Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng
Lĩnh án vì lừa đảo xuất khẩu lao động | |
Bắt trưởng thôn lừa đảo xuất khẩu lao động | |
Giả danh cán bộ Thanh tra Chính phủ lừa đảo xuất khẩu lao động bị lĩnh án |
Theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (hay còn gọi là xuất khẩu lao động) là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Trong đó, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ này phải có vốn pháp định là 5 tỷ đồng (theo Điều 3 Nghị định 126/2007/NĐ-CP) và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép.
Cụ thể, để được cấp Giấy phép, doanh nghiệp phải có đủ 04 điều kiện: Thứ nhất, có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thứ hai, có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc; nếu doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động này thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách; thứ 3, người lãnh đạo điều hành hoạt động phải có trình độ đại học trở lên và ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc lĩnh vực hợp tác, quan hệ quốc tế; thứ tư, có tiền ký quỹ 1 tỷ đồng (theo Điều 5 Nghị định 126/2007/NĐ-CP).
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. |
Quy định của pháp luật là vậy nhưng trên thực tế, hiếm có người lao động nào có thể nắm một cách chính xác, tường tận các thông tin về những doanh nghiệp này. Lợi dụng việc thiếu thông tin của người lao động, một số công ty xuất khẩu lao động đã đưa ra những lời mời chào hấp dẫn trong khi không hề có giấy phép, khiến nhiều người lao động rơi vào cảnh khốn đốn.
Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Cao Thị Ngọc Ánh (trú phường Gia Cẩm, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo tài liệu của cơ quan điều tra, đầu năm 2018, Cao Thị Ngọc Ánh thành lập Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ quốc tế Quý Ðức (có trụ sở tại số 18 đường Phạm Hùng, Hà Nội) hoạt động trong lĩnh vực tư vấn du học và xuất khẩu lao động.
Cao Thị Ngọc Ánh liên lạc và gặp Nguyễn Thị Ngọc Lam (trú xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) đưa ra thông tin Hàn Quốc đang có chương trình du học, lương khoảng 36 triệu đồng/tháng, chi phí để đi xuất khẩu lao động là 150 triệu đồng/người. Sau đó, Cao Thị Ngọc Ánh đã thông qua Nguyễn Thị Ngọc Lam và Vũ Thị Hồng (trú phường Ðức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh) nhận hồ sơ của những người có nhu cầu. Sau đó, những đối tượng này thu hồ sơ và tiền đặt cọc đi xuất khẩu lao động của một số người.
Ðến hẹn, nhiều người ra Hà Nội nhận thị thực nhập cảnh (visa) thì Cao Thị Ngọc Ánh thông báo “do dịch bệnh chưa thể lên gặp Ðại sứ quán Hàn Quốc để xem visa” và chỉ mở máy điện thoại cho xem hình ảnh visa của một số người, nhưng thực chất đó là những visa được làm giả để lấy lòng tin của những người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động. Cơ quan điều tra xác định, Công ty của Cao Thị Ngọc Ánh không có giấy phép về việc đưa người đi xuất khẩu lao động nhưng Ánh đã nhận hồ sơ của 26 người trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An để lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,1 tỷ đồng.
Trước đó, Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bốn bị can để điều tra về tội “tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài”, gồm: Lê Duy Anh (ngụ xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội), Trần Thị Thành (ngụ phường Hưng Phúc, TP Vinh), Hồ Thị Hằng (ngụ phường Trường Thi, TP Vinh) và Trần Thị Hà (ngụ thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An). Bốn bị can này bị cáo buộc liên quan đường dây lừa đảo hơn 400 người đi xuất khẩu lao động qua Ô-xtrây-li-a.
Trong đó, bị can Lê Duy Anh là Giám đốc Trung tâm đào tạo tư vấn du học Chấn Hưng có trụ sở tại quận Thanh Xuân (TP Hà Nội) được xác định là người cầm đầu. Theo tài liệu điều tra, dù không được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhưng từ tháng 9/2015 đến tháng 1/2019, Lê Duy Anh đã cấu kết với các nghi phạm để tuyển người lao động đi làm việc tại Ô-xtrây-li-a.
