Chất lượng Thỏa ước lao động tập thể là "chìa khóa" tăng năng suất lao động và thu nhập

(LĐTĐ) Chiều 30/11, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Diễn đàn thảo luận số 3 với chủ đề: "Tập trung nguồn lực thúc đẩy đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT), nhất là về tiền lương, điều kiện làm việc". Diễn đàn là hoạt động ý nghĩa và thiết thực trước thềm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhằm sớm thu thập các ý kiến, đề xuất để tổng hợp và đề ra nhiệm vụ, giải pháp, cũng như các hoạt động trọng tâm trong nhiệm kỳ tới.
Kinh nghiệm xây dựng Thỏa ước lao động tập thể Kinh nghiệm ký được Thỏa ước lao động tập thể loại A Trung gian tạo quan hệ lao động hài hòa

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, bà Trần Thị Thanh Hà - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: Nhiệm kỳ 2018 - 2023, với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, sự trách nhiệm, vào cuộc cả hệ thống Công đoàn, công tác đại diện, bảo vệ, đặc biệt là công tác tham gia đối thoại, thương lượng tập thể của tổ chức Công đoàn đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Chất lượng Thỏa ước lao động tập thể là
Bà Trần Thị Thanh Hà, Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì Diễn đàn.

Việc phối hợp thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đối thoại tại nơi làm việc tiếp tục có chuyển biến tích cực với 98,8% doanh nghiệp nhà nước và 64,93% doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước tổ chức hội nghị người lao động và các hình thức dân chủ khác theo quy định của pháp luật; 99,07% doanh nghiệp nhà nước và 67,96% doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước có tổ chức Công đoàn tổ chức đối thoại tại nơi làm việc.

Hoạt động thương lượng, ký kết TƯLĐTT nhất là doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước được chú trọng, có nhiều đổi mới, đạt kết quả quan trọng. Đã ký mới 15.832 bản TƯLĐTT doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 72,12% (tăng 6,47% so với đầu nhiệm kỳ), trong đó tỷ lệ TƯLĐTT đạt loại B trở lên là 48,2%, tăng 19,6% so với đầu nhiệm kỳ; đã ký kết 22 bản TƯLĐTT nhóm doanh nghiệp, 3 TƯLĐTT thể ngành, mang lại lợi ích cao hơn luật cho hơn 7 triệu lao động.

Những kết quả trên đã góp phần quan trọng trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp, giữ ổn định việc làm, tiền lương, thu nhập, đảm bảo điều kiện làm việc, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, các đối tác, xã hội, đoàn viên, người lao động đánh giá cao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đối thoại, thương lượng TƯLĐTT tập thể vẫn còn những tồn tại, hạn chế như hoạt động tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức đối thoại tỷ lệ còn thấp, nhiều nơi còn hình thức; TƯLĐTT có độ bao phủ chưa rộng, nhiều bản chất lượng còn thấp; TƯLĐTT ngành giảm sút về số lượng đơn vị tham gia, hết hạn chưa được ký kết lại; TƯLĐTT có nhiều doanh nghiệp tham gia còn manh mún, khả năng mở rộng thấp…

Nhiệm kỳ tới, dự báo toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục phát triển nhưng gặp nhiều trở ngại, thách thức. Trong nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp tục được đẩy mạnh; khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn biến nhanh, đột phá, dẫn đến sự thay đổi lớn về quan hệ lao động… sẽ đặt ra nhiều vấn đề mới, thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Chất lượng Thỏa ước lao động tập thể là
Toàn cảnh diễn ra Diễn đàn.

Trước bối cảnh trên, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII xác định chủ đề “Đổi mới tổ chức và hoạt động, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện; thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, góp phần thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc”…

Đặc biệt là chỉ tiêu “Ít nhất 83% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức Công đoàn đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được công đoàn thương lượng, ký kết được TƯLĐTT theo quy định của pháp luật”; dự kiến xây dựng khâu đột phá “Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động”.

Để đảm bảo thực hiện được các nội dung, chỉ tiêu, nhiệm vụ trên, trước thềm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Diễn đàn thảo luận số 3 với chủ đề Tập trung nguồn lực thúc đẩy đối thoại, thương lượng, ký kết TƯLĐTT, nhất là về tiền lương, điều kiện làm việc.

Diễn đàn được tổ chức với mong muốn phát huy trí tuệ của các đại biểu, các chuyên gia, nhà khoa học, các đối tác 3 bên nhằm giúp tổ chức Công đoàn thực hiện hiệu quả, đạt được kết quả đột phá trong công tác đối thoại, thương lượng tập thể, góp phần cải thiện rõ ràng về tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động của đoàn viên, người lao động.

