Chín đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Nhằm giảm áp lực tài chính cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, từ đó khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện, góp phần đảm bảo phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô, từ 1/8/2022, người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được hỗ trợ tiền đóng BHXH.
Gần 2,7 triệu người lao động đã được xác nhận hồ sơ để hưởng tiền hỗ trợ thuê nhà BHXH Việt Nam phối hợp "gỡ vướng" thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT

9 nhóm đối tượng được hưởng lợi

Tại Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố, trong đó chi hỗ trợ thêm tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2022-2025. Thời gian thực hiện từ 1/8/2022-31/12/2025.

Chín đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm xã hội
BHXH thành phố Hà Nội ra quân, tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện tới người dân.

Theo đó, có 9 đối tượng nằm trong diện hỗ trợ, gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng trước ngày 1/1/2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng từ ngày 1/1/2018 trở đi; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; người lao động giúp việc gia đình; người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương; xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; người nông dân, người lao động tự tạo việc làm, bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình; người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH (trừ trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm); người tham gia khác (đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định theo quy định tại Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND ngày 5/9/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố quy định chuẩn nghèo đa chiều của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025).

Cụ thể, người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định. Cùng với mức hỗ trợ của Nhà nước theo quy định hiện hành, người dân Thủ đô tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hỗ trợ thêm tiền đóng từ 10-30%, nâng tổng số mức đóng được hỗ trợ lên 20-60%. Theo đó, mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng thấp nhất đối với người thuộc hộ nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội là 132.000 đồng, hộ cận nghèo là 165.000 đồng, và người thuộc đối tượng khác là 264.000 đồng.

Cụ thể: Thành phố sẽ hỗ trợ thêm 30% mức đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ nghèo; hỗ trợ thêm 25% mức đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ cận nghèo; hỗ trợ thêm 10% mức đóng BHXH tự nguyện đối với các đối tượng khác (mức hỗ trợ này ngoài mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được quy định tại Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ).

Như vậy, tổng mức hỗ trợ của Nhà nước và ngân sách Thành phố dành cho người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn Thủ đô được áp dụng như sau: Người thuộc hộ nghèo được hỗ trợ 60%; người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ 50%, các nhóm đối tượng khác được hỗ trợ 20%.

Theo đó, mức đóng hằng tháng thấp nhất đối với người thuộc hộ nghèo là 132.000 đồng, hộ cận nghèo là 165.000 đồng, người thuộc đối tượng khác là 264.000 đồng.

Với đối tượng và mức hỗ trợ trên, trong thời gian thực hiện từ ngày 1/8/2022 đến hết ngày 31/12/2025, thành phố Hà Nội dự kiến kinh phí hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2022-2025 là khoảng 181,966 tỷ đồng.

Có thể nói, với quyết định hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện từ ngân sách Thành phố đã thể hiện sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền Thành phố trong việc phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô.

Nguồn kinh phí hỗ trợ không chỉ giảm áp lực tài chính cho người tham gia BHXH tự nguyện, từ đó khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện trong giai đoạn hiện nay, mà còn góp phần đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu Thành phố được giao theo Nghị quyết số 28-NQ/TW 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH và Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội, hướng tới mở rộng phạm vi bao phủ BHXH toàn dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân Thủ đô.

Đẩy mạnh tuyên truyền, đưa chính sách tới người dân

Để chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội nhanh chóng đi vào cuộc sống, ngay sau khi Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua mức chi hỗ trợ, BHXH Thành phố đã chủ động triển khai tới cơ sở bằng nhiều hình thức. Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng Phòng truyền thông và phát triển đối tượng BHXH thành phố Hà Nội cho biết: Hiện, trên địa bàn Thành phố có 63.700 người tham gia BHXH tự nguyện. Nhằm giúp người dân hiểu thêm về chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước và chính quyền Thành phố, thời gian qua, BHXH Thành phố và BHXH các quận, huyện, thị xã đã đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về mức hỗ trợ tiền đóng, gắn với đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT với nhiều hình thức hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với từng địa bàn và từng thời điểm.

Cụ thể: Xây dựng cụm panô, áp phích, phát hành tờ rơi; tuyên truyền trên báo chí, hệ thống thông tin cơ sở (đài truyền thanh, tuyên truyền viên và báo cáo viên cơ sở, bảng tin công cộng); tuyên truyền trên mạng xã hội, các nền tảng công nghệ số, kết hợp giữa tuyên truyền của người có uy tín với các sản phẩm truyền thông, video, clip...

