Chặn đà tăng giá xăng, Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi
Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tiếp tục biến động phức tạp như hiện nay, việc tiếp tục tính toán, cân đối sử dụng Quỹ bình ổn giá (BOG) xăng dầu để góp phần bình ổn giá xăng dầu; qua đó, hỗ trợ người tiêu dùng và sản xuất kinh doanh là giải pháp cần thiết.
Từ đầu năm đến nay, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương (cơ quan chủ trì) ban hành 13 văn bản điều hành xăng dầu. Trong đó, mặt hàng xăng là 10 lần tăng giá và 3 lần giảm giá; dầu điêzen có 10 lần tăng giá và 3 lần giảm; dầu hỏa có 9 lần tăng giá, 3 lần giảm và 1 lần giữ ổn định giá; dầu madut có 8 lần tăng giá, 3 lần giảm và 2 lần giữ ổn định giá. Tuy nhiên, dù được giảm 50% thuế bảo vệ môi trường, nhưng gần đây, giá xăng tiếp tục tăng và “neo” ở mức cao.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng diễn biến tình hình gần đây đang cho thấy thị trường xăng dâu thế giới sẽ còn nhiều biến động khó lường, khó dự báo, tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu của nước ta. Trong khi đó, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, có tác động lớn đến nền kinh tế. Sự biến động về giá cả mặt hàng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mặt bằng giá cả, chỉ số CPI trong nước cũng như việc thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội, Chính phủ đề ra cho năm 2022.
Chặn đà tăng giá xăng dầu, Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm 8% thuế nhập khẩu (Ảnh minh họa). |
Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ điều chỉnh thuế suất MFN đối với mặt hàng xăng động cơ không pha chì (HS 2710.12.2x) từ mức 20% hiện nay xuống mức 12% (chênh 4% so với thuế suất FTA từ Hàn Quốc và ASEAN) nhằm góp phần giảm chi phí nhập khẩu xăng và đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu.
Hiện nay, Việt Nam có 36 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu (3 doanh nghiệp kinh doanh nhiên liệu bay) và hơn 300 doanh nghiệp phân phối xăng dầu đóng vai trò tạo nguồn cho hệ thống đại lý, trong đó, Tập đoàn Xăng dầu chiếm khoảng 45-50% thị phần, các doanh nghiệp đầu mối còn lại chiếm 50-55% thị phần. Các doanh nghiệp đầu mối phân phối xăng dầu chủ yếu từ nguồn của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, Bình Sơn và phần còn lại được nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc và khu vực ASEAN theo thuế suất tại các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Bộ Tài chính cho rằng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trước bối cảnh của dịch bệnh và chiến tranh đang diễn ra, tiếp sau việc giảm 50% thuế bảo vệ môi trường, cần thiết phải có phương án điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế MFN) đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu, tránh bị động bởi phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Hàn Quốc và ASEAN, đồng thời, đảm bảo mức chênh lệch phù hợp với mức thuế suất theo các FTA mà Việt Nam ký kết.
Do đó, hiện Bộ Tài chính gửi lấy ý kiến các bộ, ngành dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Bộ Tài chính cho hay, thực hiện theo phương án này mặc dù có thể không tác động nhiều đến việc làm giảm giá xăng trong nước, do hiện nay xăng nhập khẩu chủ yếu từ ASEAN và Hàn Quốc với mức thuế nhập khẩu FTA là 8% nhưng sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Hoa Kỳ và các quốc gia khu vực Trung Đông. Từ đó, tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một số đối tác như hiện nay trong trường hợp nguồn cung trên thị trường thế giới biến động.
Mức chênh lệch 4% giữa thuế suất MFN và thuế suất FTA đối với xăng cũng là hợp lý, từ đó, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm các nguồn cung xăng dầu mới trong trường hợp nguồn cung xăng dầu từ các thị trường truyền thống bị thiếu hụt và vẫn đảm bảo được dư địa đám phán các Hiệp định FTA mới trong tương lai trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
Về điều hành giá, Bộ Tài chính cho rằng cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới và làm tốt công tác dự báo, tiếp tục cân đối sử dụng công cụ tài chính là Quỹ BOG một cách linh hoạt, hiệu quả để hạn chế trường hợp tăng đột biến về giá. Ngoài ra, chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền về điều hành giá xăng dầu để đảm bảo tính công khai, minh bạch; hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng gây bất ổn thị trường.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55