Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử

(LĐTĐ) Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử ngày càng được đông đảo du khách trong nước và quốc tế biết đến là nơi tham quan, hành hương lý tưởng mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Đã mắt với thiết kế căn hộ “nhỏ mà có võ” tại Imperia Smart City “Săn” quỹ căn hộ cuối cùng, nhận quà tặng “khủng” tại Imperia Smart City
Tây Yên Tử trong dịp lễ hội đầu năm 2023
Tây Yên Tử trong dịp lễ hội đầu năm 2023.

Núi Yên Tử nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang. Theo lịch sử, sườn Đông Yên Tử (Quảng Ninh) là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập, còn sườn Tây Yên Tử (Bắc Giang) là "con đường hoằng dương Phật pháp" của Ngài.

Không gian văn hóa - Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử với những giá trị đặc sắc của khu du lịch văn hóa tâm linh, ngày càng thu hút đông đảo du khách thập phương tìm đến. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, du khách lại nô nức đến đây tham quan, chiêm bái cầu an. Một số sự kiện văn hóa ở Tây Yên Tử hấp dẫn không riêng gì người Việt mà còn du khách nước ngoài. Theo thống kê, hàng năm có đến gần 1 triệu lượt khách nội địa và gần 5.000 du khách nước ngoài tìm đến khám phá.

Dừng chân tại Tây Yên Tử, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng lung linh, huyền ảo về đêm (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)
Dừng chân tại Tây Yên Tử, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng lung linh, huyền ảo về đêm (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023).

Tham gia vào hành trình đến với Tây Yên Tử, du khách có thể trải nghiệm 1 tour du lịch tâm linh đi theo con đường bộ hành hoằng dương Phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông qua các điểm chùa, tháp dọc sườn Tây Yên Tử. Bạn sẽ được đến cổ tự Vĩnh Nghiêm vãn cảnh, tìm hiểu bộ mộc bản độc nhất vô nhị được bảo quản hàng trăm năm qua đã trở thành Di sản tư liệu thế giới, rồi qua đền Suối Mỡ (Lục Nam), lên chùa Hạ, chùa Thượng, chùa Đồng, chiêm bái tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh Yên Tử…

Tây Yên Tử hiện nay đã được quy hoạch với quy mô 136ha, không chỉ gồm hệ thống các chùa mà còn có đa dạng khu chức năng phục vụ du khách như: khu đón tiếp và điều hành; khu trung tâm văn hóa lịch sử với những công trình độc đáo và hấp dẫn: Long môn quan, công viên Phật giáo thế giới, sa bàn con đường hoằng dương Phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông; khu nghỉ dưỡng sinh thái tiêu chuẩn từ 2-5 sao; trung tâm tâm linh và khu vực cáp treo ga đến chùa Thượng.

Dưới đây là những danh lam - thắng cảnh không thể bỏ qua khi đặt chân đến chốn linh thiêng Tây Yên Tử:

Đặt chân tới Tây Yên tử, du khách sẽ được tham quan và tìm hiểu về 10 tượng đá kể về 10 giai đoạn cuộc đời của Phật Hoàng Trần Nhân Tông được đặt trong khu đi bộ vãn cảnh. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)
Đặt chân tới Tây Yên Tử, du khách sẽ được tham quan và tìm hiểu về 10 tượng đá kể về 10 giai đoạn cuộc đời của Phật hoàng Trần Nhân Tông được đặt trong khu đi bộ vãn cảnh. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023).
Hay chụp ảnh, check in với cây cầu vô cực độc đáo. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)
Hay chụp ảnh, check in với cây cầu vô cực độc đáo. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023).
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử
Mỗi du khách đến đây chắc chắn ai cũng sẽ lưu giữ cho mình những tấm hình lưu niệm tại Quảng trường trung tâm Tây Yên Tử được xây dựng tái hiện Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023).
Mỗi du khách đến đây chắc chắn ai cũng sẽ lưu giữ cho mình những tấm hình lưu niệm tại Quảng trường trung tâm Tây Yên Tử được xây dựng tái hiện Hoàng Thành Thăng Long. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)
Chùa Hạ nằm dưới chân Tây Yên Tử là trung tâm diễn ra các lễ hội, các hoạt động du lịch, các hoạt động tôn giáo. Đặc biệt, cổng vào Chùa Hạ được ví như "Cổng Trời" là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch đến tham quan, check in. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023).
Du khách du xuân đầu năm và cầu bình an tại chùa Hạ. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)
Du khách du xuân đầu năm và cầu bình an tại chùa Hạ. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023).
Tiếp đó du khách sẽ di chuyển đến tuyến cáp treo với chiều dài hơn 2km nối liền từ Tây Yên Tử Bắc Giang sang chùa Đồng Quảng Ninh. Hệ thống cáp treo Yên Tử đã giúp rút ngắn khoảng cách, tiết kiệm thời gian, công sức, giúp du khách dễ dàng hành hương về Yên Tử. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)
Tiếp đó du khách sẽ di chuyển đến tuyến cáp treo với chiều dài hơn 2km nối liền từ Tây Yên Tử Bắc Giang sang chùa Đồng Quảng Ninh. Hệ thống cáp treo Yên Tử đã giúp rút ngắn khoảng cách, tiết kiệm thời gian, công sức, giúp du khách dễ dàng hành hương về Yên Tử. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023).
Đường ra ga cáp treo để đi lên chùa Thượng và chùa Đồng được bao quanh bởi núi non hùng vĩ. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)
Đường ra ga cáp treo để đi lên chùa Thượng và chùa Đồng được bao quanh bởi núi non hùng vĩ. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023).
Du khách có thể dễ dàng di chuyển lên Chùa Thượng bằng đường cáp treo. Chùa Thượng được coi là điểm đến cuối cùng của núi Yên Tử. Đây là nơi thiền lý tưởng nhất của các phật tử. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)
Du khách có thể dễ dàng di chuyển lên Chùa Thượng bằng đường cáp treo. Chùa Thượng được coi là điểm đến cuối cùng của núi Yên Tử. Đây là nơi thiền lý tưởng nhất của các phật tử. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023).
Hàng năm, Tây Yên Tử cũng là nơi diễn ra nhiều lễ hội lớn, đón du khách thập phương về tham dự. Ngay trong dịp đầu xuân Qúy Mão vừa qua, Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử và Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2023 đã thu hút 500-600 nghìn lượt khách đổ về đây. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)
Hàng năm, Tây Yên Tử cũng là nơi diễn ra nhiều lễ hội lớn, đón du khách thập phương về tham dự. Ngay trong dịp đầu xuân Quý Mão vừa qua, Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử và Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2023 đã thu hút 500-600 nghìn lượt khách đổ về đây. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023).
Rất nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức trong dịp khai xuân đầu năm 2023, trong đó đặc biệt phải kể đến Lễ rước bộ Mộc bản Cư trần lạc đạo phú" được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là lễ rước theo nghi thức Phật giáo lớn nhất Việt Nam. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)
Rất nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức trong dịp khai xuân đầu năm 2023, trong đó đặc biệt phải kể đến Lễ rước bộ Mộc bản Cư trần lạc đạo phú" được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là lễ rước theo nghi thức Phật giáo lớn nhất Việt Nam. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023).
Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử được phát triển bởi Tập đoàn MIK GROUP với mong muốn bảo tồn, phát huy giá trị di sản đặc sắc, góp phần kích cầu du lịch, giới thiệu đến nhân dân, khách du lịch trong nước và quốc tế các giá trị di sản tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa xã hội, kinh tế của địa phương.

PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

(LĐTĐ) Hội nghị Khoa học thường niên - Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024 với chủ đề "Tiếp cận đa chiều trong xu hướng điều trị mới các bệnh cơ xương khớp" vừa diễn ra tại Thái Nguyên.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội được tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng những công nghệ khảo thí tiên tiến, tiếp cận với các kỳ thi đánh giá tư duy hiện đại trên thế giới.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan

Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan

(LĐTĐ) Nhiều chiến dịch ra quân để tháo dỡ các công trình làm mất mỹ quan đô thị, cùng các công trình cộng đồng đang được Phú Quốc quyết liệt đầu tư, nhằm lấy lại cảnh quan cho đảo Ngọc.
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

(LĐTĐ) Các thành viên trong Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao của Việt Nam vừa đề xuất ngày 11/11 là Ngày Chiều cao thế giới.
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

(LĐTĐ) “Hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn là một hành trình dài, với rất nhiều rào cản về kinh tế và tâm lý mà họ phải vượt qua. Thấu hiểu điều đó, từ khi thành lập (2009) đến nay, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội luôn chú trọng tới các chương trình hỗ trợ cộng đồng hiếm muộn, với mong muốn san sẻ một phần chi phí cũng như động viên tinh thần các cặp vợ chồng trên hành trình tìm con”, bác sĩ Phạm Văn Hưởng, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ.
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Chương trình "Gặp mặt trẻ em Thủ đô tiêu biểu vượt khó học tốt” được tổ chức thường niên là hoạt động có ý nghĩa thiết thực của thành phố Hà Nội nhằm động viên những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khích lệ tinh thần hiếu học của các em, động viên các em nỗ lực vươn lên thành con ngoan, trò giỏi.
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia

(LĐTĐ) Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia, trong đó có hai máy bay MIG-21 số hiệu 4324; 5121; xe tăng T54B số hiệu 843 và bản đồ quyết tâm chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Xem thêm
Phiên bản di động