Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách 6 tháng đầu năm 2022
Kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực
Tham gia Hội nghị còn có các đại diện Văn phòng Chính phủ và các Bộ ngành cùng với các đơn vị tài chính địa phương tại các điểm cầu trong cả nước. Tham dự tại điểm cầu Hà Nội có Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; các đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính; đại diện cán bộ chủ chốt các tổng cục, cục, vụ, viện, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính.
Tại điểm cầu tại 62 tỉnh thành phố có sự tham dự của Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các sở, ban, ngành địa phương; lãnh đạo các Cơ quan tài chính, đơn vị thuộc Bộ Tài chính đóng trên địa bàn.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái dự và chỉ đạo Hội nghị. |
Theo Bộ Tài chính, nhiệm vụ tài chính - NSNN 6 tháng đầu năm 2022 được triển khai trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát, nền kinh tế tiếp tục phục hồi tích cực và đạt được kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, tác động không thuận từ xung đột vũ trang Nga và Ukraine, giá xăng dầu và nguyên liệu đầu vào tăng cao, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ xảy ra thiên tai, dịch bệnh, sạt lở đất,... ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Nhờ có sự chỉ đạo sát sao, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, ngay từ đầu năm ngành Tài chính đã quyết tâm, nỗ lực phấn đấu, tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - NSNN đã đề ra; điều hành chính sách tài khóa chủ động, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, quyết liệt thu, chi ngân sách kịp thời ứng phó với thiên tai dịch bệnh, ổn định đời sống xã hội; kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN và nợ công trong phạm vi Quốc hội cho phép; giá cả, thị trường cơ bản được kiểm soát; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, góp phần quan trọng thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, giữ ổn định kinh tế Việt Nam, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, ổn định đời sống người dân.
Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, bám sát chủ đề điều hành của Chính phủ “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển” và tình hình thực tiễn, trong 6 tháng đầu năm, toàn ngành Tài chính đã chủ động đề xuất các giải pháp chính sách tài khoá và tổ chức triển khai quyết liệt các nhiệm vụ tài chính - NSNN đã đề ra, với nhiều kết quả tích cực.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội |
Bộ Tài chính đã tập trung triển khai công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, các đề án; siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính - NSNN. Công tác điều hành chính sách tài khóa chủ động, quyết liệt thu, chi NSNN, kịp thời ban hành và triển khai thực hiện các chính sách tài khóa, cân đối đảm bảo nguồn lực hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Kiểm soát chặt chẽ nợ công, tiếp tục tái cơ cấu theo hướng an toàn, bền vững
Tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; điều hành giá cả, thị trường phù hợp với tình hình thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, ổn định đời sống của người dân; kiểm soát lạm phát lạm phát theo mục tiêu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Thực hiện tốt công tác đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, cơ chế tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập. Tăng cường quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, đẩy nhanh cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, trình Chính phủ các dự thảo Nghị định về quản lý tài sản công. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tăng cường hợp tác tài chính đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.
Hạn chế, khó khăn, bài học kinh nghiệm
Về tổng thể tiến độ thu NSNN 6 tháng đầu năm đạt khá, nhưng một số khoản thu và địa bàn tiến độ đạt thấp, nợ đọng thuế có xu hướng tăng; tình trạng gian lận, trốn lậu thuế, quản lý thu thuế đối với các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, thương mại điện tử, kinh doanh xuyên biên giới, diễn biến phức tạp.
Công tác phân bổ dự toán chi NSNN chậm; giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, đặc biệt là vốn đầu tư ngoài nước, chưa tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc triển khai bán cổ phần thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp không đạt được kết quả theo kế hoạch đề ra, ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN.
Toàn cảnh Hội nghị |
Thị trường cổ phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng "nóng", tiềm ẩn nhiều rủi ro; tình hình tài chính của một số doanh nghiệp phát hành còn hạn chế, một số doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích.
Nguyên nhân của hạn chế là do hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá xăng dầu và các nguyên liệu đầu vào tăng cao, nhiều doanh nghiệp phát sinh nợ thuế. Một số bộ, ngành, địa phương chưa quyết liệt trong công tác chuẩn bị triển khai dự toán chi NSNN được giao; việc áp dụng các chế tài xử lý đối với các cơ quan, đơn vị để xảy ra chậm, muộn trong phân bổ dự toán ngân sách còn chưa nghiêm.
Công tác cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp chậm, do một số vướng mắc trong việc xây dựng và phê duyệt phương án sử dụng đất của các địa phương đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, định giá tài sản; đồng thời, trong triển khai ở một số bộ, ngành, địa phương còn thiếu quyết liệt.
Từ các nguyên nhân trên, Bộ Tài chính cũng phân tích bài học kinh nghiệm. Đó là cần phân tích, dự báo kịp thời, diễn biến tình hình, có các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn. Quyết liệt trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị; rà soát, kịp thời báo cáo, kiến nghị xử lý những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu. Tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong việc triển khai có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch, thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55
Gần 4 triệu cổ phiếu KWA giao dịch trên UPCoM ngày 19/12
Tài chính 15/12/2024 16:47
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang "ấm" dần
Tài chính 15/12/2024 16:42