Cũng từ đầu năm đến nay, để tăng số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn Thành phố, BHXH Thành phố đã phối hợp với Bưu điện Thành phố tổ chức 2 lễ ra quân cao điểm tuyên truyền BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, hưởng ứng Tháng BHXH toàn dân… qua đó đã phát triển được 905 người tham gia BHXH tự nguyện, 2.676 người tham gia BHYT hộ gia đình.

Chia sẻ về các giải pháp thúc đẩy số người tham gia BHXH tự nguyện tại địa phương, bà Lê Thị Kim Thúy - Giám đốc BHXH quận Long Biên cho biết: Hiện địa bàn quận có 2.900 người tham gia BHXH tự nguyện. Ngay sau khi Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua mức chi hỗ trợ, BHXH quận đã có văn bản, đi kèm với nội dung tuyên truyền gửi sang Phòng Văn hóa thông tin quận đề nghị phối hợp tuyên truyền trên Bản tin, phát thanh trên loa truyền thanh của 14 phường để người dân nắm rõ về điều kiện thụ hưởng và mức kinh phí được hỗ trợ.

Bên cạnh đó, BHXH quận đang phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận rà soát đối tượng, trình Ủy ban nhân dân quận phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận xem xét hỗ trợ thêm kinh phí 50% từ Quỹ Vì người nghèo cấp quận, cấp phường để hỗ trợ thêm mức đóng BHXH tự nguyện cho người dân thuộc hộ cận nghèo.

Bà Thúy cho biết, hiện trên địa bàn quận Long Biên có 228 hộ cận nghèo với 534 người đang được cấp thẻ bảo hiểm y tế, trong đó có 330 người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện (từ 15 tuổi trở lên). Với mục tiêu tăng cường an sinh xã hội trên địa bàn quận, BHXH quận đang cố gắng huy động các nguồn Quỹ, xã hội hóa, nhằm hỗ trợ để người dân từng bước tự giác tham gia BHXH, góp phần đảm bảo an sinh xã hội của người dân trên địa bàn, cũng như mục tiêu nâng cao mức sống của người dân Thủ đô./.

Bảo Duy

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, dự kiến áp dụng từ đầu năm 2025.
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(LĐTĐ) Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ LĐTBXH trình Chủ tịch nước ban hành quyết định tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Đối tượng và mức quà tặng vẫn giữ nguyên như năm 2024 gồm hai mức là 600.000 đồng và 300.000 đồng.
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh

Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh

(LĐTĐ) Một trong những quan điểm, định hướng quan trọng của Luật Nhà giáo là chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo với các tiêu chuẩn bám sát yêu cầu về năng lực nghề nghiệp gắn với từng cấp học và trình độ đào tạo.
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô

Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Với sự quan tâm thiết thực của thành phố Hà Nội thông qua chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, đã giúp lực lượng này yên tâm công tác, để sau này có lương hưu hằng tháng và có chế độ BHYT để chăm lo sức khỏe.
Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con

Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con

(LĐTĐ) Theo quy định hiện hành, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) không còn ghi thông tin về thời hạn sử dụng thẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị sử dụng thẻ BHYT của các con được gia hạn kịp thời sau khi đã đóng BHYT tại trường học, phụ huynh có thể tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT bằng nhiều cách; đăng ký tài khoản VssID cho các con qua tài khoản VssID của cha, mẹ với các thủ tục đơn giản.
Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương

Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương

(LĐTĐ) Khi đi làm vào các ngày lễ, Tết, người lao động sẽ được hưởng ít nhất 300% lương so với đơn giá tiền lương, hoặc tiền lương trả thực theo công việc.
Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước

Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước

(LĐTĐ) Hiện lương hưu của người làm trong khu vực Nhà nước đang được tính mức bình quân của các năm cuối, tuy nhiên, với những người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi, sẽ hưởng lương hưu trên nền tiền lương của toàn bộ quá trình…
Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi

Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi

(LĐTĐ) Những thay đổi trong năm 2025 về chính sách tuổi nghỉ hưu, tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ tác động tới quyền lợi của nhiều người lao động.
Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế

Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT), nhiều ý kiến cho rằng, việc mở rộng quyền lợi của người tham gia BHYT là quy định nhân văn, song cần xem xét, cân nhắc để bảo đảm tính khả thi, khả năng cân đối Quỹ BHYT phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất

Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất

(LĐTĐ) Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, việc xây dựng Luật Nhà giáo là nhằm tạo cơ sở pháp lý để xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng; tôn vinh nhà giáo và tạo động lực cho người dạy, học, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề...
Xem thêm
Phiên bản di động