Cải tạo, xây mới chung cư cũ: Kỳ vọng những đột phá mới

(LĐTĐ) Hơn 1 năm trở lại đây, công tác cải tạo chung cư cũ đã được khởi động trở lại với những quyết sách kịp thời. Những “nút thắt” dần được gỡ bỏ đã mang lại kỳ vọng lớn hơn cho công tác cải tạo, xây mới chung cư cũ, vốn dĩ là bài toán khó bấy lâu nay.
Hướng mở cho việc cải tạo chung cư cũ Tìm hướng tăng tốc cải tạo chung cư cũ Hà Nội: Tạm cấp hơn 22 tỷ đồng để lập đồ án quy hoạch xây dựng, cải tạo chung cư cũ

Tìm hướng tăng tốc

Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ cho các địa phương, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, ngay lập tức, các nhiệm vụ tương quan đã được các cấp, ngành của thành phố Hà Nội tích cực vào cuộc. Cụ thể, các sở, ngành liên quan đã bắt tay lập kế hoạch về triển khai Nghị định 69; nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng chung cư cũ; tổng kiểm tra rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng chung cư cũ; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội - đợt 1… lần lượt được ban hành.

Cải tạo, xây mới chung cư cũ: Kỳ vọng những đột phá mới
Công tác cải tạo chung cư cũ được kỳ vọng sẽ có nhiều đột phá trong năm 2023.

Đặc biệt, từ đầu năm 2022, thành phố Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn, đồng thời ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐ về việc đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, tái định cư, chỉnh trang, tái thiết đô thị, góp phần phát triển đô thị và kinh tế đô thị toàn thành phố trong giai đoạn tới. Trong đó, giao cho chính quyền cấp quận hoàn thành công tác di dời các hộ dân khỏi nhà nguy hiểm cấp D, thời gian phá dỡ dự kiến từ quý III/2023.

Tiếp đó, tại kỳ họp giữa năm 2022, Chủ trương cải tạo chung cư cũ cũng đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua khi phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030. Trong đó phấn đấu đến năm 2030 triển khai cải tạo, xây dựng lại 10 khu chung cư cũ, gồm: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân và bốn khu có nhà nguy hiểm cấp D, gồm các khu tập thể Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp.

Song song với đó, “nút thắt” về nguồn vốn cũng được khơi thông khi Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố thống nhất bố trí nguồn vốn ngân sách khoảng 500 tỷ đồng giai đoạn 2021-2025 để thực hiện tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ chung cư cũ. Trong đó, riêng năm 2022 là 128 tỷ đồng để các quận, huyện có thể triển khai ngay. Đây là những quyết sách kịp thời để Thành phố tái khởi động lại chương trình cải tạo chung cư cũ vốn đã ì ạch bấy lâu nay.

Là địa bàn có số lượng tòa chung cư cũ nhiều nhất của Thành phố cũng là quận có đến 8/10 khu chung cư được lựa chọn trong đợt 1, thời gian qua, quận Đống Đa đã đẩy mạnh việc điều tra hiện trạng và giao đơn vị chủ đầu tư xây dựng đề cương, lập quy hoạch chi tiết, tổng mặt bằng cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ trên địa bàn.

Theo báo cáo, quận Đống Đa có 12 khu chung cư cũ và 517 nhà, đơn nguyên với tổng diện tích đất tự nhiên của các nhà chung cư là 184,9ha (chiếm 18,6% diện tích đất tự nhiên của quận), dân số khoảng 57.700 người (chiếm 15,6% dân số của quận). Đa phần, các nhà chung cư, tập thể cũ trên địa bàn quận được xây dựng từ những năm 60 - 80 của thế kỷ trước và đến nay cơ bản đã hết niên hạn sử dụng, xuống cấp.

Theo Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội, trên địa bàn quận có 459 nhà chung cư thực hiện kiểm định, 1 nhà chung cư nguy hiểm cấp độ D tại địa chỉ số 51 Huỳnh Thúc Kháng thực hiện công tác di chuyển các chủ sở hữu để tiến hành dự án cải tạo, xây dựng lại. Thời gian qua, quận đã đẩy mạnh công tác thực hiện cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư cũ trên địa bàn, xây dựng các kế hoạch thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy và Chương trình công tác số 03, 05 về xây dựng, phát triển, chỉnh trang đô thị của Quận ủy Đống Đa nhiệm kỳ 2020-2025. Quận Đống Đa đã thành lập Ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ trên địa bàn, xây dựng kế hoạch triển khai các công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn và tập trung các nhiệm vụ.

