Để du lịch sinh thái bền vững

Cần học cách ứng xử với môi trường

Trong những năm qua, du lịch sinh thái (DLST) đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nó không chỉ nhận được sự đầu tư của Nhà nước, mà còn thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội. Với nhiều ý nghĩa tích cực, song, do nhận thức chưa đúng, ngành DLST ở nước ta đang phát triển theo hướng “mạnh ai nấy làm”, ồ ạt, sản phẩm đơn điệu, trong khi đó công tác quản lý yếu kém, chưa chuyên nghiệp… khiến DLST không phát huy hết tiềm năng, gây lãng phí.
Ra quân tổng lực đảm bảo vệ sinh môi trường thành phố
Không cấp phép mới cho các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm
Hà Nội: Chung tay làm sạch môi trường

Tiềm năng lớn

Hiện nay, người dân đang có xu hướng tìm về với thiên nhiên, tìm về nguồn cội, cùng với đó là ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng, góp phần bảo tồn thiên nhiên. Vì thế, DLST luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu của khách du lịch. DLST phát triển đã mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế, góp phần làm tăng thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân ở địa phương. Ở nhiều quốc gia, loại hình DLST không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác các nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Với lợi thế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cùng hệ thống các khu rừng đặc dụng là nơi dự trữ các nguồn gen, các loại động vật quý hiếm, phân bổ trải dài từ Nam ra Bắc, từ đất liền ra hải đảo. Cùng với đó, Việt Nam có một bề dày về lịch sử với ngàn năm dựng nước và giữ nước, có sự đa dạng về văn hóa, bản sắc dân tộc (54 dân tộc), nhiều di tích, cảnh quan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại, di sản thiên nhiên thế giới… và với những lợi thế ấy, nước ta đang có thừa những tiềm năng để phát triển DLST.

Cần học cách ứng xử với môi trường
Học cách ứng xử với môi trường sinh thái để DLST không bị lãng phí và đi chệch hướng.

Là một hướng dẫn viên du lịch lâu năm, chị Lê Bảo Ninh (nhân viên Công ty du lịch I tour Việt Nam) cho biết, vài năm trở lại đây, không chỉ khách quốc tế mà khách du lịch nội địa cũng lựa chọn tour DLST rất nhiều. Tại những tour này, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên, nguyên sơ, mà họ còn được trải nghiệm thực tế, được đắm mình trong những nét sinh hoạt đời thường của người dân bản địa. Nhiều tour DLST đã vượt ra ngoài định nghĩa du lịch, nghỉ dưỡng, sâu xa hơn đó còn là sự cảm thông, chia sẻ và tìm về nguồn cội. Vì thế, DLST đã thu hút đông du khách.

Cùng chung quan điểm này, ông Nguyễn Thế Long – Giám đốc Công ty du lịch Việt nhận định, hiện nay, loại hình DLST ở Việt Nam đang rất phát triển. Vào mùa du lịch, khách đặt tour dài ngày đi SaPa, Hà Giang, Điện Biên… thường bị “cháy” phòng. Đối với các điểm DLST quanh Thủ đô như Ba Vì, Tam Đảo, Cúc Phương, Ninh Bình…là lựa chọn hàng đầu cho du khách vào các dịp nghỉ cuối tuần. Bên cạnh đó, nhiều địa phương mạnh dạn cho phép tư nhân tham gia đầu tư xây dựng và khai thác DLST, vì thế, giao thông được đầu tư, hệ thống dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, resort mọc lên, giải quyết được rất nhiều nhu cầu việc làm cho người dân địa phương.

Ý thức bảo vệ môi trường còn thấp

Theo thống kê của ngành Du lịch Việt Nam, trong năm 2015, tổng thu từ khách du lịch đạt cao nhất từ trước đến nay (đạt gần 338.000 tỉ đồng), trong đó có sự đóng góp không nhỏ từ loại hình DLST. Tiềm năng DLST của Việt Nam dồi dào, đang được đầu tư rất nhiều, tương lai sẽ mang lại nguôn thu rất lớn cho quốc gia. Thế nhưng, theo đánh giá của một số chuyên gia trong ngành du lịch, đặc biệt là từ các nhà tổ chức tour, hiện tại DLST ở Việt Nam đang bị đầu tư ồ ạt, dàn trải, thậm chí mạnh ai nấy làm và không mang tính phát triển bền vững.

