Cần loại bỏ những trò phản cảm trong lễ hội

(LĐTĐ) Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (nguyên Giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn) cho rằng, những trò phản cảm trong lễ hội Halloween gần đây cần bị loại bỏ, không nên chiều theo tính hiếu kỳ của đám đông để xây dựng nên một lễ hội không mang giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam.
Lễ hội Du lịch - Văn hóa Việt Nam năm 2022: Nhiều hoạt động quảng bá văn hóa dân tộc Lễ hội Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc: Để lại nhiều ấn tượng trong lòng nhân dân Hàn Quốc

Dịp Halloween năm nay đã làm dấy lên những luồng ý kiến trái chiều trong dư luận. Phần lớn nhiều người lên tiếng phản đối vì cho rằng lễ hội bị biến tướng với màn hoá trang quá phản cảm, nhảm nhí. Ví như, nhóm bạn trẻ hóa trang Halloween bằng việc nằm giả chết rồi đắp chiếu, cắm nhang lên đầu cùng nhiều hình ảnh rùng rợn, kinh dị khác. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã liên hệ với Nhà nghiên cứu văn hoá về lễ hội để trao đổi xung quanh sự việc.

Cần loại bỏ những trò phản cảm trong lễ hội
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ

Phóng viên: Thưa ông, xét ở góc độ văn hóa, ông đánh giá như nào về việc lễ hội Halloween, một lễ hội đến từ phương Tây ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam hiện nay?

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ: Tiếp biến là một thuộc tính của văn hóa trên toàn thế giới. Nhờ giao lưu và tiếp biến mà các thành tựu văn hóa trở thành tài sản chung cho mọi cộng đồng khác nhau. Chúng ta có tri thức về khoa học, triết học, kỹ thuật, nghệ thuật, tôn giáo, ngôn ngữ, đạo đức (trong tổng thể văn hóa)... là nhờ sự giao lưu và tiếp biến bất tận trong trường kỳ lịch sử.

Và cũng nhờ đó, với từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau của từng cư dân mà tạo nên các bản sắc văn hóa, làm nên một thế giới có văn hóa đa dạng. Từ chối cực đoan các tiếp biến là không được và không thể. Đặc biệt trong thế giới mà quan hệ các châu lục thuận tiện như ngày nay. Halloween cũng là một văn hóa lễ hội - tín ngưỡng và dù đến từ phương trời nào thì nó cũng nằm trong thuộc tính giao lưu và tiếp biến đó.

Trong căn nguyên của nó, lễ hội Halloween là đêm lễ các thánh của Ki tô giáo để tri ân sự hy sinh của các thánh tử vì đạo, để cầu mong khắc phục cái chết, khẳng định sự trường tồn của giá trị tinh thần, và đặc biệt là, sử dụng nghệ thuật giễu nhại, sử dụng sự vui vẻ, hài hước để vượt qua sự sợ hãi trước thần chết và cái chết. Kẹo ngọt của niềm vui sống sẽ chiến thắng sự sợ hãi. Cũng như trong Phật giáo pha trộn Đạo giáo, những đồ họa về Thập điện Diêm vương mô tả những hình ảnh ma quỷ và các hình phạt tàn khốc với người có tội. Đó là để giới răn tội lỗi cho tín đồ.

Tuy nhiên, bất cứ sự tiếp biến văn hóa nào đều có “tiếp” và đều có “biến”. “Tiếp” cái gì và “biến” cái gì. Nội năng của một nền văn hóa cũng giống như cơ địa một con người. Các văn hóa ngoại nhập cũng giống như tác động của thức ăn, của nước uống, của ánh sáng và khí hậu đến các cá thể. Cơ địa khỏe mạnh có thể tiêu hóa, có thể thích hợp với nhiều điều kiện, cơ thể yếu ớt thường dễ dị ứng với các hoàn cảnh dưỡng sinh, không làm người ta khỏe mạnh mà lại gây nên tật bệnh.

Sự bất thường của văn hóa - tín ngưỡng Halloween gần đây nằm ở chỗ sự khác biệt của nội năng văn hóa bản địa Việt Nam. Nó được tiếp nhận bằng tính hiếu kỳ, chuộng lạ nhiều hơn là ở nguyên lý nhân văn của nó. Niềm vui của sự hiếu kỳ cũng là tâm lý bình thường của con người muôn vẻ, nhưng giới trẻ thường bồng bột hơn là những người đã trải nghiệm nhiều văn hóa khác nhau. Thật là xót xa khi nghĩ đến số người chết ở Itaewon (Seoul, Hàn Quốc) vừa rồi, chủ yếu là người trẻ tuổi.

Phóng viên: Nhiều năm qua, cứ đến ngày diễn ra lễ hội lại khiến nhiều người ngán ngẩm vì những trò biến tướng, phản cảm diễn ra trong lễ hội Halloween làm ngày này trở nên độc hại, xấu xí. Nhất là sau thảm hoạ Halloween diễn ra tại Hàn Quốc vừa qua, người dân trên thế giới càng bàng hoàng và thất kinh khi nghĩ đến nó. Dưới góc nhìn của một chuyên gia, ông nhận định vấn đề này như thế nào?

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ: Về tâm lý cá nhân, tôi là người nhút nhát nên những hình ảnh đầu lâu, ma quỷ, những hóa trang ghê rợn làm tôi sợ hãi. Trước đây vào chùa, tôi cũng thường không xem các tranh về địa ngục. Đêm về là gặp ác mộng. Tôi viết truyện về con người mà không viết truyện ma quỷ được vì sợ bị nó ám.

