Bảo quản cổ vật: Không thể trông chờ mãi vào quỹ hỗ trợ nước ngoài
Quy định về bảo vệ vận chuyển tiền, vàng, cổ vật của Nhà nước |
TS. Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam cho biết, mộ thuyền cổ khai quật được ở Hà Nam rất quý giá, khi mới khai quật hiện trạng rất tốt nhưng tới nay cũng có hiện tượng mủn ra. Tượng nhục thân có niên đại hơn 400 năm của hai thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường ở chùa Đậu, Thường Tín, Hà Nội cũng bong tróc lớp sơn, được lưu giữ trong tủ kính đơn sơ của di tích khiến không chỉ các chuyên gia mà người dân chua xót.
Mặc dù nhiều năm nay Việt Nam vẫn loay hoay với việc bảo tồn, tu sửa hai bức tượng kỳ bí, được tạo ra từ chính thân thể thiền đến hóa tượng của 2 vị sư nhưng vẫn chưa thể “yên tâm”. Thậm chí, Việt Nam từng chuyển 2 bức tượng ra nước ngoài, nhờ các chuyên gia có kinh nghiệm và điều kiện bảo quản tốt của thế giới mới gìn giữ được di sản.
Nhiều di sản gắn với tiến trình lịch sử cần được bảo quản. Ảnh: Bảo Thoa |
TS. Phạm Quốc Quân, Nguyên Giám đốc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, ủy viên Hội đồng di sản quốc gia cũng cho biết, những hiện vật thượng táng hiện giờ có nhiều dấu hiệu hư hại, muốn phục dựng rất tốn kém, đòi hỏi trình độ cao về khoa học kỹ thuật. Tượng nhục thân của hai vị thiền sư của Chùa Đậu chỉ là một trong vô vàn hiện vật quý ở hàng nghìn di tích trải dài trong cả nước ngày ngày đối mặt nguy cơ vĩnh viễn tan biến. Mới đây, hàng nghìn hiện vật ở bảo tàng Nghệ An nguy cơ hư hại vì kho chứa chật hẹp, chưa được bảo quản đúng mức.
Nhiều hiện vật bằng giấy được ghi bằng mực - những văn bản nhà nước dù tuổi đời chỉ vài chục năm nhưng đang là vấn đề trong công tác bảo quản, hiện vật gỗ, vải như sắc phong đã mục nát rất nhiều. Công tác bảo quản các hiện vật bằng giấy đang là bài toán khó của tất cả các bảo tàng trên cả nước. Ngay cả ở Trung tâm lưu trữ quốc gia I, có kho bảo quản, phòng chức năng và đội ngũ nhân viên chuyên ngành nhưng câu chuyện bảo quản các sắc phong cũng luôn trong tình trạng còn nhiều điều lo lắng.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện đang lưu giữ hơn 200.000 hiện vật, trong đó có các hiện vật được coi là bảo vật quốc gia, gắn liền tiến trình lịch sử của dân tộc như trống đồng Hoàng Hạ, thạp đồng Đào Thịnh, cây đèn Lạch Trường, mộ thuyền Việt Khê, bia Võ Cạnh, chuông chùa Vân Bản, bia điện Nam Giao, trống đồng Cảnh Thịnh, ấn vàng Đại Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo, ấn vàng Sắc mệnh chi bảo… |
Đây không phải lần đầu các chuyên gia đưa ý tưởng về bệnh viện cứu chữa cổ vật. TS. Phạm Quốc Quân cho biết nhiều năm trước từng có đề xuất về bệnh viện đặt ở ba miền, nhưng đến nay chưa có bước tiến mới. Ông cũng cho biết Quỹ hỗ trợ Sumitomo Nhật Bản hợp tác với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã từng phục chế cánh cửa gần như bị phá hủy hoàn toàn ở chùa Phổ Minh, bức tranh chùa Hàm Long và tượng phật quý thế kỷ 13 từ Nhật, tuy nhiên bảo tàng có hàng trăm sắc phong, trên cả nước có hàng nghìn sắc phong thì không thể trông chờ mãi vào sự hỗ trợ từ các quỹ nước ngoài.