Theo lãnh đạo quận Đống Đa, trong năm 2023, quận triển khai đồng bộ công tác khảo sát, đánh giá hiện trạng, nghiên cứu ranh giới lập quy hoạch chi tiết các khu chung cư cũ trên địa bàn. Lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch trong quý I/2023. Triển khai hoàn thành công tác kiểm định đối với 138 nhà chung cư đợt 1 trong quý I/2023. Báo cáo đề xuất kế hoạch tổ chức thực hiện kiểm định các nhà chung cư tiếp theo trong quý II/2023. Đi đôi với đó, quận sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Kế hoạch Đầu tư chấp thuận phương án bồi thường và tạm cư để phục vụ công tác triển khai dự án xây dựng lại nhà chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng trong năm 2023.

Sẵn sàng các quỹ nhà

Song song với công tác tổng kiểm tra, rà soát, mới đây, UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở tái định cư, bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong thời gian thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Trong đó, Thành phố dự báo tổng nhu cầu tái định cư để thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn Thủ đô là khoảng 16.186 căn, tương đương 1.294.880m2 sàn nhà ở. Ngoài ra, cần khoảng 1.200 căn hộ, tương đương 91.200m2 sàn dự kiến phục vụ nhu cầu bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong thời gian thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Việc cải tạo, xây dựng mới các khu tập thể cũ thời gian qua diễn ra chậm là do những vướng mắc về cơ chế và thiếu sự đồng thuận của một bộ phận người dân. Trong đó, khó khăn nhất là việc cân đối lợi ích của 3 bên: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Phía doanh nghiệp không mặn mà do lợi ích từ việc cải tạo chung cư cũ không hấp dẫn.

Trong khi đó, yêu cầu đặt ra là không gia tăng mật độ dân cư, điều chỉnh quy hoạch, nâng chiều cao xây dựng.Tuy nhiên, với việc Chính phủ náo nút thắt từ việc ban hành Nghị định số 69 và sự quyết liệt trong công tác điều hành của UBND thành phố Hà Nội, hy vọng quá trình cải tạo, xây mới nhà chung cư cũ sẽ theo đúng lộ trình.

Tuy nhiên, UBND Thành phố dự kiến giảm trừ 558 căn (khoảng 44.640m2 sàn nhà ở) tại các quỹ nhà đã hoàn thành, chưa bố trí tái định cư và dự kiến khoảng 60% người dân nhận hỗ trợ tái định cư bằng tiền để tự lo chỗ ở (khoảng 9.711 căn, tương đương khoảng 776.880m2 sàn).

Vì vậy, chỉ tiêu phát triển nhà ở tái định, bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư giai đoạn 2021-2025 chỉ còn là 7.117 căn, tương đương khoảng 564.560m2 sàn nhà ở.

Về khả năng đáp ứng, UBND thành phố cho biết, hiện có 15 dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà ở tái định cư giai đoạn 2021-2025 đang triển khai, có khả năng hoàn thành với 5.219 căn, tương đương khoảng 418.000m2 sàn.

Như vậy, nhu cầu tái định cư, chỗ ở tạm thời của Thành phố cần đầu tư xây dựng mới là 1.898 căn, tương đương khoảng 151.840m2 sàn. Do đó, trong giai đoạn 2021-2025, nếu đầu tư mới 3 dự án tại các khu đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng tại Hoàng Mai, Đông Anh với khoảng 1.712 căn (tương đương 137.000m2 sàn) sẽ cơ bản đáp ứng nhu cầu tái định cư của thành phố giai đoạn 2021-2025.

