chính sách về lưu trữ tư nhân, lưu trữ điện tử; nâng cao năng lực chuyển đổi số, bảo đảm an ninh mạng; trưng mua, trưng dụng tài liệu lưu trữ; quyền khai thác dữ liệu… Thủ tướng yêu cầu cần nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động, có các công cụ phù hợp, hiệu quả để phát huy mặt tích cực, hạn chế tối đa tác động tiêu cực có thể phát sinh.

Thủ tướng nhấn mạnh việc đề nghị xây dựng Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) là vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Thủ tướng yêu cầu tiếp tục lấy ý kiến các đối tượng liên quan và tham khảo kinh nghiệm, pháp luật của các nước; hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống rửa tiền, góp phần phòng chống tội phạm, tham nhũng, tiêu cực, thất thoát tài sản…

Phúc Chương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phối hợp thực hiện toàn diện kế hoạch công tác năm 2024

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phối hợp thực hiện toàn diện kế hoạch công tác năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 9/1, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai công tác năm 2025.
Quận Long Biên: Thêm 3 Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở được thành lập

Quận Long Biên: Thêm 3 Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở được thành lập

(LĐTĐ) Ngày 9/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã công bố quyết định kết nạp đoàn viên và thành lập Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Giang Biên.
Hà Nội: Cháy lán tạm tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu

Hà Nội: Cháy lán tạm tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu

(LĐTĐ) Tối 9/1/2025 đã xảy ra cháy 5 lán tạm có diện tích khoảng 300m2, tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hàng loạt dự án giao thông tại TP.HCM sẽ khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

Hàng loạt dự án giao thông tại TP.HCM sẽ khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Hàng lọat dự án giao thông trọng điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ khánh thành và đưa vào phục vụ người dân trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

(LĐTĐ) Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, hiện nay, khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách là rào cản cho sự phát triển.
LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Nhiều đổi mới sáng tạo trong hoạt động Công đoàn

LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Nhiều đổi mới sáng tạo trong hoạt động Công đoàn

(LĐTĐ) Chiều 9/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Transerco sắp thí điểm vận hành xe buýt điện

Transerco sắp thí điểm vận hành xe buýt điện

(LĐTĐ) Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, đến nay công tác đầu tư phương tiện và hạ tầng phục vụ xe buýt điện đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo sẵn sàng cho việc khai trương.

Tin khác

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm, tặng quà Tết tại Đồng Nai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm, tặng quà Tết tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Sáng 9/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Đoàn công tác Chính phủ đã tới thăm, tặng quà Tết cho 400 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo; công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Bình Dương: Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bình Dương: Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Đoàn công tác của tỉnh Bình Dương đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo, trẻ em và công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Quy định cụ thể với thủ tục hành chính đang được xử lý khi thực hiện sắp xếp

Quy định cụ thể với thủ tục hành chính đang được xử lý khi thực hiện sắp xếp

(LĐTĐ) Dự thảo Nghị quyết chưa có nội dung xử lý cho trường hợp thủ tục hành chính đang được xử lý trong giai đoạn chuyển giao, sắp xếp (cơ quan trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhận kết quả, cơ quan sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy trả kết quả).
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Từ ngày 6 - 8/1, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 53. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Thống nhất nhận thức và hành động tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế

Thống nhất nhận thức và hành động tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế

(LĐTĐ) Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính phủ cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

Chính phủ cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 8/1, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, sau khi các đại biểu thảo luận đánh giá tình hình, kết quả năm 2024, các nhiệm vụ, giải pháp năm 2025 và nghe Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu đáp từ, kết luận Hội nghị.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương

(LĐTĐ) Sáng nay (8/1), Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tham dự hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú.
Thủ tướng yêu cầu tập trung nguồn lực cao nhất hoàn thiện các dự án luật

Thủ tướng yêu cầu tập trung nguồn lực cao nhất hoàn thiện các dự án luật

(LĐTĐ) Ngày 7/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025, thảo luận 7 dự án luật và nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội, trong đó có nhiều nội dung quan trọng liên quan việc thực hiện sắp xếp bộ máy "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả".
Công bố 2 Nghị quyết kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội

Công bố 2 Nghị quyết kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội

(LĐTĐ) Chiều 7/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Bộ Công an tiếp tục gương mẫu, đi đầu về tinh gọn tổ chức bộ máy

Bộ Công an tiếp tục gương mẫu, đi đầu về tinh gọn tổ chức bộ máy

(LĐTĐ) Ngày 7/1, tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã dự, chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác tổ chức cán bộ lực lượng Công an nhân dân năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025 của Cục Tổ chức cán bộ.
Xem thêm
Phiên bản di động