Câu chuyện rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ ven biển chủ yếu là cây phì lao có chức năng bảo vệ môi trường, cụ thể giảm sự tàn phá của gió bão, tránh sa mạc hóa, cát hóa diện tích đất nông nghiệp phía trong (ảnh minh họa- nguồn VOV) |
Không phải ngẫu nhiên mà tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV, khi đề cập đến vấn đề khai thác rừng gắn với bảo vệ môi trường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định “trong thời gian tới cả nước sẽ trồng mới 1 tỷ cây xanh”. Đơn giản cây xanh, rừng là một phận cấu thành sự sống của con người. Làm tốt công tác bảo vệ rừng (rừng tự nhiên, rừng phòng hộ ven biển, ven sông), trồng mới cây xanh không chỉ làm giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra mà còn góp phần “bảo vệ” nền sản xuất nông nghiệp. Nên nhớ, khi kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, thì nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng dự kiến 5% trong năm nay (dẫu không đạt kế hoạch mà Quốc hội đề ra), có được điều đó là nhờ lĩnh vực nông nghiệp là trụ đỡ cho nền kinh tế.
Quê tôi miền biển thuộc Bắc Trung bộ, gió Lào, cát trắng. Nhớ lại những năm trước 1996, quê tôi vẫn dùng nguyên liệu củi, rơm, rạ làm chất đốt, nên nhà ai cũng có một vài sào đất ven biển để trồng cây phi lao (cả làng trồng tạo thành rừng phi lao). Rừng phi lao không chỉ cho bà con nguyên liệu làm chất đốt mà quan trọng hơn nữa tạo “lá chắn” để gió biển, cát biển không làm cho những cánh đồng phía trong bị cằn hóa, sa mạc hóa (quê tôi ven biển nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn là nghề chính). Nhờ làm tốt công tác trồng rừng phòng hộ, nên những năm đó phía sau rừng phi lao đất đai rất phì nhiều. Ruộng nhiều bùn, cỏ mọc khắp nơi tươi tốt để phục vụ cho công tác chăn nuôi gia súc (trâu, bò), dưới đồng thì tôm, cá ếch… vô cùng nhiều. Lúa, khô, khoai, lạc năm nào cũng bội thu. Nói gắn gọn hệ sinh ra thái đa dạng và năng suất nông nghiệp cũng tương đối cao.
Thế rồi, những năm 2000, khi dân làng có điện, đặc biệt sự lên ngôi của “bếp ga”, việc trồng rừng phòng hộ bị sao nhãng, dân làng không quan tâm lắm. Đất trồng rừng phòng hộ (quê tội gọi là gồ) bị trơ trọi, rừng phi lao tốt tươi ngày nào bỗng xơ xác, đi kèm đó là đất nông nghiệp cũng bị khô hóa, cằn hóa theo. Đơn giản khoảng trong vòng 5 năm (2000-2005) vì không có rừng phi lao chắn gió nên đất nông nghiệp bị gió biển, cát biển thổi vào làm bạc mầu. Ruộng đồng trở nên cằn cỗi, tiêu điều, những sự phì nhiều ngày nào bỗng chốc thành di vãng. Nhận biết sự nguy hiểm của gió và cát biển, một số người dân đã tiến hành trồng lại rừng phi lao trên bãi gồ trọc trơn. Kết quả, từ năm 2010 đến nay, rừng phi lao đã tươi tốt trở lại, đi kèm đó là những diện tích đất nông nghiệp phía trong cũng đã được hồi sinh. Làng xóm lại lấy lại màu xanh của cây lá thuở nào. Mới là điều cần phải xem xét kỹ và thấu đáo.
Hơn lúc nào hết để diện tích rừng nói chung, rừng phòng hộ nói riêng không bị chuyển đổi quá nhiều, có lẽ đã đến lúc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp cũng nên tham mưu cho Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy về quy định liên quan đến việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ ven biển để làm du lịch. Cụ thể là quy định chi tiết về việc trên 1 ha đất rừng phòng hộ ven biển thì được phép bao nhiêu phần trăm diện tích được chuyển đổi làm dự án du lịch. Hoặc ở những khu vực nào thì tuyệt đối không được chuyển đổi rừng phòng hộ để làm các dự án du lịch... Có như thế, mới không diễn ra hiện tượng khi chuyển đổi đất rừng phòng hộ làm du lịch, chính quyền một số nơi nói đúng, còn người dân và một số nhà chuyên môn nói chưa được, gây ra những phản ứng trái chiều.
Cần phải khẳng định một lần nữa, rừng tự nhiên nói chung, rừng phòng hộ ven biển nói riêng cũng như hệ thống cây xanh là “mắt xích” quan trọng tạo nên sự sống. Nếu vì lý do kinh tế mà chúng ta không gìn giữ, hoặc chuyển đổi không dựa theo thông số khoa học thì cái giá phải trả cho môi trường và sản xuất nông nghiệp là rất lớn.
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô
Môi trường 19/11/2024 08:59
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/11: Trời chuyển rét, gió mùa Đông Bắc cấp 2 -3
Môi trường 18/11/2024 06:08