Cấp nước sạch nông thôn vẫn còn nhiều vướng mắc
Đến bao giờ 100% người dân nông thôn được dùng nước sạch? Tăng tỷ lệ người dân khu vực nông thôn sử dụng nước sạch |
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1566/QĐ-TTg về Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước sạch giai đoạn 2016-2025 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỉ lệ dân cư được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95-100%. Cũng trong chương trình này, mục tiêu đến năm 2020, tỉ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 90-95%, đến năm 2025 có 95-100% người dân thành thị và 93-95% người dân ở nông thôn có nước sạch để dùng…
Việc đầu tư hạ tầng cấp nước về nông thôn với chi phí lớn là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp e ngại. Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, mục tiêu trên khó đạt được bởi theo Báo cáo Tổng điều tra dân số và nhà ở của Tổng cục Thống kê năm 2019, tỉ lệ hộ tiếp cận nước máy chỉ chiếm khoảng 52%, ngoài ra, có 22,8% hộ sử dụng nguồn nước giếng khoan. Trong khi đó, tỉ lệ hộ dân ở thành thì tiếp cận được với nước máy đạt 84,2%, tại nông thôn chỉ đạt 34,8% và con số này hiện vẫn giữ nguyên sau 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Đánh giá về quyền tiếp cận nước sạch và thị trường nước sạch ở Việt Nam, tại hội thảo “Dịch vụ cung cấp nước sạch tại Việt Nam: Thị trường và các vấn đề chính sách”, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) cho biết, một trong những bất cập khiến nước máy chưa thể phủ hết ở các vùng nông thôn là do quy định về giá nước. Hiện giá nước sạch được điều tiết bởi Nhà nước. Cụ thể, Bộ Tài chính quy định khung giá, phương thức tính giá, lợi nhuận định mức trên cả nước, trong khi đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt giá nước sạch tại địa phương mình nhưng không vượt quá khung giá do Bộ Tài chính quy định. Như vậy, giá nước ở các địa phương là khác nhau.
Cũng theo ông Nguyễn Quang Đồng, hiện phần lớn các doanh nghiệp trong ngành nước cho rằng, mức giá bán lẻ nước, đặc biệt là nước sinh hoạt thấp. Đó là chưa kể tại nhiều địa phương, mức giá này thường ít được điều chỉnh. Thậm chí, có những địa phương như Hà Nội không điều chỉnh giá nước trong gần 10 năm qua dẫn tới nghịch lý, nếu không điều chỉnh giá nước, doanh nghiệp không đủ chi phí, nhưng nếu giá quá cao thì người dân không tiếp cận được nguồn nước sạch…
Đề cập đến việc người dân ở nông thôn khó tiếp cận được với nước sạch, theo lý giải của một số nhà cung cấp nước sạch, ở nông thôn, mật độ dân số thưa và xa nên đường ống dẫn nước dài, đồng nghĩa với chi phí lớn. Trong khi đó, lượng nước sử dụng của người dân ở nông thôn thường thấp khiến nhiều doanh nghiệp không mặn mà đầu tư. Thực tế đã có một số doanh nghiệp đầu tư nước sạch ở nông thôn, tuy nhiên sau đó phải dừng lại vì người dân tiết kiệm, chỉ sử dụng nước sạch để ăn uống; còn phục vụ những mục đích khác thì họ dùng các nguồn nước khác.
Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi thuê đất chỉ dành cho xây nhà máy, còn xây dựng đường ống thì không, vì vậy, việc tiếp cận nước sạch của dân vùng nông thôn càng khó khăn. Trong khi đó, khung chính sách, pháp lý của Nhà nước cũng đang “bó tay” doanh nghiệp. Đơn cử như Nghị định 117/2007/NĐ-CP về quản lý cung cấp, khai thác nguồn nước quy định: Khu vực chưa có đơn vị cấp nước thì sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cấp nước. Thế nhưng, Luật Đầu tư công lại không hướng dẫn đấu thầu với dự án cấp nước. Trong trường hợp chỉ định thầu, cơ quan quản lý cũng “chùn tay”.
Một trong những nguyên nhân nữa được các chuyên gia trong ngành nước đề cập đó là việc phân vùng cấp nước, thực tế, nếu phân vùng cấp nước không rõ ràng, trong một vùng cấp nước mà có hai nhà đầu tư thì sẽ dễ dẫn tới việc cạnh tranh không lành mạnh. Vì thế, các chuyên gia cho rằng, không nên tách biệt việc cấp nước giữa đô thị và nông thôn và cũng không nên chia khúc theo địa bàn, mà nên khuyến khích doanh nghiệp đang cung cấp nước tại đô thị mở rộng mạng lưới để phục vụ luôn cả nông thôn. Thậm chí khuyến khích họ phát triển cả mạng lưới liên tỉnh để cấp nước nếu thuận lợi về nguồn cấp, trạm cấp, mạng lưới phân phối nguồn nước…
Trước những bất cập trên, việc mới đây Chính phủ phê duyệt Quyết định 1978/QĐ-TTg về “Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được xem là bước đột phá để cải thiện chất lượng nước sinh hoạt vùng nông thôn. Trong đó, Chiến lược đặt ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về cấp nước và vệ sinh nông thôn hướng tới phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân nông thôn, thu hẹp dần khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, để thực hiện Chiến lược này thành công, theo các chuyên gia, việc đầu tư phải đủ và triển khai có chọn lọc theo đặc thù của từng vùng miền, địa phương; phải có cam kết mạnh mẽ để “không ai bị bỏ lại phía sau”, đồng thời phải tiếp cận theo hướng đa chiều với sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ ngành từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt, khi thị trường dịch vụ nước sạch hiện còn nhiều vấn đề chưa hoàn chỉnh, từ khâu tổ chức đến khâu điều tiết, vận hành… thì rất cần có một luật riêng cho thị trường nước. Qua đó, có thể điều chỉnh không chỉ vấn đề cấp nước mà cả vấn đề xử lý chất lượng nước sinh hoạt nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân ở cả đô thị và nông thôn.
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ
Môi trường 01/11/2024 06:40
“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách
Môi trường 31/10/2024 06:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng
Môi trường 31/10/2024 06:22
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm
Môi trường 30/10/2024 15:09
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng
Môi trường 30/10/2024 07:06