Đó là cá nhân. Nhưng nếu là người được tổ chức một lễ hội Halloween cho thiếu nhi “xin kẹo” chẳng hạn, thì tôi sẽ sẵn sàng viết kịch bản, có thể kèm theo cả lời hát vui vẻ về các thánh, về sự vượt qua nỗi sợ hãi, về sự xua đuổi cái xấu và sự quý giá của cuộc sống. Và đặc biệt, không gian tổ chức phải hiền hòa và tuyệt đối an toàn. Tất cả những gì phản cảm sẽ bị loại bỏ, không chiều theo thị hiếu hiếu kỳ của đám đông. “Tiếp” cái tốt và “biến” lễ hội thành giá trị nhân văn.

Phóng viên: Là chuyên gia văn hoá, theo ông có cần tẩy chay lễ hội này không? Ông có hiến kế để lễ hội trở nên văn minh, lành mạnh hơn?.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ: Tôi không tẩy chay mà tôi muốn biến nó thành những giá trị tốt đẹp. Một thiết chế văn hóa hữu dụng là phải làm được việc đó. Chúng ta đào tạo nhân lực văn hóa rất nhiều, chúng ta có cả thiết chế văn hóa đến tận thôn xã, ngõ phố, chúng ta có cả đội ngũ những người nghiên cứu, sáng tác, những nghệ sĩ tài năng, hà cớ gì chúng ta không đầu tư để làm nên những giá trị văn hóa tốt đẹp trong quá trình hội nhập này. Có một lễ hội Halloween mang giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam, đóng góp cho sự đa sắc, phong phú của văn hóa thế giới. Tại sao chúng ta không nghĩ đến điều đó nhỉ? Văn hóa phải là như vậy, hãy đầu tư vật chất và trí tuệ theo hướng ấy.

Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi./.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Dưới đây là toàn văn Quy định quan trọng này.
Hà Nội - Bắc Kinh kết nối, phát huy giá trị di sản

Hà Nội - Bắc Kinh kết nối, phát huy giá trị di sản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội, Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên, Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương và phụ cấp và các chế độ khác (nếu có). Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp…
Đoàn đại biểu "Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024" dâng hương, báo công lên Bác

Đoàn đại biểu "Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024" dâng hương, báo công lên Bác

(LĐTĐ) Sáng 18/5, Đoàn đại biểu “Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024” đã về Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên để dâng hoa, dâng hương báo công lên Bác nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.
Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, xã hội, ngân hàng thương mại và phải có ưu tiên khi kêu gọi nguồn vốn thực hiện nhà ở xã hội.
Hơn 50 người thoát nạn trong vụ cháy trên đường Láng

Hơn 50 người thoát nạn trong vụ cháy trên đường Láng

(LĐTĐ) Khoảng 22h15 ngày 17/5, Trung tâm chỉ huy Công an thành phố Hà Nội nhận được tin báo xảy ra cháy tại tại tầng 2 tòa nhà tại số 1174 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa.
Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

(LĐTĐ) Tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024 (Regeneron ISEF 2024), đoàn học sinh Việt Nam đã giành 1 giải Nhì thuộc lĩnh vực Phần mềm hệ thống.

Tin khác

Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương và phụ cấp và các chế độ khác (nếu có). Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp…
Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

(LĐTĐ) Tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024 (Regeneron ISEF 2024), đoàn học sinh Việt Nam đã giành 1 giải Nhì thuộc lĩnh vực Phần mềm hệ thống.
Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, bản trích

Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, bản trích

(LĐTĐ) Từ ngày 17 - 22/5, tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội, diễn ra triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
6 điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

6 điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm tiếp tục luật hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhà giáo “giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục (trong đó có nhà giáo).
Bảo đảm đề thi tốt nghiệp chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp

Bảo đảm đề thi tốt nghiệp chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Chiều 17/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Tọa đàm với các cơ quan báo chí về dự án Luật Nhà giáo. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì Tọa đàm.
Công bố quyết định thành lập Trường THCS Giảng Võ 2

Công bố quyết định thành lập Trường THCS Giảng Võ 2

(LĐTĐ) Trường Trung học cơ sở (THCS) Giảng Võ 2 (quận Ba Đình) được thành lập trên cơ sở tách Trường THCS Giảng Võ để hướng tới xây dựng trường chất lượng cao.
Khánh Hòa: Cận cảnh hai ký túc xá đầu tư hơn trăm tỷ đồng đang bị... bỏ hoang!

Khánh Hòa: Cận cảnh hai ký túc xá đầu tư hơn trăm tỷ đồng đang bị... bỏ hoang!

(LĐTĐ) Hai ký túc xá ở Khánh Hòa được đầu tư hơn 140 tỷ đồng nhằm đáp ứng chỗ ở cho cả ngàn sinh viên nhưng lại bị bỏ hoang, nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng.
Triển lãm 55 bức tranh “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

Triển lãm 55 bức tranh “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan tổ chức triển lãm “Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”.
Gần 548 nghìn nhà giáo được lấy ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo

Gần 548 nghìn nhà giáo được lấy ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo

(LĐTĐ) Được giao trọng trách chủ trì xây dựng dự án Luật Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhận thức rõ đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng cũng là cơ hội để những trăn trở, mong mỏi về nghề nghiệp nhà giáo sẽ được giải quyết trên một nền tảng vững chắc, đó là Luật.
Xem thêm
Phiên bản di động