Cần quy định cụ thể về xây dựng, cải tạo nhà ở riêng lẻ trong khu vực bảo vệ di tích

Đại biểu Dương Văn Phước đề nghị Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) cần có quy định cụ thể về dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ trong khu vực bảo vệ di tích.
Phát huy tiềm năng "đất tụ thủy, tụ nhân, tụ tài, tụ lực" để Hà Nội vươn mình Hà Nội: Đến năm 2025, 100% di tích được số hóa

Chiều 23/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này.

Bảo đảm nguyên trạng không gian của các yếu tố gốc cấu thành di tích

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, về phạm vi điều chỉnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, bỏ cụm từ “di sản tư liệu” tại phạm vi điều chỉnh dự thảo Luật. Tuy nhiên, dự thảo Luật vẫn quy định cụ thể cơ chế, biện pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị của loại hình di sản này.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã chỉnh lý các quy định về chính sách của Nhà nước trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và tính đặc thù của từng loại hình di sản văn hoá.

Về sửa chữa, cải tạo, xây dựng công trình trong khu vực bảo vệ di tích, một số ý kiến đề nghị không quy định việc xây dựng công trình, nhà ở; chỉ cho cải tạo, sửa chữa trên cơ sở phải giữ được nguyên trạng về mặt bằng, không gian, không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích.

Cần quy định cụ thể về xây dựng, cải tạo nhà ở riêng lẻ trong khu vực bảo vệ di tích
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh. (Ảnh: QH)

Dự thảo Luật đã chỉnh lý theo hướng trong khu vực bảo vệ I của di tích chỉ được sửa chữa, cải tạo, xây dựng công trình trực tiếp phục vụ bảo vệ và phát huy giá trị di tích; sửa chữa, cải tạo, xây dựng lại nhà ở riêng lẻ trên cơ sở hiện trạng nhà ở riêng lẻ đã có và phải bảo đảm nguyên trạng về mặt bằng, không gian của các yếu tố gốc cấu thành di tích.

Đối với khu vực bảo vệ II, cho phép sửa chữa, cải tạo, xây dựng công trình trực tiếp phục vụ bảo vệ và phát huy giá trị di tích; nhà ở riêng lẻ; công trình kinh tế - xã hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉ đạo chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng việc chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư, xây dựng công trình chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia; của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về văn hóa cấp tỉnh đối với di tích cấp tỉnh, di tích thuộc danh mục kiểm kê của tỉnh…

Đáng quan tâm, dự thảo Luật quy định lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa để hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động thực sự cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa nhưng ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được, như: Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền; bảo quản, tu bổ, phục hồi, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; mua, đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu, tư liệu quý hiếm về di sản văn hóa phi vật thể có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước...

Cần quy định cụ thể về xây dựng, cải tạo nhà ở riêng lẻ trong khu vực bảo vệ di tích
Toàn cảnh Kỳ họp. (Ảnh: QH)

Nguồn tài chính của Quỹ được hình thành trên cơ sở viện trợ, tài trợ, hỗ trợ, tặng cho của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và các nguồn tài chính hợp pháp khác; ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí đối với các hoạt động của Quỹ. Đồng thời, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế về yêu cầu, khả năng huy động nguồn lực, tính hiệu quả, khả thi để thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa ở địa phương…

Bổ sung nội dung về liên kết hợp tác với hoạt động du lịch

Thảo luận tại nghị trường, đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Đoàn tỉnh Nam Định) góp ý nội dung về bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Theo dự thảo Luật, bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia không được sử dụng vì mục đích lợi nhuận.

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng đề nghị xem xét lại quy định này, vì phát triển kinh tế là khai thác tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Do đó, khi đưa các bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để trưng bày cho khách tham quan, chiêm ngưỡng có thu phí là phù hợp.

