Bạo lực học đường: Không nên xử lý bằng cách tăng hình phạt học sinh?

Cần có thái độ đúng về bạo lực học đường, không thổi phồng cũng như không thờ ơ. Để hạn chế tình trạng này, mỗi nhà giáo cần là một nhà tâm lý.
bao luc hoc duong khong nen xu ly bang cach tang hinh phat hoc sinh Phối hợp phòng, chống bạo lực học đường
bao luc hoc duong khong nen xu ly bang cach tang hinh phat hoc sinh Tăng cường phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em
bao luc hoc duong khong nen xu ly bang cach tang hinh phat hoc sinh Triệt tiêu bạo lực học đường: Sao không đưa vào trường giáo dưỡng?

Đây là các ý kiến chuyên gia tại Tọa đàm khoa học “Bạo lực học đường: Nguyên nhân và Giải pháp” do Học viện Quản lý giáo dục vừa tổ chức mới đây.

Viện dẫn thống kê của Bộ GD-ĐT, PGS.TS Trần Thị Minh Hằng, Học viện Quản lý giáo dục cho biết, năm 2018 có gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học; khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau. Cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau.

bao luc hoc duong khong nen xu ly bang cach tang hinh phat hoc sinh
Toàn cảnh hội thảo.

Thống kê của Bộ Công an cho thấy năm 2018, có hơn 53% số vụ bạo lực xảy ra trong môi trường học đường; có hơn 2.000 vụ bạo lực học đường.

Còn theo TS Hoàng Trung Học, chuyên gia tâm lý, Trưởng khoa Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục, bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam. Tại các nước có nền giáo dục phát triển, bạo lực học đường vẫn luôn tồn tại và là vấn đề khó giải quyết. Đơn cử như tại nước Mỹ, mỗi ngày có khoảng 160.000 học sinh không đến trường vì bị bạo lực hoặc sợ bị bạo lực. 83% các bé gái và 79% các bé trai cho biết từng là nạn nhân của bạo lực học đường. Điều đáng nói, có tới 64% trong số các em này dù bị bạo lực nhưng lại không dám chia sẻ với ai.

TS Hoàng Trung Học cho rằng, bạo lực học đường là hệ quả của quá trình tác động đa chiều, gồm nhiều vòng khác nhau, từ điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, đến gia đình, nhà trường, bạn bè và cả đặc điểm tâm sinh lý của chính các em.

Do đó, đẩy lùi bạo lực học đường không phải là trách nhiệm của riêng nhà trường, thầy cô, mà cần có sự quan tâm, vào cuộc của cả xã hội và hơn hết là sự quan tâm, chăm sóc của chính gia đình học sinh.

Từng có nhiều năm làm công tác hiệu trưởng ở các bậc học khác nhau như THPT, THCS, thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THCS Lê Quý Đôn (Hà Nội) cho rằng, bạo lực học đường không phải vấn đề mới. Tuy nhiên, càng ngày tính chất càng nghiêm trọng hơn.

“Theo những clip được phát tán trên mạng, khi bạo lực xảy ra, dường như có nhiều học sinh, thậm chí cả người lớn nhìn thấy nhưng lại không hề can ngăn, mà còn cổ vũ thêm. Nếu như trước kia bạo lực học đường chỉ xảy ra bên ngoài nhà trường, thì nay lại ngang nhiên diễn ra ngay trong lớp học, lứa tuổi cũng ngày càng trẻ hóa và tính chất sự việc nguy hiểm hơn”, thầy Bình quan ngại.

Cũng theo thầy Nguyễn Quốc Bình, nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường đến từ nhiều phía như học sinh nào đó có điểm nổi trội về phong cách thời trang, đầu tóc, hay chỉ cần một cái "nhìn đểu" cũng có thể xảy ra xô xát. Đặc biệt, ở các nữ sinh, ngay từ lớp 6, khi các em bắt đầu dậy thì, có những tình cảm khác giới, thì thường xuyên xảy ra tình trạng tranh giành bạn trai dẫn đến đánh nhau.

bao luc hoc duong khong nen xu ly bang cach tang hinh phat hoc sinh
Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THCS Lê Quý Đôn (Hà Nội).

Nói thêm về nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, thầy Bình cho rằng, đôi khi kỷ luật và dân chủ ở các trường hơi quá trớn, chưa được phân định rõ ràng. Bên cạnh đó cũng chưa có hướng dẫn về mặt pháp lý cụ thể trong quá trình xử lý bạo lực học đường, nên các trường đôi khi còn lúng túng trong xử lý, chủ yếu dựa vào quy chế tự xây dựng, dẫn đến mỗi nơi làm một kiểu.

