Cần có hướng dẫn phân biệt đào rừng tự nhiên và đào người dân trồng

Trả lời câu hỏi về kiểm tra, xử lý các trường hợp vận chuyển đào rừng mang về Hà Nội bán, làm sao phân biệt đâu là đào rừng tự nhiên, đâu là đào do người dân trồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Trần Việt Hùng cho rằng phải có hướng dẫn cụ thể.
Gần 12.000 cán bộ chủ chốt học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố Hà Nội: Tăng cường giám sát lĩnh vực dễ có tham nhũng lãng phí Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Đẩy nhanh tiến độ các dự án đường trục phía Nam

Chiều 29/12, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban báo chí, thông tin về kiểm tra, kiểm soát thị trường cuối năm 2020, dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Thông tin tại cuộc họp, ông Trần Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, đơn vị đã chỉ đạo các đội quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời, triệt để đối với các hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, mua bán hàng cấm, hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm…

Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Trần Việt Hùng thông tin tại hội nghị
Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Trần Việt Hùng thông tin tại hội nghị

Kết quả kiểm tra, kiểm soát thị trường tháng cao điểm Tết (từ 15/11-15/12), Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã thực hiện kiểm tra, xử lý 677 vụ vi phạm với tổng số tiền xử lý hơn 9 tỷ đồng. Kết quả chung cả năm 2020 (tính đến ngày 14/12/2020), đơn vị đã thực hiện kiểm tra 5.771 vụ việc. Qua đó, phát hiện, xử lý vi phạm 5.616 vụ với tổng số tiền hơn 133 tỷ đồng.

Ông Hùng nhận định, cuối năm hoạt động kinh doanh thương mại, hàng hóa phục vụ Tết có nhiều diễn biến sôi động. Một số mặt hàng dự báo có biến động về giá do nhu cầu tiêu dùng tăng cao như thực phẩm tươi sống, đông lạnh… Hoạt động vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, sản xuất, buôn hàng hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ... dự báo tiềm ẩn nguy cơ cao. Các đối tượng vi phạm lợi dụng tình hình thị trường có nhiều biến động để gia tăng các hoạt động buôn lậu.

Ông Hùng cho biết, trong tháng cuối năm, đơn vị xác định nhiệm vụ trọng tâm là kiểm tra, kiểm soát thị trường kết hợp với công tác tuyên truyền cho tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn. Đặc biệt, kiên quyết xử lý các tổ chức cá nhân cố tình lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp Tết để tạo khan hiếm, đầu cơ găm hàng, tăng giá thu lợi bất hợp pháp…

Trả lời câu hỏi về kiểm tra, xử lý các trường hợp vận chuyển đào rừng mang về Hà Nội bán, làm sao phân biệt đâu là đào rừng tự nhiên, đâu là đào do người dân trồng, ông Trần Việt Hùng tỏ rõ sự băn khoăn nếu phải kiểm tra, xử lý.

"Đào rừng là trồng trên rừng, phải xuất phát từ rừng, vì thế phải tuyên truyền với người dân vùng có rừng, vùng miền núi, mà muốn tuyên truyền ở những nơi này thì phải xuất phát từ chính quyền địa phương sở tại", ông Hùng nói.

Cần có hướng dẫn phân biệt đào rừng tự nhiên và đào người dân trồng
Cần có hướng dẫn cụ thể để phân biệt đào rừng và đào nhà. (Ảnh minh họa)

Trả lời cụ thể câu hỏi về phân biệt "đào rừng - đào nhà" khi kiểm tra, ông Hùng nói: "Để phân biệt đâu là đào rừng, đâu là đào nhà, chắc sau này phải có hướng dẫn".

Trước đó, tại hội nghị của ngành nông nghiệp chiều 24/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt chỉ đạo một cách nghiêm túc về việc cấm tuyệt đối việc chặt hoa đào, các loại cây khác của núi rừng.

Trả lời câu hỏi về triển khai chỉ đạo của Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho rằng cần kiểm soát chặt việc chặt phá đào rừng, cây rừng mang về xuôi phục vụ thú chơi cây cảnh ngày tết để bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên.

