Cần loại bỏ ngay tư tưởng chủ quan
Sau khi thành phố Hà Nội bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, theo ghi nhận của phóng viên, vẫn còn hiện tượng lơ là, chủ quan. Từ sáng sớm 21/9, nhiều người đã đổ ra các vườn hoa, công viên để tập thể dục, thậm chí, một số người đã bỏ khẩu trang. Đến tối cùng ngày, khu vực phố Hàng Mã bắt đầu đông người mua bán, vui chơi Tết Trung thu. Lực lượng chức năng dựng rào chắn ở đoạn đầu phố, phía gần phố Hàng Đào để hạn chế người đi lại. Tuy nhiên, khu vực cuối phố, vốn ít cửa hàng buôn bán đồ chơi lại trở thành nơi tụ tập đông người.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc người dân “đổ” ra đường ngay trong đêm Trung thu là vô cùng nguy hiểm. Mặc dù Thành phố vẫn đang nỗ lực kiểm soát tốt dịch Covid-19 nhưng Hà Nội vẫn đang là 1 trong các địa phương có nguy cơ cao. Những ngày qua, Hà Nội đã “nới lỏng” một số quy định, nhưng vẫn yêu cầu người dân không ra đường khi không có việc cần thiết.
Việc người dân và trẻ nhỏ "đổ" ra đường đêm Trung thu cho thấy tâm lý chủ quan trong phòng, chống dịch. Ảnh: Nam Nguyễn. |
Trao đổi về việc này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho rằng việc đổ ra đường trong đêm Trung thu như mới đây là vô cùng nguy hiểm. Theo ông Phu, trong biển người hôm qua chỉ cần có một trường hợp F0, để dịch bùng lên lại thì rất khó truy vết, vô cùng nguy hiểm.
“Chúng ta nới lỏng từng bước dần đi đến trạng thái bình thường mới, còn bây giờ vẫn phải nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 15, tức là người dân chỉ ra đường khi thực sự cần thiết. Đặc biệt, cần tuân thủ nghiêm 5K của Bộ Y tế, hạn chế đến mức thấp nhất việc gặp gỡ, tụ tập và nên ở trong nhà", ông Phu nói.
Những ngày qua, cùng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, thành phố Hà Nội đã điều hành khoa học, năng động, quyết liệt và linh hoạt để giữ vững thành quả chống dịch, giữ gìn sức khỏe cho nhân dân, lấy sự an toàn của nhân dân là trên hết. Điều đó có thể thấy ở việc, Thành phố đã “thần tốc” thực hiện xét nghiệm trên diện rộng, nhanh chóng tiêm vắc xin cho tất cả người dân trên địa bàn, việc điều trị đều được miễn phí. Tuy nhiên, chính sự lơ là trong phòng, chống dịch của một số người dân có thể khiến những nỗ lực đó bị bỏ phí.
Trên thực tế, mặc dù đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho hầu hết người dân trên 18 tuổi trên địa bàn, tuy nhiên, theo tiêu chí của Bộ Y tế, Hà Nội vẫn chưa đạt được tiêu chí để trở lại trạng thái bình thường mới. Cụ thể, tiêu chí của Bộ Y tế là ít nhất tiêm phủ 70% mũi 1 và 20% mũi 2, trong khi đó, tính đến ngày 20/9, Thành phố mới đạt 12% người trong đổ tuổi tiêm chủng từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 2… Điều này cho thấy, việc Thành phố nới lỏng giãn cách là điều cần thiết, tuy nhiên không bởi vì thế mà người dân có tâm lý lơi là, dẫn đến chủ quan trong công tác phòng, chống dịch.
Trước đó, nhấn mạnh về việc Hà Nội cần thận trọng từng bước nới lỏng giãn cách, đảm bảo công tác phòng, chống dịch, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho rằng, chuyện nới lỏng giãn cách là điều kiện cần thiết để chúng ta quay lại cuộc sống bình thường, trong trạng thái mới. Và trong trạng thái vừa chống dịch nhưng vừa lao động sản xuất thì mỗi cá nhân, tập thể đều phải làm tốt các biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn. Trong đó, phải nghiêm túc thực hiện 5K. Nếu không thực hiện tốt 5K cũng như các phương pháp bảo vệ cá nhân, trong phòng, chống dịch thì dịch có thể vẫn sẽ bùng phát.