Để giải quyết bạo lực học đường, thầy Bình cho rằng, vai trò trước hết thuộc về người đứng đầu nhà trường. Các trường cũng cần phân loại nhóm học sinh có nguy cơ chịu bạo lực và nhóm có nguy cơ gây ra hành vi bạo lực. Bên cạnh đó, cần thành lập ban quản lý về bạo lực học đường, phân công nhiệm vụ cụ thể từng người.

Các trường cũng nên có mạng lưới liên kết với các quán nước ven trường để khi có học sinh đánh nhau, dễ dàng nhận được thông tin. Hơn hết, các trường cần đẩy mạnh và quan tâm đến giáo dục đạo đức cho học sinh.

Còn theo TS Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng trường Nguyễn Bỉnh Khiêm- Hà Nội, bạo lực học đường xuất phát từ các nguyên nhân như đạo đức, kỷ luật, áp lực, bệnh thành tích, tâm lý, nghiệp vụ giáo viên, môi trường giáo dục, trình độ quản lý, mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Lấy ví dụ từ vụ 231 cái tát, TS Hòa cho rằng nguyên nhân của vấn đề không phải là đạo đức mà là mục tiêu giáo dục. Nhà trường có kỷ luật nhưng lại không chặt chẽ. Với lứa tuổi học sinh, cần đưa giải quyết vấn đề tâm lý trước khi kỷ luật.

“Tôi không tán thành việc tăng mức kỷ luật với học sinh, kỷ luật trong nhà trường cần giảm bớt. Với con trẻ là là giáo dục, tạo ra áp lực. Áp lực đôi khi cũng là động lực. Nhưng nhà trường cần chuyển hóa áp lực đó thành niềm vui, hạnh phúc; đưa ra bài học về giá trị sống, tâm lý học, sử dụng nó như một công cụ.

Tại trường tôi, mục tiêu giáo dục là học sinh được hạnh phúc và tiến bộ từng ngày. Đánh giá thầy cô dựa vào việc có khiến học sinh cảm thấy hạnh phúc hay không. Theo đó, giáo viên buộc phải có năng lực, nghiệp vụ sư phạm, phải được đào tạo về tâm lý học đường, mỗi thầy cô là một nhà giáo dục, một nhà tâm lý”, TS Hòa nhấn mạnh.

Từ đó, TS Hòa cho rằng, ngành giáo dục cũng cần thay đổi cách đánh giá, xếp loại giáo viên, để các thầy cô không còn chạy theo thành tích, hết lòng vì sự đổi mới của giáo dục. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến việc giáo dục tâm lý học đường trong các trường sư phạm.

Cần biên chế cho nhân viên tư vấn tâm lý học đường

Nhấn mạnh về việc phải kiểm soát bạo lực học đường, TS Hoàng Trung Học, Trưởng khoa Giáo dục, Học viện quản lý Giáo dục cho rằng, cần thay đổi nhận thức tổng thể, đầy đủ và khoa học. Sự vào cuộc của cả hệ thống xã hội và đặc biệt là đẩy mạnh mô hình hỗ trợ tâm lý học đường.

Theo đó, cần có biên chính thức trong nhà trường về nhân viên tâm lý học đường; đồng thời xây dựng mạng lưới, đẩy mạnh đào tạo và chuyên nghiệp hóa về tâm lý học đường.

GS. TS Phạm Quang Trung, Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục cho rằng, bạo lực học đường không chỉ là vấn đề trong nhà trường mà còn là vấn đề xã hội. Cần có nhìn thấu đáo, mang tính chất toàn diện; không nên thổi phồng, cường điệu hóa sự việc nhưng cũng không lạnh lùng với nó để có giải pháp căn cơ, vừa trước mắt, vừa lâu dài để chấm dứt tình trạng này.

Theo GS Trung, để hạn chế bạo lực học đường, gia đình, nhà trường, truyền thông giữ vai trò quan trọng. “Trên 80% tác động ảnh hưởng đến thanh niên phạm pháp có yếu tố từ gia đình. Trong các trường hợp bố mẹ lao vào kiếm tiền, ít quan tâm đến con cái, thì nhất định các em sẽ gặp vấn đề. Mạng xã hội cũng đang ảnh hưởng lớn đến giới trẻ. Nếu các em biết khai thác, sẽ có rất nhiều thông tin tốt, nhưng nếu không thì cũng có rất nhiều hành động xấu xuất phát từ mạng xã hội.

