Cần cơ quan độc lập quản lý nợ công

(LĐTĐ) Việc nghiên cứu phát triển mô hình quản lý nợ công (DMO) với đầy đủ chức năng theo thông lệ quốc tế, phù hợp với trình độ phát triển nhu cầu quản lý của Việt Nam trong từng giai đoạn là cần thiết.
Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020 Phổ biến và triển khai Chiến lược nợ công đến năm 2030

Trong các ngày 23-24/8, tại Hà Nội, Bộ Tài chính phối hợp cùng Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ tổ chức hội thảo về kinh nghiệm quốc tế trong cải cách công tác quản lý nợ công và các thông lệ tốt trong quản lý nợ công. Tham dự Hội thảo có đại diện các cơ quan của Đảng, cơ quan Quốc hội, bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương, đại diện các cơ quan nghiên cứu, các nhà đầu tư và đại diện các đối tác quốc tế.

Cần cơ quan độc lập quản lý nợ công
Ảnh minh họa

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 đã được Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua, theo đó mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển thu nhập trung bình cao, có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả.

Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững có đề ra hoàn thiện thể chế, đặc biệt là các chính sách, công cụ, bộ máy quản lý nợ công bảo đảm đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan để kiểm soát toàn diện rủi ro và hiệu quả nợ công, sau năm 2020 nghiên cứu đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơ quan quản lý nợ công theo mô hình phù hợp. Nghị quyết 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội đặt ra mục tiêu giữ vững an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia.

Thực hiện các chủ trương định hướng nêu trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 460/QĐ-TTg ngày 14/4/2022 phê duyệt Chiến lược nợ công đến năm 2030, nêu quan điểm, mục tiêu, định hướng, giải pháp quản lý nợ trong đó có nội dung đáp ứng nhu cầu vay với chi phí, rủi ro phù hợp, đảm bảo kế hoạch trả nợ, kiểm soát các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia.

Để triển khai thực hiện cụ thể, Bộ Tài chính đã đề xuất hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới về tổ chức thể chế quản lý nợ công. Trong khuôn khổ, đợt làm việc, đoàn chuyên gia đã có một tuần trao đổi trực tiếp với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đơn vị được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý nợ trong Bộ Tài chính, các đối tác tham gia thị trường vốn.

Tiếp theo các buổi làm việc trực tiếp, nhóm chuyên gia phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về các mô hình thể chế quản lý nợ công, giúp các cơ quan có thêm thông tin để có cái nhìn tổng thể, đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ và công tác phối hợp trong quản lý nợ trên thế giới và bối cảnh Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc tổ chức mô hình cơ quan quản lý nợ cũng hết sức đa dạng, có nhiều cách tiếp cận, phương thức quản lý nợ khác nhau. Nhiều quốc gia đã lựa chọn thiết lập cơ quan quản lý nợ công (DMO) để tập trung các chức năng quản lý nợ nhằm đạt đến trình độ chuyên nghiệp hóa cao.

Các quốc gia OECD chọn thiết lập một cơ quan quản lý nợ độc lập (Áo, Phần Lan, Ai-len, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Đức, Hungary và Anh), một số quốc gia khác thiết lập văn phòng DMO riêng biệt, nhưng hoạt động dưới Bộ Tài chính (như Úc, Bỉ, Canada, Pháp, Hà Lan, New Zealand, Ba Lan và Mỹ).

Các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á cũng đã thiết lập văn phòng DMO riêng biệt như Thái Lan, Philippines, Indonesia. Mục tiêu chung trong việc hình thành DMO là đảm bảo thực hiện nhất quán, đồng bộ, kiểm soát toàn diện rủi ro phát sinh từ việc vay nợ, thực hiện các chính sách quản lý nợ, kế hoạch vay trả nợ của Chính phủ.

Đối với Việt Nam, hiện nay chính sách quản lý nợ công gắn với chính sách tài khóa và tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách quản lý nợ công mới chủ yếu tập trung vào huy động các nguồn vay ưu đãi, nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế chưa thực hiện đầy đủ như: Giám sát và đánh giá tất cả các khoản vay và giao dịch nợ để đảm bảo phù hợp với các thông số rủi ro đề ra trong chiến lược nợ; giám sát rủi ro toàn bộ danh mục nợ chính phủ, kết nối giữa chính sách quản lý ngân quỹ và quản lý nợ công, cơ sở dữ liệu chia sẻ chung về nợ công…

“Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 thành nước thu nhập trung bình cao, xếp hạng tín nhiệm quốc gia lên mức đầu tư. Trong bối cảnh vị thế, vai trò kinh tế của Việt Nam có nhiều thay đổi tích cực, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi sẽ giảm đi, danh mục nợ sẽ phát sinh thêm nhiều loại rủi ro, đòi hỏi có sự quản lý đồng bộ, thống nhất, chuyên nghiệp hóa để tăng cường hiệu quả hoạch định chính sách và đạt được cơ cấu chi phí - rủi ro nợ công phù hợp với mục tiêu quản lý đặt ra.

Việc nghiên cứu phát triển mô hình DMO với đầy đủ chức năng theo thông lệ quốc tế phù hợp với trình độ phát triển nhu cầu quản lý của Việt Nam trong từng giai đoạn là cần thiết. Song song với cải cách thể chế, sẽ tiếp tục hoàn thiện công cụ quản lý nợ, cơ chế kiểm soát rủi ro đảm bảo dư địa tài khóa và chính sách để phấn đấu mục tiêu nêu trên”, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi khẳng định.

Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ nợ công/GDP có xu hướng giảm trong 6 năm qua, từ mức 62,2% năm 2016 về 43,1% GDP năm 2021. Với quy mô GDP năm 2021 là 368 tỷ USD, mức nợ công của Việt Nam năm 2021 tương đương 157 tỷ USD. Nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương cũng đang giảm. Cụ thể, nợ Chính phủ giảm từ 51,7% GDP năm 2017 xuống còn 39,1% GDP năm 2021, tương đương gần 144 tỷ USD. Nợ Chính phủ bảo lãnh giảm từ 9,1% GDP năm 2017 xuống còn 3,8% GDP năm 2021, tức gần 14 tỷ USD. Nợ chính quyền địa phương giảm từ 1,1% GDP năm 2017 xuống còn 0,6% năm 2021. Còn nợ nước ngoài của quốc gia giảm từ 49% GDP năm 2017 xuống còn 38,4% năm 2021. Về cơ cấu nợ, nợ vay trong nước lại tăng đáng kể, chiếm 67,2% dư nợ Chính phủ, tương đương 2,2 triệu tỷ đồng đến hết 2021, còn nợ nước ngoài có xu hướng giảm dần.

Đại diện thường trú của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF - ông Francois Painchaud cho biết, việc quản lý nợ công của Việt Nam đã đạt nhiều kết quả như tỷ lệ nợ trên GDP của Việt Nam đã giảm từ mức trên 60% ở năm 2017 xuống còn trên 40% vào năm 2021, nhờ vào các chính sách tài khóa thận trọng.

Tuy nhiên, theo ông Francois Painchaud, thời gian tới, quản lý nợ công tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức khó khăn vì còn mang tính phân tán cao. Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) là cơ quan đầu mối được giao quản lý chung nhưng các hoạt động khác vẫn được thực hiện quản lý ở các cơ quan khác như nợ trong nước được quản lý ở Kho bạc Nhà nước, Vụ Ngân sách Nhà nước...

Ông Francois Painchaud cho rằng, điều này sẽ dẫn đến thiếu nhất quán trong việc quyết định cũng như phát tín hiệu ra thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách. Do đó, các cơ quan quản lý cần phải sắp xếp lại thể chế cũng như quy chế trong quản lý nợ để tiến tới mục tiêu thống nhất quản lý nợ./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì cho biết vừa triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh, thiếu niên có hành vi gây rối trật tự trên địa bàn. Nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 14-19, mang hung khí là tuýp sắt hàn dao phóng lợn di chuyển với tốc độ cao, hò hét gây khiếp sợ cho người dân...
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

(LĐTĐ) Vụ hỏa hoạn tại nhà dân ở số 43, tổ 12 Thạch Bàn, quận Long Biên. Xác định có 2 nạn nhân mắc tại vị trí tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà, lực lượng chức năng đã nhanh chóng triển khai phương án cứu nạn; trong thời gian ngắn 2 nạn nhân đã được đưa đến nơi an toàn.

Tin khác

Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền

Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền

(LĐTĐ) Từ hôm nay 20/11, tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất, các hình thức khác) không đúng với quy định.
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử

TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử

(LĐTĐ) Với những nỗ lực đồng bộ của ngành thuế Thành phố, trong 10 tháng năm 2024, tổng doanh thu thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đạt 91.962 tỉ đồng, tăng 43,7% so cùng kỳ, chiếm 33,5% doanh thu thương mại điện tử cả nước.
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%

Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%

(LĐTĐ) Bộ Tài chính cho biết, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhưng kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng. Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0% hoặc tỷ lệ giải ngân thấp.
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động

Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động

(LĐTĐ) Trong 10 tháng qua, Tổng cục Thuế đã đẩy mạnh công tác thu nợ thu được trên 58 nghìn tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2023. Các dịch vụ khai thuế điện tử đã đạt 4 triệu tài khoản, tăng 47% so với cuối năm 2023.
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh

Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh

(LĐTĐ) Bộ Tài chính đã có Tờ trình Chính phủ về dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử, trong đó đã đề xuất bãi bỏ việc miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng.
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh

Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh

(LĐTĐ) Dư luận đặt câu hỏi về việc quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam, nhưng chưa đăng ký cấp phép và cơ sở nào đề xuất các sàn giao dịch TMĐT nộp thay thuế? Bộ Tài chính cho biết việc triển khai cơ chế sàn TMĐT khai, nộp thuế thay cho người bán là nội dung được khuyến nghị triển khai trong các tài liệu, nghiên cứu của các tổ chức quốc tế khác, cũng như đã chứng minh thực tế hiệu quả triển khai của các nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực.
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường

Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường

(LĐTĐ) Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy kinh tế trong năm 2025, giải ngân đầu tư công cần được thực hiện nhanh chóng để đưa dòng tiền vào thị trường, từ đó giảm áp lực cho các ngân hàng thương mại.
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế

Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế

(LĐTĐ) Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã ban hành Kết luận Thanh tra thuế tại Công ty Cổ phần Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin (mã chứng khoán: TMB).
Vốn tín dụng cho “tam nông”

Vốn tín dụng cho “tam nông”

(LĐTĐ) Trong nhiều năm qua, Ngân hàng Nhà nước luôn xác định việc thúc đẩy phát triển tín dụng cho “tam nông” (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) là một mục tiêu cốt lõi trong chương trình hành động của ngành nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ liên quan đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông nghiệp - nông thôn một cách bền vững.
Cổ phiếu công ty của ông Donald Trump biến động mạnh

Cổ phiếu công ty của ông Donald Trump biến động mạnh

(LĐTĐ) Sau khi ông Donald Trump tuyên bố đắc cử Tổng thống thứ 47 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và sắp trở lại Nhà Trắng, cổ phiếu Công ty Trump Media & Technology Group biến động mạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động