Tham gia tham luận tại Diễn đàn, TS Nguyễn Thu Hằng, Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết hoạt động thương lượng, ký kết TƯLĐTT có sự gia tăng về số lượng. Đến nay tổng số thoả ước được ký kết đến hết năm 2022 là 42.000 bản, bao phủ hơn 6,19 triệu lao động. Các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động được kiện toàn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động trong tình hình mới.

Để thúc đẩy hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể, đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng tổ chức Công đoàn cần tích cực tham gia vào các cơ chế đối thoại ba bên ở các cấp, đồng thời thể hiện rõ vai trò là tổ chức đại diện người lao động trong Hội đồng Tiền lương quốc gia và Ủy ban Quan hệ lao động. Mở rộng độ bao phủ gắn với nâng cao chất lượng TƯLĐTT; trọng tâm là tiền lương, thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc.

Phối hợp có hiệu quả với người sử dụng lao động trong việc tổ chức các hoạt động đối thoại bắt buộc theo quy định của pháp luật và đa dạng hóa các hình thức đối thoại khác. Tham gia xây dựng và giám sát có hiệu quả việc thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở.

Chất lượng Thỏa ước lao động tập thể là "chìa khóa" tăng năng suất lao động và thu nhập
TS Nguyễn Thu Hằng, Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) thảo luận tại Diễn đàn.

Cũng tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Tây Ninh Dương Đại Lộc thạm luận với nội dung: Vai trò của Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) trong việc thực hiện tốt công tác đối thoại, thương lượng tập thể, tổ chức thực hiện TƯLĐTT tại doanh nghiệp

Theo ông Lộc, trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, Công đoàn tỉnh Tây Ninh đã tập trung nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT trong các doanh nghiệp. Bình quân số lượng doanh nghiệp có ký kết TƯLĐTT đạt trên 88,83%, có 53,1% bản thỏa ước được xếp loại A, B, cao hơn bình quân chung của cả nước.

Đạt được kết quả nêu trên, có vai trò rất lớn của Chủ tịch CĐCS tại doanh nghiệp. Chủ tịch CĐCS đã thực hiện rất nhiều công việc khó khăn, vất vả để đạt được kết quả đối thoại, thương lượng có lợi cho NLĐ, cụ thể như: Chủ động phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc; xây dựng chương trình phát động các phong trào thi đua gắn chặt với các mục tiêu, định hướng, kế hoạch sản xuất - kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp;…

Đồng thời, Chủ tịch CĐCS thường xuyên và định kỳ tập hợp ý kiến của đoàn viên, người lao động để trao đổi, đối thoại, thương lượng các nội dung để xây dựng TƯLĐTT. Trên cơ sở lấy ý kiến của đoàn viên, người lao động, thống nhất với Ban Chấp hành đề xuất những nội dung cần phải đối thoại, thương lượng trên cơ sở điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để chọn lọc nội dung đề nghị đối thoại thương lượng với người sử dụng lao động…

Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa vai trò của Chủ tịch CĐCS nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể của các cấp Công đoàn trong nhiệm kỳ tới, tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Tây Ninh đã đề đạt một số kiến nghị.

Trong đó, kiến nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam cần tập trung tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng đối thoại, đàm phán, thương lượng cho đội ngũ cán bộ Công đoàn, nhất là chủ tịch CĐCS khu vực ngoài Nhà nước, trang bị cơ bản kiến thực pháp luật lao động và công đoàn, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động; quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác chính sách, pháp luật và quan hệ lao động đủ năng lực để hỗ trợ cán bộ Công đoàn trong công tác đối thoại, thương lượng tập thể.

Bên cạnh đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn tại các doanh nghiệp, nhất là Chủ tịch CĐCS phải có năng lực tập hợp quần chúng, liên hệ mật thiết với đoàn viên, người lao động; am hiểu về luật pháp, chế độ, chính sách có liên quan đến người lao động; nhiệt tình, trách nhiệm với công tác; có kỹ năng trong hoạt động, nhất là kỹ năng trong việc đối thoại, thương lượng tập thể để giải quyết thấu đáo những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động...

Theo Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thị Thanh Hà, những ý kiến tại Diễn đàn thảo luận số 3 sẽ được Tổng LĐLĐ Việt Nam tổng hợp và báo cáo đầy đủ tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, làm cơ sở quan trọng để Đại hội đánh giá, thảo luận và đề ra nhiệm vụ, giải pháp và các hoạt động trọng tâm trong nhiệm kỳ tới.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Xem thêm
Phiên bản di động