Bộ Tư pháp thẩm định đề nghị xây dựng Luật Phát triển công nghiệp
Cục trưởng Cục Công nghiệp Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài - đại diện cơ quan chủ trì xây dựng Luật cho biết, công nghiệp ngày càng khẳng định vai trò là động lực của tăng trưởng kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển, nền công nghiệp Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc gây cản trở quá trình đột phá, tiến đến phát triển bền vững. Do đó, cần thiết phải xây dựng Luật Phát triển công nghiệp để phát triển nền công nghiệp quốc gia.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu chủ trì phiên họp. |
Dự kiến Luật này sẽ quy định về các biện pháp phát triển công nghiệp Việt Nam thông qua liên kết ngành, chuỗi giá trị trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; phân bố, tái phân bố, liên kết vùng trong phát triển công nghiệp; ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong các ngành công nghiệp; phát triển bền vững trong công nghiệp; phân công, phân cấp quản lý Nhà nước trong công nghiệp.
Bộ Công Thương cũng đã đưa ra 6 chính sách lớn để lấy ý kiến góp ý gồm: Định hướng phát triển công nghiệp; tăng cường liên kết ngành chuyên môn hóa theo chuỗi giá trị trong các ngành công nghiệp; thúc đẩy phân bố không gian công nghiệp, liên kết vùng trong phát triển công nghiệp; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm công nghiệp; phát triển bền vững trong công nghiệp; thực hiện phân công, phân cấp trong phát triển công nghiệp.
Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng thẩm định đã phát biểu nhiều ý kiến liên quan đến sự cần thiết xây dựng Luật; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, khả thi của Luật; tính dự báo, điều kiện về nguồn lực, giải pháp để thực hiện; tính tương thích của chính sách với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trên cơ sở các ý kiến tại phiên họp, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhất trí cao về sự cần thiết ban hành Luật Phát triển công nghiệp. Thứ trưởng lưu ý phạm vi điều chỉnh của Luật phải phù hợp với tên gọi, đồng thời, cần tiếp tục rà soát kỹ các văn bản quy phạm pháp luật khác để tránh chồng chéo, trùng lắp trong phạm vi điều chỉnh. Bên cạnh đó, trong xây dựng chính sách cần cố gắng có những đột phá, cụ thể, tránh quy định chung chung…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Phát huy tâm huyết, trí tuệ của công nhân lao động

Ngày hội “Chắp cánh ước mơ cho con” năm 2023

5 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động

Phòng chống “giặc lửa” từ cơ sở

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao hỗ trợ tới bệnh nhân nhi có hoàn cảnh khó khăn

Thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Làm sao để đạt điểm cao môn Tiếng Anh

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội duyệt chương trình Đại hội Công đoàn quận Cầu Giấy
Tin khác

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao hỗ trợ tới bệnh nhân nhi có hoàn cảnh khó khăn
Tin mới 02/06/2023 21:11

Nâng cao hiệu quả công tác lãnh sự và bảo hộ công dân
Tin mới 02/06/2023 13:01

Từ 15/6/2023, cứ 4 người thuê nhà thì được tính là một hộ sử dụng điện
Tin mới 02/06/2023 12:01

Nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền về xây dựng Đảng
Thời sự 02/06/2023 11:43

Vinh quang Việt Nam năm 2023: Tôn vinh 16 tập thể, cá nhân điển hình cho ý chí, khát vọng vươn lên
Thời sự 01/06/2023 18:22

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Đang phối hợp với Bộ Y tế bố trí kinh phí mua vắc xin tiêm chủng mở rộng
Tin mới 01/06/2023 14:58

Thủ tướng yêu cầu không để tái diễn tình trạng nông sản bị ùn ứ tại cửa khẩu
Tin mới 01/06/2023 09:53

Hưng Yên: Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, thi công các dự án, công trình trọng điểm
Tin mới 31/05/2023 18:05

Nếu không có chính sách phù hợp, 10 - 15 năm nữa trạm y tế không có bác sĩ
Tin mới 31/05/2023 08:25

Phổ biến Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Tiếp cận thông tin
Tin mới 30/05/2023 22:32