Cần đẩy nhanh tiến độ di dời các cơ sở giáo dục ra khỏi nội đô
Phát biểu tại buổi làm việc giữa Thường trực Thành ủy Hà Nội với Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT, ngày 8/3, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã cho biết thêm một số khó khăn, bất cập trong GD&ĐT của Thủ đô.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Lương Toàn) |
Đáng chú ý, ông Nguyễn Văn Phong cho rằng, chất lượng giáo dục giữa khu vực nội thành và ngoại thành còn chưa đồng đều và đang có xu hướng giãn ra; Quản trị trường học cũng chưa theo kịp xu hướng phát triển của xã hội và chậm so với các ngành, lĩnh vực khác, thậm chí ngay trong nội bộ ngành, giữa khối công lập và ngoài công lập.
Theo ông Nguyễn Văn Phong, trong những năm tới, Hà Nội xác định tập trung đầu tư cho Văn hóa, Giáo dục và Y tế là 3 trụ cột để phát triển bền vững Thành phố. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng xác định GD&ĐT Thủ đô phải là trung tâm GD&ĐT chất lượng cao của cả nước, tiến tới cạnh tranh khu vực và quốc tế.
Để đạt được những mục tiêu này, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện là đẩy nhanh tiến độ di dời các cơ sở giáo dục ra khỏi nội đô; đồng thời, Bộ GD&ĐT cần sớm có quy chế, quy chuẩn đặc thù đối với các đô thị đặc biệt như Hà Nội.
Khẳng định việc di dời các trường khỏi nội đô là cần thiết để nâng cao cơ sở vật chất cho các trường và cho sinh viên. Dù vậy, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cũng cho biết, sở dĩ trong 10 năm qua chưa di dời được các trường Đại học ra khỏi nội đô là do thiếu nguồn lực, thiếu cơ chế và quỹ đất.
Để sớm hoàn thành việc này, ông Hoàng Minh Sơn đề nghị, Hà Nội cần có quy hoạch rõ ràng, ưu tiên quỹ đất hình thành các khu đô thị, cụm đại học để tạo cơ chế, hỗ trợ các trường di dời khỏi nội đô nhưng vẫn ở Thủ đô.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Lương Toàn) |
Còn về những khó khăn của các trường học trong khu vực nội đô, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho rằng, Hà Nội cần tập trung giảm sĩ số học sinh/lớp, nhất là ở cấp tiểu học để đảm bảo chất lượng đầu ra. Muốn vậy, Thành phố cần quan tâm bố trí các quỹ đất sạch cho trường tư phát triển, cùng với đó là nghiên cứu các cơ chế, chính sách hỗ trợ để đảm bảo công bằng giữa khu vực trường công và tư.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, giáo dục của Hà Nội đang tạo ra được thương hiệu riêng. Những thành quả này là sự nỗ lực của đội ngũ quản lý, giáo viên toàn ngành trong nhiều thế hệ cũng như sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội.
Để giáo dục Hà Nội đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, ông Phạm Ngọc Thưởng đề nghị, Thành phố cần quan tâm tới quỹ đất tạo ra không gian phát triển mới trong giáo dục theo hướng thực chất, không chạy theo hình thức. Đồng thời chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo và chất lượng chuẩn đào tạo.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Lương Toàn) |
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cũng mong muốn Hà Nội có các chính sách đặc thù để khuyến khích trong phát triển giáo dục như: Giải quyết tốt vấn đề thừa thiếu giáo viên; giảm số người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; phát huy tính đặc thù, lợi thế Thủ đô trong xã hội hoá, phát triển trường ngoài công lập. Đặc biệt, quan tâm hơn vấn đề phát triển đảng để nâng chất lượng đào tạo trong các trường học.
Tại buổi làm việc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đề nghị thành lập một Tổ công tác chung để hỗ trợ Thành phố, tập trung vào 3 lĩnh vực: Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; thu hút nguồn lực, phát triển GD&ĐT chất lượng cao, ngang tầm khu vực và thế giới và đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất GD&ĐT.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51