Theo cơ quan điều tra, do nhu cầu tìm kiếm việc làm của người dân, nhất là nhu cầu đi lao động tại nước ngoài với mong muốn có mức lương cao, cho nên nhiều đối tượng đã đưa ra những lời mời chào đầy hấp dẫn và ngon ngọt để lừa đảo chiếm đoạt tiền của người lao động. Trong khi đó, người lao động thiếu kiến thức, thiếu thông tin liên quan đến các quy định về xuất khẩu lao động, nhưng lại muốn đi nhanh với chi phí thấp cho nên đã tìm đến các đường dây đưa người đi lao động bất hợp pháp và tự biến mình trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo.
Vì nhiều lý do khác nhau, có một bộ phận không nhỏ người lao động đã không thông qua các công ty, doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực đưa người đi xuất khẩu lao động đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép mà đi theo các con đường bất hợp pháp, vừa nhiều rủi ro lại không được bảo hộ khi làm việc ở xứ người. Hiện nay, rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp đều đủ điều kiện, được cấp phép, làm ăn uy tín.
Những trường hợp bị lừa chủ yếu là các công ty tạo nguồn, nghĩa là họ liên kết với các doanh nghiệp khác để tìm kiếm người có nhu cầu đi nước ngoài làm việc. Các doanh nghiệp này chỉ có chức năng tạo nguồn chứ không được trực tiếp đưa người lao động đi. Nhiều người không biết điều này cho nên đã đóng tiền cho các doanh nghiệp nhưng không đi được và rất khó đòi lại số tiền đã đóng.
Chế tài xử lý các đối tượng lừa đảo xuất khẩu lao động và đưa người đi lao động trái phép rất nghiêm khắc, nhưng vì lợi nhuận rất lớn cho nên nhiều đối tượng bất chấp. Vừa qua, Tòa án nhân dân TP Cần Thơ đã đưa ra xét xử và tuyên phạt Nguyễn Thanh Hải (54 tuổi, ngụ tại huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) 17 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo kết quả điều tra, lợi dụng sự quen biết, Nguyễn Thanh Hải đã lừa nhiều người rằng mình có khả năng làm hồ sơ, giấy tờ để đưa người đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, qua đó thu số tiền 667 triệu đồng của 19 người để làm thủ tục. Sau khi nhận được số tiền trên, Hải đã tiêu xài cá nhân và không có khả năng đưa những người đã nộp tiền đi xuất khẩu lao động.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khuyến cáo, người dân khi có nhu cầu đi lao động tại nước ngoài cần tìm hiểu cụ thể thông tin liên quan, nhất là tư cách pháp nhân của các đơn vị nhận hồ sơ. Hiện nay, trên trang thông tin của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đăng tải đầy đủ tên của các đơn vị được cấp phép đưa người đi lao động tại nước ngoài cũng như các thông tin liên quan đến thủ tục cần thiết để đi lao động tại nước ngoài.
Bên cạnh đó, người lao động cần lưu ý, tất cả công ty xuất khẩu lao động đều phải có chương trình đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động. Khi đến văn phòng tư vấn xuất khẩu lao động nào đó mà thấy có “liên kết” với công ty khác, người lao động cần liên hệ ngay công ty đó để xem họ có liên kết thật không, hoặc yêu cầu họ cung cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động hoặc kiểm tra tên công ty đó có trong danh sách được cấp phép xuất khẩu lao động hay không trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Khi ký hợp đồng lao động, người lao động cần yêu cầu công ty xuất khẩu lao động ký trực tiếp với mình. Hợp đồng cần ghi rõ nơi làm việc (công ty, nhà máy, công trường… ở các nước). Nếu không nêu được cụ thể hay né tránh ghi điều này trong hợp đồng thì nhiều khả năng công ty đó đang lừa đảo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin nóng 22/11/2024 09:19
Bắt đối tượng lừa đảo nhiều người bằng chiêu đáo hạn thẻ tín dụng
Tin nóng 21/11/2024 13:03
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới
Tin nóng 20/11/2024 16:09
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng
Tin nóng 20/11/2024 09:42
Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương
Tin nóng 19/11/2024 13:07
Không khoan nhượng với tội phạm ma túy
Tin nóng 19/11/2024 09:52
Khởi tố giám đốc sản xuất keo dán gạch giả nhãn hiệu "con cá sấu"
Tin nóng 19/11/2024 06:22
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô 2.000 tỷ đồng
Tin nóng 17/11/2024 23:14
Khởi tố nhiều cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
Tin nóng 17/11/2024 07:58
Bắt quả tang 2 đối tượng trong đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia
Tin nóng 17/11/2024 07:50