“Nhất là ở những nơi có mật độ dân tập trung cao, những nơi có người chưa được tiêm chủng, những nơi đi lại đông, lao động sản xuất, cửa hàng, cửa hiệu, những nơi xếp hàng mua sắm... đều có thể bùng, phát dịch. Đặc biệt, khi Hà Nội nới thêm những giãn cách, nhiều người quay lại Hà Nội để làm việc, học tập… Do vậy, chúng ta phải nhớ, dịch vẫn còn ở trong cộng đồng, có cơ hội thì nó sẽ bùng phát. Tiêm vắc xin, thực hiện tốt 5K ở thời điểm này vẫn là biện pháp quan trọng nhất để phòng, chống dịch Covid-19”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh.
Về phía các địa phương, những ngày qua, khi Thành phố nới lỏng giãn cách, việc tuyên truyền đến người dân nghiêm túc thực hiện các chủ trương phòng, chống dịch cũng được quan tâm. Bí thư Đảng ủy phường Thổ Quan (quận Đống Đa) Nguyễn Thị Anh Thu cho rằng, việc thực hiện nới lỏng theo tinh thần Chỉ thị 22/CT-UBND ngày 20/9/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố khiến nhiều người dân rất phấn khởi. Tuy nhiên, tinh thần chỉ đạo chung của phường vẫn là tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; tiếp tục coi phòng, chống dịch là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu; bảo vệ sức khỏe và an toàn tính mạng của người dân là trên hết, trước hết.
Vào 10h sáng nay (ngày 22/9), ngõ Thổ Trung Tả (phường Thổ Quan) được UBND quận Đống Đa quyết định thu hẹp phạm vi cách ly y tế, phường Thổ Quan tiếp tục chỉ đạo tuyệt đối người dân không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch. Trong đó, nhấn mạnh sự quyết tâm bảo vệ thành quả phòng, chống dịch trước những diễn biến còn phức tạp; quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương, của Thành phố và quận.
“Khi Thành phố bắt đầu nới lỏng một số hoạt động phòng, chống dịch, cuộc sống bình thường mới dần trở lại thì các biện pháp phòng dịch tại nơi kinh doanh, sản xuất, nơi làm việc, thực hiện giãn cách… càng phải tiếp tục được duy trì. Tinh thần này luôn được cấp ủy, chính quyền phường quán triệt và thực hiện nghiêm túc”, Bí thư Đảng ủy phường Thổ Quan thông tin.
Hà Nội bắt đầu triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ từ 6h ngày 21/9. Sau 2 tháng giãn cách xã hội, số ca bệnh tại Thủ đô đang có xu hướng giảm dần và thấp nhất từ đầu đợt bùng phát thứ 4. Tính đến trưa 22/9, Hà Nội đã ghi nhận 3.950 trường hợp mắc Covid-19. Theo Chỉ thị mới của UBND Hà Nội về nới lỏng giãn cách, Thành phố cho phép dịch vụ ăn uống (mang về), cắt tóc, gội đầu, kinh doanh, sửa chữa đồ điện tử, xe cộ, văn phòng phẩm được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, Thành phố vẫn dừng hoạt động thể dục, giải trí nơi công cộng và một số dịch vụ không thiết yếu khác. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20
Hà Nội: Trích 7 tỷ đồng hỗ trợ 3 tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão số 6
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 21:41
Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ đạt kết quả toàn diện trên các mặt công tác
Thủ đô 01/11/2024 21:41
Huyện Sóc Sơn hoàn thành rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
Nhịp sống Thủ đô 01/11/2024 18:13
Các cơ quan báo chí Hà Nội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 17:51
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô 2024 trên báo chí, mạng xã hội
Nhịp sống Thủ đô 01/11/2024 17:41