Cần đầu tư các dự án, công trình văn hóa có trọng tâm, không dàn trải

(LĐTĐ) Ngày 4/10, Đoàn giám sát số 2 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn làm Trưởng đoàn đã làm việc với Huyện ủy Thường Tín về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU và Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội (khoá XVII).
Hỗ trợ kịp thời theo Nghị quyết của HĐND Thành phố cho nạn nhân vụ cháy chung cư mini Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung nước sạch theo nhu cầu của người dân

Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản - Phó Trưởng đoàn giám sát tham dự.

Báo cáo với Đoàn giám sát về kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”; Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thường Tín Tạ Hữu Thọ cho biết, Thường Tín có hệ thống quần thể di tích lịch sử văn hóa với 462 công trình tôn giáo và tín ngưỡng, với 61 di tích cấp quốc gia, 65 di tích cấp thành phố. Trong đó, nhiều di tích nổi tiếng như chùa Đậu; đền, bến Chương Dương; nhà thờ Nguyễn Trãi… Đồng thời trên địa bàn huyện có hàng trăm lễ hội, với nhiều lễ hội tiêu biểu, đặc sắc.

Cùng với việc cụ thể hóa hai chương trình, nghị quyết quan trọng trên của Thành ủy, Huyện ủy luôn quan tâm lãnh đạo, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát chương trình công tác trọng tâm của các cấp uỷ. HĐND huyện ban hành nghị quyết hằng năm giành 1% chi ngân sách cho đầu tư tu bổ di tích. Theo đó, giai đoạn 2021-2025 huyện đã và đang tu bổ tôn tạo 59 di tích văn hóa lịch sử với tổng kinh phí dự kiến 740 tỷ đồng.

Cần đầu tư các dự án, công trình văn hóa có trọng tâm, không dàn trải
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản trao đổi tại buổi giám sát.

Đặc biệt, Ban Thường vụ Huyện ủy đã triển khai hiệu quả việc huy động và đầu tư các nguồn lực trong phát triển văn hóa, công nghiệp văn hóa.

Tiêu biểu như: Dự án xây dựng Văn Từ Thượng Phúc, xã Văn Bình với tổng kinh phí trên 50 tỷ đồng hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa; Dự án “Xây dựng Khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín” đang thực hiện trên diện tích 2,7ha với tổng mức đầu tư ban đầu là 193 tỷ đồng; Dự án xây dựng vườn hoa Nguyễn Du tại thị trấn Thường Tín với diện tích khoảng 1,5ha; các vườn hoa tại các xã; chỉnh trang xây dựng các cửa ngõ vào huyện.

Ngoài ra, các xã, thị trấn chủ động huy động từ nguồn xã hội hóa hàng trăm tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo các di tích; tiêu biểu như: Đình Triều Đông (xã Tân Minh), chùa Nỏ Bạn (xã Vân Tảo); chùa Thượng Cung (xã Tiền Phong)...

Các địa phương, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trong huyện cũng rất tích cực huy động các nguồn xã hội hóa, phát tâm công đức và nhân dân đóng góp hàng vạn ngày công lao động cho công tác tu bổ, tôn tạo tại các di tích.

Tại buổi làm việc, thành viên Đoàn giám sát đánh giá huyện Thường Tín đã triển khai thực hiện bài bản, đúng và trúng theo tinh thần Chương trình số 06-CTr/TU và Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy. Trong đó, huyện đang xây dựng thương hiệu “Đất danh hương, đất trăm nghề” với việc chọn nhóm các vấn đề lớn để triển khai đầu tư; ưu tiên chọn các dự án di tích đặc trưng, đặc sắc để đầu tư trùng tu, tôn tạo; đồng thời ưu tiên phát triển dịch vụ văn hóa, phát triển loại hình nghệ thuật…

Cần đầu tư các dự án, công trình văn hóa có trọng tâm, không dàn trải
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu kết luận.

Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đề nghị, huyện Thường Tín tiếp tục rà soát các công trình văn hóa, căn cứ nguồn lực đã có để đầu tư các dự án, công trình văn hóa trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, chú ý xếp thứ tự ưu tiên, để các công trình phát huy giá trị. Ngoài ra, huyện cũng quan tâm đến phát triển giáo dục, nâng cao giá trị các làng nghề… tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

Phát biểu kết luận buổi giám sát, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, huyện Thường Tín có nhiều điểm mới trong đầu tư, phát triển công trình, nhà văn hóa, phát triển hạ tầng xã hội; kêu gọi nguồn lực xã hội hóa cho một số công trình văn hóa trọng điểm, tạo đồng thuận, dư luận tốt trong nhân dân.

Nhấn mạnh vẫn còn hạn chế cần khắc phục, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu huyện Thường Tín bảo đảm công tác vệ sinh môi trường, nhất là ở các làng nghề; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, cải cách hành chính, phân công rõ người, rõ việc…

Trước mắt, huyện tiếp tục thực hiện tốt, hiệu quả Chương trình số 06-CTr/TU và Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội (khoá XVII) bằng cách làm phù hợp với mục tiêu “Phát triển văn hóa là liên tục, không có điểm dừng”. Vì vậy, huyện cần đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển văn hóa bền vững; tạo sự thụ hưởng thiết thực đến từng người dân. Ngoài ra, huyện cần khai thác, phát huy thế mạnh nhiều di tích lịch sử văn hóa, làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch.

Đối với đầu tư các dự án về văn hóa, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị huyện cần rà soát dự án, quy hoạch tổng thể và thực hiện thứ tự ưu tiên đầu tư, tạo điểm nhấn về kết quả trong bức tranh tổng thể về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn huyện.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: 17 đội tham gia vòng sơ khảo Hội thi mít đặc sản Hà Nội

Hà Nội: 17 đội tham gia vòng sơ khảo Hội thi mít đặc sản Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 1/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức vòng sơ khảo Hội thi tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế và chất lượng khám chữa bệnh

Nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế và chất lượng khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Sáng 1/7, Bộ Y tế đã chủ trì, phối hợp các bộ, ngành tổ chức Lễ Mít tinh kỷ niệm 15 năm Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam (1/7/2009 - 1/7/2024).
Hà Nội tổ chức Hội thi “Dân vận khéo” chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội tổ chức Hội thi “Dân vận khéo” chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thông qua việc tổ chức Hội thi “Dân vận khéo” năm 2024 nhằm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân Thủ đô về vị trí, vai trò công tác dân vận; huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong thực hiện công tác dân vận của Đảng…
Khai mạc Giải thi đấu các môn thể thao hè thành phố Hà Nội năm 2024

Khai mạc Giải thi đấu các môn thể thao hè thành phố Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 1/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức khai mạc Giải thi đấu các môn thể thao hè thành phố Hà Nội năm 2024, nhằm thực hiện kế hoạch hoạt động thể dục thể thao phong trào thành phố Hà Nội năm 2024 và kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mức lương tối thiểu theo vùng tăng bình quân 200.000 - 280.000 đồng/tháng từ 1/7

Mức lương tối thiểu theo vùng tăng bình quân 200.000 - 280.000 đồng/tháng từ 1/7

Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thay thế Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Theo đó, mức lương tối thiểu theo các vùng từ 1/7/2024 tăng bình quân từ 200.000 đồng đến 280.000 đồng.
Chính thức tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

Chính thức tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,8 triệu đồng/tháng như hiện tại.
Cấp căn cước cho công dân Việt Nam trở về từ nước ngoài tại sân bay

Cấp căn cước cho công dân Việt Nam trở về từ nước ngoài tại sân bay

(LĐTĐ) 7h sáng hôm nay (1/7), Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội - Công an thành phố Hà Nội và Công an 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô đã đồng loạt triển khai cấp thẻ căn cước cho trẻ từ 0-6 tuổi và người từ 6 tuổi trở lên.

