Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng, chống cúm mùa
Đẩy nhanh tiêm vắc xin, chặn nguy cơ “dịch chồng dịch” Không nên tự ý sử dụng thuốc cúm Tamiflu Cẩn trọng khi tự ý sử dụng thuốc điều trị cúm A tại nhà |
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, hiện nay đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, do đó nhiều người mắc bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm mùa (bao gồm cả cúm A và cúm B).
Triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác, việc chẩn đoán và điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Theo Bộ Y tế, hàng năm Việt Nam vẫn ghi nhận từ 600.000 - 1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa, số mắc ghi nhận quanh năm và có xu hướng gia tăng vào thời điểm chuyển mùa Hè - Thu, Đông - Xuân.
Bác sĩ Trần Tiến Tùng (chuyên khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Medlatec) cho biết: "Bệnh cúm thường gặp, nhưng không vì thế mà người dân lơ là, chủ quan. Đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến khó lường như hiện nay, nguy cơ “dịch chồng dịch” là rất lớn - bao gồm dịch cúm, sốt xuất huyết, Covid-19, thậm chí là cả bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới".
Bác sĩ Tùng khuyến cáo, việc điều trị cúm chỉ dễ dàng và hiệu quả khi được phát hiện sớm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh này có thể để lại hậu quả khôn lường như viêm xoang, viêm tai, nặng hơn là suy đa cơ quan.
Do đó, để tránh biến chứng và hậu quả khôn lường có thể xảy ra do cúm, khi có dấu hiệu người dân nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, xét nghiệm kịp thời. Sau sốt 24 giờ là thời điểm thích hợp nhất để làm xét nghiệm nhằm biết được có bị cúm hay không. Người bệnh không được uống thuốc bừa bãi, mà cần uống thuốc theo đơn bác sĩ.
Trước tình hình dịch cúm mùa vẫn đang phát triển mạnh, Cục Y tế dự phòng đã đưa ra 5 khuyến cáo để người dân tự phòng bệnh:
Người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.
Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30