TS. Nguyễn Văn Cường cũng trăn trở, khó khăn nhất đối với ý tưởng hình thành bệnh viện cứu chữa cổ vật là kinh phí hoạt động. Người Việt không tiếc tiền công đức xây dựng, bảo tồn di tích tâm linh nhưng xã hội hóa bảo quản hiện vật không mấy dễ dàng. “Chúng ta cần đặt vấn đề về thay đổi môi trường, cách thức bảo quản và phân loại các loại bảo tồn thường xuyên, bảo tồn cấp thiết và thậm chí đi tới phục chế”, TS. Nguyễn Văn Cường đưa ra giải pháp. Ông cũng nhắc tới đề tài nghiên cứu ứng dụng Benzotriazol trong việc ức chế bề mặt đồ đồng Đông Sơn. Thành công này có thể đặt nấc thang ban đầu trong việc bảo tồn hiện vật ở Việt Nam.
Đau xót trước những cổ vật bị hư hại, TS. Nguyễn Văn Cường nói: “Ở các nước, tài sản văn hóa của họ được bảo quản tốt, giữ gìn và kéo dài tuổi rất lâu. Mỗi hiện vật quý là thông điệp của lịch sử thậm chí tuyệt tác như hội họa, kiến trúc, tổ tiên truyền trao lại cho các thế hệ. Cha ông ta từ xưa đã thực hiện công tác bảo quản tại đình chùa miếu mạo, sau này các bảo tàng cũng tiếp nối tuy nhiên vẫn ở mức độ sơ khai thôi”.
TS. Cường lấy ví dụ Trung Quốc có những chiếc xe chuyên dụng trị giá hàng triệu USD để bảo quản hiện vật ngay từ lúc đưa từ hố khảo cổ lên. Hàn Quốc cũng có sẵn con tàu có nhiều buồng bảo quản tức khắc, bởi có nhiều hiện vật ngâm dưới biển không sao nhưng rời khỏi đáy biển sẽ bị phá hủy, trong khi nhiều hiện vật khảo cổ ở Việt Nam hiện được bảo quản khá thô sơ.
Thêm dẫn chứng về cách bảo quản cổ vật ở các nước, TS. Phạm Quốc Quân cũng cho biết, khi ông đến thăm trung tâm bảo quản một bảo tàng ở Pháp đặt ngay tại chuồng ngựa trong cung điện Versailles. Hai cán bộ nữ kể họ mất hàng năm trời để bảo quản một bức tượng thế kỷ thứ 17 đặt trên tòa lâu đài Pháp với kinh phí lên tới 100 nghìn USD.
Phân tích ý tưởng bệnh viện cổ vật chưa thể thành hiện thực, TS. Phạm Quốc Quân nói rằng: Có thể thời điểm khi ấy chưa thực sự chín muồi, thứ hai là khó khăn về kinh phí và quan trọng nhất là nhận thức thời điểm đó chưa đủ nhìn nhận đó là yêu cầu bức thiết đối với bảo quản hiện vật. Vào thời điểm này, ông mong muốn mô hình này phải trở thành hiện thực, tạo ra sự đột phá trong công tác bảo quản ở Việt Nam.
Hiện nay, hầu hết các bảo tàng ở Việt Nam đều đang ngóng chờ những kho bảo quản hiện vật đáp ứng nhu cầu tu sửa, phục dựng các di sản quý. Để đề xuất cách đây 10 năm của TS Phạm Quốc Quân không tiếp tục “giậm chân tại chỗ” rất cần kế hoạch đầu tư bài bản của ngành văn hóa cho các “bệnh viện” cổ vật.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 30/10/2024 19:46
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024
Văn hóa 28/10/2024 20:38
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm
Văn hóa 28/10/2024 06:06
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX
Xã hội 26/10/2024 13:29
Khởi động Giải thưởng nghệ thuật Pan Pacific Hà Nội 2025
Văn hóa 25/10/2024 14:08