Tin khác

Sớm đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

Sớm đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

(LĐTĐ) Trong nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024, Thành phố quyết liệt tập trung triển khai tổ chức thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) để sớm đưa Luật đi vào cuộc sống.
HĐND Thành phố sẽ chất vấn về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm

HĐND Thành phố sẽ chất vấn về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm

(LĐTĐ) Sáng nay (1/7) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 17 - kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, để thực hiện các nội dung thuộc thẩm quyền. Theo đó, tại Kỳ họp HĐND Thành phố xem xét thông qua 42 nội dung quan trọng. Trong đó HĐND Thành phố sẽ chất vấn về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
Khai mạc kỳ họp thứ 17 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI

Khai mạc kỳ họp thứ 17 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI

(LĐTĐ) Sáng nay (1/7), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thường lệ giữa năm (Kỳ họp thứ 17). Tại Kỳ họp, HĐND Thành phố sẽ xem xét 42 nội dung gồm 17 báo cáo và 25 nội dung ban hành nghị quyết.
Hà Nội phải là địa phương đi đầu, tiên phong trong phát triển kinh tế số, xã hội số

Hà Nội phải là địa phương đi đầu, tiên phong trong phát triển kinh tế số, xã hội số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải là địa phương đi đầu, tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Tiếp tục triển khai để Đề án 06 mang lại lợi ích lâu dài cho đất nước, người dân và doanh nghiệp

Tiếp tục triển khai để Đề án 06 mang lại lợi ích lâu dài cho đất nước, người dân và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian tới, Bộ Công an sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với thành phố Hà Nội để triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Đề án 06, mang lại lợi ích thiết thực, hiệu quả, lâu dài cho đất nước, người dân và doanh nghiệp. Phù hợp với tình hình địa bàn, bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ thời gian, gắn với 5 nhóm pháp lý, hạ tầng, an ninh, an toàn dữ liệu, nguồn lực.
Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng, ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng, ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) 4 nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 gồm: Công dân Thủ đô số (iHaNoi); Hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội trên ứng dụng VNeID; Cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; Hệ thống Thông tin phục vụ họp và xử lý công việc (E-Cabinet) tích hợp với phòng họp thông minh của Hà Nội chính thức vận hành dụng phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.
Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu để Hà Nội về đích nông thôn mới

Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu để Hà Nội về đích nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội phấn đấu tháng 7/2024, có 4 huyện (Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023; phấn đấu cuối năm 2024 có thêm 3 huyện (Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín) được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024; Thành phố có thêm ít nhất 40 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 35 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho công nhân lao động

Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Đồng ý xây dựng đề án về “Tăng cường khám sức khỏe sinh sản; tầm soát, phát hiện sớm ung thư và bệnh nghề nghiệp cho công nhân lao động khu công nghiệp và chế xuất năm 2024 - 2025”, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong giao Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Huyện Thanh Trì đã đạt 33/34 tiêu chuẩn thành lập quận

Huyện Thanh Trì đã đạt 33/34 tiêu chuẩn thành lập quận

(LĐTĐ) Chiều ngày 27/6, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì khóa XXIV tổ chức hội nghị lần thứ 18. Ông Nguyễn Tiến Cường, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy chủ trì hội nghị.
Hà Nội triệt để cắt giảm chi thường xuyên không cần thiết

Hà Nội triệt để cắt giảm chi thường xuyên không cần thiết

(LĐTĐ) Giai đoạn 2026-2030, thành phố Hà Nội triệt để cắt giảm chi thường xuyên, các khoản chi sự nghiệp có tính chất đầu tư, các khoản chi không thực sự cần thiết, cấp bách như hội họp, tiếp khách, đi công tác nước ngoài...
Xem thêm
Phiên bản di động