Cần quyết liệt trong xử lý vi phạm phòng cháy chữa cháy
Giám sát về phòng cháy chữa cháy tại huyện Thanh Trì | |
Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho người quản lý di tích |
Trước thực trạng nhiều công trình nhà ở, cụm công nghiệp, trung tâm thương mại, chợ… đưa vào sử dụng không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC), HĐND Thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND ngày 4/7/2017 về “Quy định việc xử lý các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực”.
Ban Pháp chế HĐND giám sát công tác PCCC tại huyện Thanh Trì. (ảnh: Phi Long) |
Tuy vậy, kết quả giám sát mới đây của Ban Pháp chế HĐND Thành phố về việc thực hiện Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND cho thấy, số công trình được khắc phục vẫn còn ít. Hiện còn 373 nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở cho thuê không bảo đảm về PCCC. Ngoài ra, Thành phố có 111 cụm công nghiệp, 1.350 làng nghề truyền thống, 21 trung tâm thương mại, 132 siêu thị, 454 chợ, 489 cửa hàng xăng dầu cũng có nguy cơ cháy nổ rất cao.
Đoàn giám sát của Ban Pháp chế HĐND Thành phố chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng các cơ sở cõ nguy cơ cháy nổ cao chậm khắc phục là các loại hình tồn tại đa dạng nên việc thống kê, xây dựng phương án khắc phục gặp nhiều khó khăn, nhất là các loại hình kho hàng, xưởng sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư, các khu tập thể cũ.
Bên cạnh đó, đa số những công trình tồn tại là các nhà chung cư và tập thể cũ; việc thực hiện các biện pháp để xử lý, bảo đảm theo quy định gặp nhiều vướng mắc. Chưa kể, việc đề xuất lộ trình khắc phục, phân công trách nhiệm của các đơn vị đối với các cơ sở thuộc nguồn ngân sách nhà nước còn gặp nhiều khó khăn; chưa có cơ chế tài chính cho việc nâng cấp, cải tạo các chợ...
Ban Pháp chế HĐND Thành phố nhận định, kết quả thực hiện Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND mới tạo được sự chuyển biến trong nhận thức của hệ thống chính trị. Bởi vậy, thời gian tới, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cấp, ngành, đơn vị mới khắc phục được những tồn tại.
Lãnh đạo Ban Pháp chế HĐND cho rằng, không dừng ở việc rà soát, kiểm tra, mỗi đơn vị có công trình tồn tại về hạng mục PCCC cháy cần chủ động lập các phương án khắc phục trên cơ sở hướng dẫn, tham mưu của cơ quan chức năng, nhằm đạt được mục đích là bảo đảm an toàn về PCCC. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phải kiến nghị cấp có thẩm quyền để tháo gỡ kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Điều tra nguyên nhân vụ cháy kho hàng đồ chơi ở Định Công
Phòng chống cháy nổ 19/11/2024 09:58
Cháy ngùn ngụt trong đêm tại kho hàng ở ngõ 115, phố Định Công
Phòng chống cháy nổ 19/11/2024 00:53
Cháy lớn tại xưởng in bao bì ở Đông La, Hoài Đức
Phòng chống cháy nổ 15/11/2024 18:03
Quận Đống Đa: Chú trọng tuyên truyền công tác chữa cháy tại trường học
Phòng chống cháy nổ 13/11/2024 16:24
Hải Phòng: Hơn 1.000 người diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp Thành phố năm 2024
Phòng chống cháy nổ 13/11/2024 07:37
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 15:22
Đưa robot vào diễn tập chữa cháy tại chung cư HH1 Linh Đàm
Phòng chống cháy nổ 01/11/2024 14:19