Bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi ngừng giao dịch tín dụng trực tuyến
Chứng khoán ngày 28/10: Cổ phiếu chứng khoán trở thành điểm sáng Công ty TSG bị phạt hơn 300 triệu đồng, buộc thu hồi cổ phiếu HDBank đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu HDB |
Trong đó, điểm e khoản 2 Điều 59 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định “Tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước còn áp dụng các biện pháp xử lý sau đây đối với đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng: "Quyết định giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với tổ chức tín dụng trong những trường hợp cần thiết bảo đảm an toàn cho tổ chức tín dụng và hệ thống các tổ chức tín dụng”.
VCCI nhận định quy định này không rõ rằng biện pháp giới hạn tăng trưởng tín dụng này sẽ được áp dụng rộng rãi, đại trà cho tất cả các tổ chức tín dụng hàng năm hay chỉ áp dụng cho một số tổ chức tín dụng mà qua thanh tra, giám sát phát hiện có rủi ro cao hoặc có hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài quy định trên, qua rà soát của VCCI, hiện không có quy định cụ thể hơn về vấn đề này.
Điều này dẫn đến sự không rõ ràng, thậm chí có nguy cơ tùy nghi trong việc phân bổ giới hạn tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại. Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định về chính sách giới hạn tăng trưởng tín dụng vào dự thảo luật này và trình Quốc hội quyết định.
Dự thảo cũng quy định về việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi tổ chức tín dụng dừng giao dịch. Tuy nhiên, VCCI đánh giá dường như quy định này mới chỉ áp dụng cho hình thức giao dịch trực tiếp. Trong khi đó, hiện nay hầu hết các ngân hàng đều đã có hình thức giao dịch trực tiếp qua website hoặc các ứng dụng điện thoại.
Việc dừng giao dịch trực tuyến tiềm ẩn một số rủi ro. Trong trường hợp ngân hàng dừng giao dịch trực tuyến kèm với một số tin tức tiêu cực về ngân hàng đó có thể dẫn đến việc người dân lo lắng và rút tiền hàng loạt như đã từng diễn ra với trường hợp của ngân hàng SCB cuối năm 2022.
Do đó, VCCI đề xuất quy định về dừng giao dịch trực tuyến cần được nghiên cứu và thiết kế một cách thận trọng, cụ thể: Trong trường hợp ngân hàng dừng giao dịch trực tuyến vì các lý do kỹ thuật (như để bảo trì máy móc) thì các ngân hàng chủ động; trong trường hợp ngân hàng chủ động dừng giao dịch trực tuyến nhằm chặn người dân rút tiền hàng loạt thì cần có hướng xử lý kỹ hơn, ví dụ như quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục, nghĩa vụ báo cáo đối với trường hợp này.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường

Tối nay (9/6), trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ nhất

Tổ chức thành công Đại hội Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lần thứ XIV

Người lao động mất nhiều quyền lợi khi rút BHXH một lần

Ngày hội lớn của đoàn viên Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đại hội Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội lần thứ VI

Duyệt chương trình Đại hội Công đoàn huyện Gia Lâm lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028
Tin khác

Soạn “kịch bản” ứng phó rủi ro tín dụng
Tài chính 08/06/2023 15:16

Kích cầu mua nhà để người dân "mở hầu bao"
Tài chính 08/06/2023 14:12

Tăng cường công tác đối thoại với người dân bị ảnh hưởng bởi dự án
Tài chính 06/06/2023 16:09

“Phủ sóng” thanh toán không dùng tiền mặt
Tài chính 06/06/2023 09:50

Quy định rõ lãi suất 0% tạo sự rõ ràng, minh bạch
Tài chính 01/06/2023 14:45

Xây dựng cơ chế tạo nguồn thu ngân sách
Tài chính 01/06/2023 08:46

Phó Thống đốc NHNN: Điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”
Tài chính 29/05/2023 18:17

Cần quy định rõ mức giá dịch vụ thẩm định giá
Tài chính 25/05/2023 10:29

Sửa đổi “hệ sinh thái” thuế
Tài chính 25/05/2023 10:26

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online: Cơ quan quản lý nói cần, doanh nghiệp kêu khó!
Tài chính 18/05/2023 12:47