Bát Tràng, Gia Lâm: Điểm sáng phát triển làng nghề xanh, sạch

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, khách du lịch đến với làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) đều cảm thấy khó chịu từ mùi khói tỏa ra ở những lò nung gốm. Tuy nhiên, hơn 10 năm trở lại đây, bằng những nỗ lực không ngừng, Bát Tràng đang dần thay đổi diện mạo và trở thành mô hình sáng về phát triển làng nghề. Với công nghệ sản xuất hiện đại cùng với ý thức tiến bộ của người sản xuất đang giúp cho kinh tế của người dân nơi đây ngày càng phát triển và môi trường làng nghề thêm xanh, sạch hơn.
bat trang gia lam diem sang phat trien lang nghe xanh sach Có một Bát Tràng chất chứa phong vị Hà thành
bat trang gia lam diem sang phat trien lang nghe xanh sach Gốm sứ Bát Tràng: Từ góc nhìn làng nghề truyền thống

Hướng tới xây dựng thành làng nghề kiểu mẫu

Bát Tràng là xã nằm ở phía Tây Nam huyện Gia Lâm, là làng nghề truyền thống gần 1000 năm tuổi, Bát Tràng nổi tiếng với những người thợ có bàn tay tài hoa, khéo léo, làm ra nhiều mẫu sản phẩm gốm sứ tinh xảo phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Làng nghề phát triển đã và đang mang lại cuộc sống khấm khá cho nhiều gia đình, mang lại diện mạo mới cho ngôi làng bên sông Hồng.

Với những thuận lợi đó, Bát Tràng là một trong những xã điển hình của Hà Nội hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Xuất phát từ một làng nghề ra đời và phát triển hàng nghìn năm, chính quyền địa phương xã Bát Tràng xác định lấy nghề gốm là một thế mạnh để xây dựng nông thôn mới của địa phương. Điều đặc biệt trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới gồm 19 tiêu chí nhưng Bát Tràng chỉ làm nghề sản xuất gốm, không sản xuất nông nghiệp do đó không phải thực hiện các tiêu chí về giao thông, thủy lợi nội đồng.

bat trang gia lam diem sang phat trien lang nghe xanh sach
Ngôi chợ gốm sứ ở Bát Tràng luôn thu hút nhiều khách du lịch tới thăm quan, mua sắm. Ảnh: Nguyễn Hoa

Ngay từ những ngày đầu bắt tay vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã nơi đây xác định hoàn thành cán đích các tiêu chí nông thôn mới là mục tiêu ban đầu chứ không phải là mục đích cuối cùng. Cái đích mà Bát Tràng hướng tới là một làng nghề phát triển bền vững, hình thành một làng nghề kiểu mẫu và người dân có mức sống cao, được hưởng thụ các giá trị văn hóa, tinh thần. Song song với phát triển làng nghề là nhiệm vụ bảo tồn và giữ vững các giá trị văn hóa độc đáo của làng gốm. Theo đó mặc dù đã cán đích xây dựng nông thôn mới từ nhiều năm trước nhưng hiện nay chính quyền và nhân dân xã Bát Tràng tiếp tục đẩy mạnh duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới.

Với những chủ trương, định hướng phát triển đó, ngày nay, đường vào làng gốm Bát Tràng sạch và rộng, hai bên đường là những dãy nhà cao tầng san sát với vô vàn những cửa hàng giới thiệu sản phẩm gốm Bát Tràng. Đến đây, ai cũng ngỡ nơi đây là một khu phố nhỏ trong trung tâm của thành phố chứ ít ai nghĩ Bát Tràng là một làng nghề ngoại thành Hà Nội.

Phát triển du lịch xanh từ những lò nung không khói

Xây dựng thành công nông thôn mới, đời sống của người dân Bát Tràng đã “thay da, đổi thịt”. Cả xã có hàng trăm doanh nghiệp, hàng nghìn hộ sản xuất, kinh doanh gốm sứ, trong đó số hộ nghèo đã giảm đáng kể. Hiện nay trên toàn xã chỉ còn 13 hộ nghèo và 10 hộ cận nghèo (giảm 4 hộ nghèo so với năm 2017) nếp sống văn hóa của người dân được nâng cao, toàn xã có 97% gia đình đạt gia đình văn hóa; 09/11 thôn đạt thôn văn hóa. Thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhân dân trên địa bàn đã đóng góp hàng chục tỷ đồng để xây dựng hạ tầng nông thôn.

Chia sẻ về những thành quả mà Bát Tràng đã đạt được, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Bát Tràng, Phạm Văn May cho biết: “Năm 2018, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, thương mại – dịch vụ được duy trì phát triển, đời sống thu nhập của nhân dân được ổn định. Thương mại, du lịch được chú trọng phát triển, tổng lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, du lịch tại Bát Tràng năm 2018 là 923 đoàn khách với 15.534 lượt người. Năm 2018, chính quyền xã tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống”.