Theo ông Tuấn, thực tế trong luật đã quy định việc cấm chặt phá cây rừng, trong đó có đào rừng; tuy nhiên, đúng là việc bảo vệ, quản lý những cây đào rừng, cây rừng chơi tết còn chưa được quan tâm đúng mức.

Để hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng chặt phá đào rừng mỗi dịp tết đến xuân về, ông Tuấn cho rằng cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương, quản lý thị trường, lực lượng công an… chứ không chỉ lực lượng kiểm lâm.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sun World Ba Na Hills đón lượng khách kỷ lục trong lịch sử 16 năm

Sun World Ba Na Hills đón lượng khách kỷ lục trong lịch sử 16 năm

Không khí du lịch trong 3 ngày Giỗ Tổ Hùng Vương trên cả nước vô cùng nhộn nhịp với hàng loạt điểm đến tấp nập du khách. Đặc biệt, chỉ riêng trong ngày 6/4, khu du lịch lớn nhất miền Trung - Sun World Ba Na Hills đã ghi nhận một kỷ lục chưa từng có với 31.900 lượt khách, lượng khách cao nhất kể từ khi khai trương đến nay.
Tàu điện Hà Nội - tiếng leng keng neo lại ký ức một thời

Tàu điện Hà Nội - tiếng leng keng neo lại ký ức một thời

Giữa những ồn ào náo nhiệt của Hà Nội hôm nay, ít ai còn được biết tới âm thanh leng keng quen thuộc của những chuyến tàu điện một thời. Nhưng trong trái tim của biết bao người dân Thủ đô, đặc biệt là thế hệ sinh từ những năm 1960 trở về trước, tiếng tàu ấy vẫn ngân vang như một phần hồn phố thị - bình dị, thân thương và đầy luyến nhớ.
Lan tỏa tư tưởng chỉ đạo của Đảng về kỷ nguyên vươn mình trong cán bộ công đoàn

Lan tỏa tư tưởng chỉ đạo của Đảng về kỷ nguyên vươn mình trong cán bộ công đoàn

Sáng 9/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức hội nghị tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và Luật Thủ đô năm 2024.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tập huấn chính sách pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động

Tập huấn chính sách pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động

Sáng 9/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi và chế độ của người lao động nghỉ theo Nghị định 177, 178 của Chính phủ; chính sách pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cho 200 cán bộ Công đoàn.
Bãi giữa sông Hồng: Tiềm năng vàng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội

Bãi giữa sông Hồng: Tiềm năng vàng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội

Vừa qua, dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội lấy ý kiến. Một tầm nhìn mới đang dần hình thành khi biến khu vực bãi giữa sông Hồng thành không gian công viên văn hóa sáng tạo, hướng tới một trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Cầu Giấy: Gắn biển công trình Dân vận khéo “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh”

Cầu Giấy: Gắn biển công trình Dân vận khéo “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh”

Sáng 9/4, tại Trường THCS Dịch Vọng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Cầu Giấy tổ chức gắn biển công trình Dân vận khéo “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh”, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Tin khác

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trung tâm Phục vụ hành chính công: Tái định nghĩa cách thức chính quyền phục vụ nhân dân

Trung tâm Phục vụ hành chính công: Tái định nghĩa cách thức chính quyền phục vụ nhân dân

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đánh giá, việc thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công là sản phẩm nghiên cứu bài bản, có hiệu quả cao của Văn phòng Chính phủ. Cần nghiên cứu để đến tháng 6/2025 định vị được vai trò của Trung tâm trong hệ thống hành chính mới.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô

Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô

Với mục tiêu hướng tới trở thành trung tâm sáng tạo và giao thoa văn hóa khu vực, dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024) đang lấy ý kiến nhân dân, được xem là một bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa của Thành phố.
Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Chiều 6/4, tại đình Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm đã khai mạc Lễ hội truyền thống bơi Đăm - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa đã chứng minh thành công ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Theo đó bày tỏ ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, nhiều người dân cho rằng, đây là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay, sẽ đem đến cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Thủ đô Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng phát triển hệ sinh thái sáng tạo khi dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Xem thêm
Phiên bản di động