Bà Đặng Thị Thu Hương – Giám đốc Cty du lịch Nam Phương - cho biết, ở Việt Nam hiện nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân, thậm chí là các địa phương khi thấy tiềm năng DLST đã lao vào đầu tư. Thế nhưng, ngay cả khái niệm DLST là thế nào chưa chắc họ đã hiểu rõ. Nếu theo đúng nghĩa, DLST không phải để đáp ứng yêu cầu cho mọi khách du lịch, mà chỉ dành cho những người thật sự lấy giá trị sinh thái làm mục tiêu của chuyến đi. Họ phải biết tôn trọng, học hỏi và gìn giữ thiên nhiên. Qua đó, có những hành động cụ thể để bảo vệ, bảo tồn và gìn giữ vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa dân tộc.

Thực tế cho thấy, hiện nay tại các điểm DLST người ta vẫn dễ dàng tìm mua thịt thú rừng, chim trời,…và khi tham gia DLST, du khách vẫn còn chưa ý thức trong việc bảo vệ môi trường - như phóng uế, xả rác thải bừa bãi…ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ đẹp sinh thái, môi trường tự nhiên, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân địa phương. Thậm chí, ở một số địa phương, người ta còn sẵn sàng chặt cây, đào núi, phá cảnh quan tự nhiên để xây dựng khu DLST nhân tạo. Điển hình như điểm du lịch Sa Pa, chỉ trong tương lai gần, người dân muốn lên đỉnh Phanxipang sẽ không phải mất vài ngày, chỉ cần ngồi lên cáp treo và thưởng ngoạn. Lợi ích trước mắt là thế, nhưng về lâu dài, mô hình này đã phá hỏng cảnh quan tự nhiên, cảnh quan sinh thái, làm mất đi vẻ đẹp hoang sơ vốn có tại nơi này. “Với cách làm ăn chộp giật, phá cái tự nhiên, xây dựng cái nhân tạo, nhiều khu DLST áp dụng khoa học kỹ thuật nửa vời, đơn điệu chính là nguyên nhân khiến khách du lịch quốc tế đến Việt Nam DLST một lần và không trở lại” - bà Hương chia sẻ.

Việc hiểu sai về kiến thức tự nhiên, sẽ dẫn đến hành động sai, điều đó không chỉ gây lãng phí tiềm năng DLST, mà còn phá hỏng cả một quần thể sinh thái. Đây không chỉ là lỗ hổng lớn về nhận thức của du khách, của người làm du lịch mà còn đối với cả cấp quản lý. Vì thế, chúng ta không thể vì nguồn lợi trước mắt mà phá hỏng đi cả một tiềm năng lâu dài. Phát triển, nhưng cũng phải biết cách bảo tồn để phát triển DLST một cách bền vững.

Đạt Đỗ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 4/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, sáng sớm có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió Đông Bắc cấp 2 - 3.
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

(LĐTĐ) Khoảng gần sáng 4/11, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường xuống miền Bắc; từ đêm Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội trời ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 2/11 sáng sớm có sương mù vài nơi, ngày nắng, nhiệt độ từ 20 - 31 độ.
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ

Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 1/11, ít mây, đêm không mưa, ngày nắng. Gió bắc cấp 2-3. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách

“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách

(LĐTĐ) Sau thời gian dọn dẹp, chăm sóc, từ một khu vực nhếch nhác, lụp xụp, "bãi đất" dưới chân cầu Long Biên đã trở thành một không gian thoáng đãng, điểm "check in" của đông đảo người dân, du khách.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 31/10, khu vực Hà Nội, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng, nhiệt độ từ 20 - 32 độ C.
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm

TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Trong năm 2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (BQL dự án hạ tầng đô thị) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được giao hơn 16.087 tỷ đồng nhưng tính đến ngày 28/10/2024 "siêu ban" này chỉ mới giải ngân được 1.148 tỷ đồng, đạt 7,14%.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 30/10, trời nhiều mây, đêm và sáng có lúc có mưa, mưa rào; trưa chiều hửng nắng.
Xem thêm
Phiên bản di động