Bổ sung livestream bán hàng, giúp việc gia đình vào danh mục đào tạo nghề
Huyện Mê Linh cần đẩy nhanh hơn chuyển đổi số Tăng cường thanh tra công vụ để cán bộ “tự soi, tự sửa” |
3 nhóm nghề theo xu hướng
Tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đại biểu Nguyễn Thanh Bình (Tổ đại biểu Tây Hồ) đề cập thực trạng trên địa bàn Thủ đô còn trên 1,1 triệu lao động chưa được đào tạo nghề và khoảng 2 triệu lao động không có bằng cấp. Đại biểu chất vấn Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có “sốt ruột” với thực trạng trên?
Đại biểu Nguyễn Thị Lan Hương (tổ đại biểu Quốc Oai) nêu thực trạng “lên ngôi” của các ngành nghề mới, ví dụ như nghề livestream bán hàng trên mạng.
“Theo số liệu thống kê, riêng doanh số ngành thương mại điện tử xấp xỉ 10 tỷ đô la. Hiện nay bán hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử là ngành nghề mới, không chính thức. Sở Lao động Thương binh và xã hội cho biết, về dự báo nguồn nhân lực, chiến lược phát triển đào tạo nguồn nhân lực của Hà Nội trong 5-10 năm tới sẽ như thế nào trước bối cảnh công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo bùng nổ”, đại biểu Nguyễn Thị Lan Hương nêu vấn đề.
Trước vấn đề này, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bạch Liên Hương cho biết, hằng năm Hà Nội có khoảng 1 triệu lao động bước vào thị trường lao động, do đó tương xứng với tỷ lệ 1 triệu lao động chưa qua đào tạo. Bên cạnh đó, Hà Nội có 1350 làng nghề, lực lượng lao động tại đây chưa có đánh giá tiêu chí về trình độ bằng cấp.
Do đó, đây cũng là lỗ hổng trong đánh giá bằng cấp, chứng chỉ đối với nghệ nhân, người làm việc trong ngành nghề truyền thống… Trong thời gian tới, Sở cũng sẽ phối hợp với Cục Thống kê để có rà soát, đánh giá đầy đủ theo tiêu chí và đúng thực tế.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà phát biểu tiếp thu cuối phiên chất vấn và trả lời chất vấn. |
“Đại biểu hỏi tôi có sốt ruột với các tỷ lệ này không, so với các chỉ tiêu của chương trình, nhiệm vụ, Nghị quyết, đề án, quyết định của Chính phủ thì các chỉ tiêu của Hà Nội luôn đạt và cao hơn. So với nhiệm vụ phải làm, chúng tôi không sốt ruột.
Nhưng với vai trò là người đứng đầu, làm việc bằng trách nhiệm và lương tâm, là cơ quan tham mưu cho Thành phố về đào tạo nhân lực, Sở cũng tự nhận thấy còn rất nhiều việc phải làm”, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội nói.
Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội khẳng định, thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến công tác đào tạo nghề. Tuy nhiên, với mong muốn, kỳ vọng của Thủ đô, xu hướng phát triển thời gian tới thì còn rất nhiều thứ phải cố gắng. Trong đó, UBND Thành phố đã đề ra 9 nhóm giải pháp căn cơ, toàn diện để nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Đồng thời nâng cao nhận thức của nguời dân, gia đình, xã hội về học nghề.
Liên quan đến phân tích dự trường thị trường lao động, Trung tâm giới thiệu việc làm của Hà Nội đã luôn cập nhật xu hướng thị trường lao động và nhận thấy tập trung vào 2 nhóm vấn đề lớn là dịch vụ, du lịch và công nghiệp sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao.
Chiến lược phát triển của Hà Nội 5-10 năm tới sẽ xây dựng dựa trên cơ cấu kinh tế, xã hội và chiến lược phát triển Thủ đô. Đồng thời, trên nhu cầu của thị trường và thế mạnh của các cơ sở giáo dục, đào tạo, xác định được 3 nhóm nghề theo xu hướng là công nghiệp công nghệ cao; dịch vụ, du lịch, thương mại; nông nghiệp công nghệ cao.
Thông tin tới đại biểu về việc cập nhật, bổ sung danh mục đào tạo nghề, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, năm 2022, Sở đã tham mưu cho UBND Thành phố ban hành danh mục 78 nghề đào tạo dưới 3 tháng.
Để bảo đảm danh mục này gắn với thực tiễn của thị trường, năm 2023, Sở tiếp tục phối hợp với các quận, huyện, thị xã để rà soát, tham mưu cho UBND Thành phố điều chỉnh, rà soát còn 77 nghề, trong đó có rút và bổ sung 15 nghề mới.
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bạch Liên Hương trả lời chất vấn đại biểu. |
“Trong danh mục 77 nghề có cả nghề mới như đại biểu đã đề cập là livestream bán hàng hay giúp việc gia đình. Về cơ cấu, trong 77 nghề thì có 24 nghề là nông nghiệp và 53 nghề là nghề phi nông nghiệp", bà Bạch Liên Hương thông tin.
Tập trung hoàn thiện đề án nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề
Cũng tại phiên chất vấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã làm rõ thêm một số vấn đề định hướng nghề trọng tâm, trọng điểm trong 10 năm tới. Hà Nội xã xây dựng hoàn thiện nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề.
Trong đó, có thành lập các tổ công tác phân tích dự báo các nghề trọng tâm trọng điểm thời gian tới. Tổng thể đề án có rất nhiều nội dung, dự kiến hoàn thành trong tháng 8/2024, sẽ trình các cấp và tổ chức thực hiện. Theo quy hoạch, bám vào Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và nhu cầu của xã hội, đề án đã giao nhiệm vụ cho các trường và triển khai cơ chế chính sách cho các năm tiếp theo.
Quang cảnh Kỳ họp. |
Thành phố xác định đối với hệ thống các trường nghề sẽ tập trung xây dựng 4 trường chất lượng cao từ giai đoạn 2021, đến thời điểm này, Thành phố đã có 2 trường là Trường Cao đẳng Công nghệ cao và Cao đẳng Nghề công nghiệp; có 2 trường Thành phố đã rà soát, đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa vào bổ sung, đó là trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội và Cao đẳng Việt - Hàn, nhưng đến nay chưa được phê duyệt chính thức.
Ngoài lộ trình đối với 4 trường nêu trên, trong đề án xây dựng nâng cao chất lượng hệ thống các trường nghề, Thành phố cũng đã đánh giá, cập nhật, bổ sung các giải pháp và bổ sung thêm các trường, sẽ trình báo cáo cấp có thẩm quyền vào tháng 8/2024.
Tiếp thu ý kiến chất vấn của các đại biểu HĐND liên quan đến nhóm lĩnh vực về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, trước kỳ họp, HĐND Thành phố đã tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề về lĩnh vực nêu trên, trong đó UBND Thành phố đã nhận nhiều ý kiến, thông tin đa chiều về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
“Ngay sau tiếp xúc cử tri chuyên đề, UBND Thành phố đã chỉ đạo cập nhật các nhóm nội dung vào đề án cũng như kế hoạch, giải pháp triển khai trong thời gian tới”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thông tin và cho biết, sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến của các đại biểu HĐND để tổng hợp, tập trung chỉ đạo để công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm thời gian tới đạt kết quả tốt hơn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, góp phần nâng cao đời sống người dân để xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20