Điều đặc biệt nhất của Bát Tràng hiện nay mà hầu hết bất cứ ai đến nơi đây cũng có thể cảm nhận được sự khác biệt đó là bầu không khí trong lành hơn. Khoảng chục năm về trước, câu chuyện ô nhiễm môi trường là vấn đề khiến chính quyền và người dân nơi đây phải trăn trở, tập trung tìm giải pháp để tháo gỡ thì đến nay người dân Bát Tràng đã giải quyết hài hoà bài toán giữa “môi trường” và “gốm”, giữa việc bảo vệ không gian sống và phát triển kinh tế.

Trước đây, người dân quen nung sản phẩm gốm từ lò than gây ô nhiễm không khí nặng nề, từ đầu làng đã thấy ngột ngạt, khó thở vì mùi than đốt lò; đường làng, ngõ xóm đen ngòm vì bụi than gây mất mỹ quan và gây ra nhiều bệnh tật về đường hô hấp cho người dân trong vùng.

Tuy nhiên, ngày nay hầu hết các hộ dân sản xuất gốm đã ứng dụng quy trình nung đốt gốm bằng lò gas, lò điện thay thế lò than làm môi trường sạch hơn và chất lượng gốm cũng cao hơn. Người dân Bát Tràng cũng đã chủ động phân loại rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình, tất cả được thu gom và xử lý.

Điều đặc biệt nhất của Bát Tràng hiện nay mà hầu hết bất cứ ai đến nơi đây cũng có thể cảm nhận được sự khác biệt đó là bầu không khí trong lành hơn. Khoảng chục năm về trước, câu chuyện ô nhiễm môi trường là vấn đề khiến chính quyền và người dân nơi đây phải trăn trở, tập trung tìm giải pháp để tháo gỡ thì đến nay người dân Bát Tràng đã giải quyết hài hoà bài toán giữa “môi trường” và “gốm”, giữa việc bảo vệ không gian sống và phát triển kinh tế.

Trước đây, người dân quen nung sản phẩm gốm từ lò than gây ô nhiễm không khí nặng nề, từ đầu làng đã thấy ngột ngạt, khó thở vì mùi than đốt lò; đường làng, ngõ xóm đen ngòm vì bụi than gây mất mỹ quan và gây ra nhiều bệnh tật về đường hô hấp cho người dân trong vùng. Tuy nhiên, ngày nay hầu hết các hộ dân sản xuất gốm đã ứng dụng quy trình nung đốt gốm bằng lò gas, lò điện thay thế lò than làm môi trường sạch hơn và chất lượng gốm cũng cao hơn. Người dân Bát Tràng cũng đã chủ động phân loại rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình, tất cả được thu gom và xử lý.

Theo người dân nơi đây, từ khi bà con chuyển sang nung gốm bằng lò gas hiện đại đã tiết kiệm được 30% tỷ lệ tiêu hao năng lượng tính trên một đơn vị sản phẩm và lợi nhuận từ đó cũng tăng lên gấp 2-3 lần so với công nghệ cũ. Đặc biệt, công nghệ mới còn giúp tăng tỷ lệ sản phẩm ra lò đạt tiêu chuẩn chất lượng từ 95 - 98% so với mức từ 60 - 70% so với trước kia.

Nói về sự thay da đổi thịt của địa phương sau nhiều năm nỗ lực nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, ông Lê Hồng Đức (người dân xã Bát Tràng) vui mừng cho hay: “Bát Tràng ngày nay khác xưa rất nhiều, chẳng thể có từ ngữ nào để diễn tả được hết sự thay đổi đó, điều dễ nhận thấy là chúng tôi đang được hưởng lợi từ sự thay đổi đó”.

Theo ông Đức, kể từ khi sử dụng công nghệ mới, các sản phẩm ở Bát Tràng làm ra không những đẹp hơn, chất lượng hơn mà còn giúp cho đời sống kinh tế của các hộ dân ngày càng nâng lên. Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất không những giúp Bát Tràng phát triển bền vững, mà còn đạt chỉ tiêu về môi trường trong xây dựng đời sống nông thôn mới.

Cứ vậy, với định hướng phát triển du lịch bền vững thông qua việc chuyển đổi sang phương thức “sản xuất xanh”, làng gốm Bát Tràng ngày càng chiếm được nhiều thiện cảm trong lòng du khách và góp phần ngày càng hoàn thiện, nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng. Ngày nay, sản phẩm gốm của làng Bát Tràng khá phong phú về chủng loại và kiểu dáng. Đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn xuất khẩu ở nhiều thị trường nước ngoài như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,...

Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động