Ngoài ra, để bảo đảm sẵn quỹ nhà chuyển tiếp từ giai đoạn 2021-2025, gối đầu phục vụ nhu cầu tái định cư cho các dự án đầu tư có giải phóng mặt bằng trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn tiếp theo (sau năm 2025) và dự phòng quỹ nhà phục vụ bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong thời gian thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, Thành phố cần chuẩn bị đầu tư 1 dự án xây dựng nhà ở tái định cư.

Để hoàn thành kế hoạch, UBND Thành phố xác định tập trung hoàn thành 15 dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư đang triển khai có khả năng hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025; đôn đốc, rà soát việc tiếp tục triển khai 6 dự án đầu tư dự kiến hoàn thành sau năm 2025 với khoảng 400.200m2 sàn nhà ở. Đồng thời, bố trí vốn ngân sách để mua lại một số quỹ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo phương thức đặt hàng và hoàn trả kinh doanh xây dựng tại một số dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo phương thức đặt hàng có quỹ nhà tái định cư phải bàn giao cho thành phố. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng mới 4 dự án với tổng diện tích đất khoảng 5,4ha với 3.617 căn hộ, tương đương 289.360m2 sàn nhà ở; trong đó có 3 dự án dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch, hàng năm, Thành phố sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá cụ thể nhu cầu tái định cư, bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong thời gian thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn thành phố để đề xuất lộ trình, mô hình đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư phù hợp thực tế hoặc thực hiện mua lại các quỹ nhà ở thương mại, sử dụng quỹ nhà ở xã hội để tạo lập quỹ nhà ở phục vụ tái định cư, bố trí chỗ ở tạm thời để điều chỉnh kế hoạch này cho phù hợp. Để triển khai kế hoạch này, UBND Thành phố dự kiến cần khoảng 5.251,8 tỷ đồng để hoàn thành phát triển nhà ở phục vụ tái định cư, bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong thời gian thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư giai đoạn 2021-2025.

Theo Trưởng phòng Phát triển đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội Bùi Tiến Thành, Thành phố đặt kế hoạch tổng rà soát, khảo sát, phấn đấu hoàn thành kiểm định tất cả chung cư cũ trên địa bàn thành phố trước quý IV-2023. Từ mục tiêu này, các quận, huyện được phân cấp chủ động triển khai thực hiện công tác kiểm định, lập quy hoạch chi tiết. Hiện, Sở Xây dựng đang yêu cầu các quận, huyện báo cáo kết quả thực hiện để có cơ sở báo cáo UBND Thành phố./.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận và đại diện tổ chức Công đoàn, công nhân lao động và doanh nghiệp.
Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều ngày 24/4, tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An, Công đoàn Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) tổ chức Hội nghị Gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ Công đoàn chuyên trách ngành Đường sắt đã nghỉ hưu, hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Báo Tiền Phong phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo Thúc đẩy Kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với sự tham dự của 200 đại biểu.
Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

(LĐTĐ) VINASAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo vào ngày 19/4/2008, khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam. Vệ tinh VINASAT-1 do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất và được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Ariane-5 (Pháp). VINASAT-1 có vị trí quỹ đạo là 1320E (132 độ đông).

Tin khác

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/4, tại hội trường Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đường Lâm, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 7 đã tiếp xúc với hơn 100 cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành Thành phố; lãnh đạo Thị xã.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tại 6 điểm với 7 trận địa. Trong đó có điểm trước Bưu điện Hà Nội, vườn hoa Lạc Long Quân, công viên Thống Nhất...
Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban kiểm đếm công việc từ đầu năm 2024 đến nay và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo từ nay đến hết năm 2024.
Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận năm 2024.
Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

(LĐTĐ) Nhằm tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian đi lại cho người dân, doanh nghiệp, thời gian qua quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng, đẩy mạnh triển khai các mô hình cải cách hành chính mới. Từ đó, tạo được sự hài lòng, đồng thuận trong nhân dân.
Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

(LĐTĐ) Theo thống kê, trong ngày đầu triển khai, thành phố Hà Nội đã có 370 hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID được tiếp nhận, xử lý.
Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

(LĐTĐ) Đầu năm nay, làng nghề xôi Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Món ăn dân dã của người Hà Nội và nhiều du khách chính thức thành di sản được giữ gìn.
Xem thêm
Phiên bản di động