Cần quy định cụ thể về xây dựng, cải tạo nhà ở riêng lẻ trong khu vực bảo vệ di tích
Đại biểu Nguyễn Hải Dũng thảo luận tại nghị trường. (Ảnh: QH)

Về thực tế, khi bảo tàng, phòng trưng bày có trưng bày bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mở cửa có bán vé tham quan là hoạt động có thể có lợi nhuận sẽ bị cấm. Vậy bảo tàng, phòng trưng bày phải cất những bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia này đi, kéo theo khách sẽ không đến nữa hoặc đến ít đi vì không có đối tượng để tham quan.

Từ đó kéo theo hệ quả là bảo tàng sẽ không phát huy được vai trò của mình, không có hoặc là không tăng được nguồn thu, ảnh hưởng đến sự tồn tại và tăng trưởng của mình…Vì vậy, ông Dũng đề nghị không nên quy định không được sử dụng bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vì mục đích lợi nhuận như dự thảo Luật.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, về hoạt động phát huy giá trị di tích, dự thảo Luật chỉ quy định về việc tổ chức hoặc liên kết tổ chức hoạt động du lịch, dịch vụ phục vụ công chúng tham quan, nghiên cứu, học tập tại di tích.

Theo đại biểu, quy định như vậy là chưa đầy đủ, vì hoạt động này cần có sự tham gia của một số thành phần kinh tế với nhiều hình thức khác như hợp tác công tư, liên doanh liên kết. Vì vậy, cần bổ sung nội dung về liên kết hợp tác hoặc hợp tác công tư đối với hoạt động du lịch, dịch vụ phục vụ công chúng tham quan, nghiên cứu, học tập tại di tích.

Cần quy định cụ thể về xây dựng, cải tạo nhà ở riêng lẻ trong khu vực bảo vệ di tích
Đại biểu Dương Văn Phước (Đoàn tỉnh Quảng Nam). (Ảnh: QH)

Đại biểu Dương Văn Phước (Đoàn tỉnh Quảng Nam) cho rằng dự thảo Luật quy định việc sửa đổi, cải tạo, xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu vực bảo vệ di tích phải thực hiện theo quy định về quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Tuy nhiên, các quy định này chỉ áp dụng cho dự án do Nhà nước làm chủ đầu tư, chưa có quy định cụ thể cho nhà ở riêng lẻ của người dân. Theo đại biểu, việc đưa nhà ở của người dân vào quy hoạch và thực hiện các thủ tục lập dự án sẽ gây nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và kinh phí, có thể dẫn đến phản ứng tiêu cực của chủ di tích. Vì vậy, cần có quy định cụ thể về dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ trong khu vực bảo vệ di tích.

Quan tâm đến hoạt động thu hồi, mua, đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài về nước, đại biểu Đào Chí Nghĩa (Đoàn tỉnh Cần Thơ) cho rằng hiện nay, nhiều địa phương chưa có đủ điều kiện nguồn lực về tài chính cũng như kinh nghiệm để thực hiện, xác định giá trị thu hồi, đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc nước ngoài về nước.

Vì vậy, cần quy định theo hướng khi phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài, các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc thu hồi, mua, đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia về nước…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Vinamilk đồng hành cùng ngành Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Vinamilk đồng hành cùng ngành Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Vinamilk đã đồng hành cùng với hơn 1.000 nhân viên y tế, runner tại giải chạy “Run With Me - Cộng Đồng Khỏe” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025). Đây là một trong nhiều hoạt động Vinamilk phối hợp cùng ngành y trong suốt thời gian qua hướng đến chăm sóc sức khỏe người Việt.
Masterise Homes khai trương khu căn hộ hàng hiệu phân khúc đô thị đầu tiên của JW Marriott tại châu Á - Thái Bình Dương

Masterise Homes khai trương khu căn hộ hàng hiệu phân khúc đô thị đầu tiên của JW Marriott tại châu Á - Thái Bình Dương

Sự kiện ra mắt tòa Sea, tòa tháp thứ hai thuộc Grand Marina, Saigon – Khu căn hộ hàng hiệu Marriott & JW Marriott đẳng cấp thế giới đánh dấu cột mốc dòng căn hộ hàng hiệu phân khúc đô thị của JW Marriott lần đầu tiên ra mắt tại châu Á - Thái Bình Dương và chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam.
Khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN năm 2025

Khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN năm 2025

Chiều 25/2, tại Hà Nội, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động” đã chính thức khai mạc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo.
Các sở, ngành sau sắp xếp phải bắt tay ngay vào kiện toàn, phân cấp, phân quyền nhiệm vụ

Các sở, ngành sau sắp xếp phải bắt tay ngay vào kiện toàn, phân cấp, phân quyền nhiệm vụ

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chia sẻ với các đồng chí được bổ nhiệm vị trí mới trong bộ máy, tổ chức Đảng của Thành phố; đồng thời bày tỏ tin tưởng các đồng chí lãnh đạo các Sở mới được điều động, bổ nhiệm sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ngân hàng Nhà nước tinh gọn bộ máy, sẵn sàng hoạt động với mô hình tổ chức mới

Ngân hàng Nhà nước tinh gọn bộ máy, sẵn sàng hoạt động với mô hình tổ chức mới

Sau sắp xếp, số lượng đầu mối đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước giảm 2 đầu mối từ 27 đơn vị xuống 25 đơn vị. Bắt đầu từ 1/3, toàn hệ thống sẵn sàng hoạt động với mô hình tổ chức mới.
Đảm bảo an toàn chạy tàu, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đề ra

Đảm bảo an toàn chạy tàu, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đề ra

Chiều 25/2, Xí nghiệp Đầu máy Vinh tổ chức Hội nghị người lao động năm 2025 và tuyên dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020-2025
Kiểm tra giải quyết thủ tục hành chính tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội

Kiểm tra giải quyết thủ tục hành chính tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội

Đoàn kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính (Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội) vừa kiểm tra việc xử lý phản ánh, kiến nghị của công dân về quy định hành chính và giải quyết thủ tục hành chính tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội.

Tin khác

Khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN năm 2025

Khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN năm 2025

Chiều 25/2, tại Hà Nội, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động” đã chính thức khai mạc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo.
Phân công công tác của Thủ tướng và 7 Phó Thủ tướng

Phân công công tác của Thủ tướng và 7 Phó Thủ tướng

Sau khi Quốc hội kiện toàn cơ cấu bộ máy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tạm thời phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng phụ trách cơ quan, lĩnh vực.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Timor-Leste

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Timor-Leste

Ngày 25/2, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Tổng thống Timor-Leste José Ramos-Horta nhân dịp Tổng thống tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ 2 tại Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian; làm liên tục, không ngừng nghỉ; làm từ trên xuống dưới, làm từ trong ra ngoài; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội, thẩm quyền của ai thì người đó làm, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền.
Triển lãm quốc tế Vietship 2025 trở lại với diện mạo mới

Triển lãm quốc tế Vietship 2025 trở lại với diện mạo mới

Sáng 25/2, tại Hà Nội đã diễn ra họp báo giới thiệu Triển lãm quốc tế lần thứ 10 về Công nghệ đóng tàu và Công trình ngoài khơi - Vietship 2025.
Nghệ An có thêm 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Nghệ An có thêm 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Sáng 25/2, tại Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã bầu bổ sung 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Ngoại giao gồm 25 đầu mối

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Ngoại giao gồm 25 đầu mối

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 28/2025/NĐ-CP ngày 24/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025.
Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án cầu Trần Hưng Đạo, cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án cầu Trần Hưng Đạo, cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi

Dự kiến trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030, thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành việc xây dựng 3 cây cầu vượt sông Hồng gồm cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi và cầu Tứ Liên, qua đó góp phần giảm áp lực giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thiện mạng lưới kết nối đô thị, giúp tăng sự liên kết giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh.
Lãng phí vẫn diễn ra khá phổ biến trong các lĩnh vực tài sản công, đầu tư công, đất đai

Lãng phí vẫn diễn ra khá phổ biến trong các lĩnh vực tài sản công, đầu tư công, đất đai

Sáng 25/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tái hiện hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN

Tái hiện hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN

Ngày 25/2, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Triển lãm ảnh với chủ đề “Hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN” (28/7/1995 - 28/7/2025). Triển lãm là một trong những hoạt động kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và góp phần vào thành công của Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động