Vấn đề là gia đình, nhà trường cần làm gì để các em có kỹ năng tốt hơn. Để giải quyết bạo lực học đường, không thể giải quyết bằng đòn roi mà cần xuất phát từ vấn đề tâm lý, có nền tảng bài bản để ngăn ngừa, tăng cường hoàn thiện về cơ sở pháp lý.

Tôi cho rằng khi xảy ra các vụ việc, cơ quan chức năng thường nói là đã ban hành bao nhiêu thông tư, nghị định. Nhưng ban hành bao nhiêu văn bản không quan trọng, quan trọng là nó có đi vào cuộc sống hay không”, GS. TS Phạm Quang Trung nhấn mạnh.

Theo Nguyễn Trang/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn thành phố Vinh sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, lan toả trong Tháng Công nhân

Công đoàn thành phố Vinh sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, lan toả trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Vinh tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

(LĐTĐ) Hoà 2-2 ở cả hai hiệp đấu chính và phụ, cả U23 Hàn Quốc lẫn U23 Indonesia phải đá luân lưu. Sau tận nửa tiếng đồng hồ với 11 lượt sút, U23 Indoensia đã có mặt ở bán kết.
Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

(LĐTĐ) Sau khi thị xã Bến Cát chính thức lên Thành phố, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện và 5 thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương có nhiều thành phố nhất cả nước.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và tổng kết chuyên đề Văn hóa - Thể thao năm 2023.
Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

(LĐTĐ) Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy góp ý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở, vị trí việc làm phù hợp.
Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Mới đây, Đội thanh tra Giao thông vận tải và các ngành chức năng huyện, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý và giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Tin khác

Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 cần đọc kỹ hướng dẫn để ghi Phiếu đăng ký dự thi chính xác, đồng thời phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã khai trong Phiếu.
Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Từ hôm nay (24/4) đến hết ngày 26/4, các trường phổ thông sẽ cấp cho học sinh đang học lớp 12 năm học 2023-2024 tài khoản và mật khẩu đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Học sinh có thể thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu, đến hết ngày 28/4.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

(LĐTĐ) Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2024, gắn với kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

(LĐTĐ) Sự kiện “Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ” vừa diễn ra tại Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.
Nhiều ý tưởng sáng tạo về bảo vệ môi trường tại Global Children's Designathon 2024

Nhiều ý tưởng sáng tạo về bảo vệ môi trường tại Global Children's Designathon 2024

(LĐTĐ) Cuộc thi khoa học toàn cầu Global Children’s Designathon 2024 với chủ đề “Make it Circular - Designing for a better future” (Sức mạnh của thiết kế vòng tròn - Thiết kế vì một tương lai tốt đẹp hơn) vừa diễn ra tại Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai (quận Hà Đông, Hà Nội) đã thu hút sự quan tâm, chú ý và tham gia đông đảo của học sinh.
202 học sinh tiểu học tham dự vòng chung khảo Cuộc thi Olympic tiếng Anh

202 học sinh tiểu học tham dự vòng chung khảo Cuộc thi Olympic tiếng Anh

(LĐTĐ) Ngày 21/4, tại Trường Đại học Công đoàn (quận Đống Đa, Hà Nội), 202 thí sinh đã tham dự vòng chung khảo Cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp tiểu học thành phố Hà Nội năm học 2023-2024. Đây là những thí sinh đã vượt qua hơn 1.000 thí sinh đến từ 490 trường tiểu học trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

(LĐTĐ) Tính đến tháng 4/2024, có 34 cơ sở giáo dục đại học được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Sôi nổi Vòng Chung kết cuộc thi “Sàn đấu Anh ngữ V - Champions 2024"

Sôi nổi Vòng Chung kết cuộc thi “Sàn đấu Anh ngữ V - Champions 2024"

(LĐTĐ) Thực hiện Chương trình công tác Đội và phong trào Thiếu nhi Thủ đô năm học 2023-2024; thiết thực chào mừng kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941-15/5/2024), 70 chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Hội đồng Đội thành phố Hà Nội phối hợp với Anh văn Hội Việt Mỹ VUS miền Bắc tổ chức Vòng chung kết cuộc thi Sàn đấu Anh ngữ V - Champions năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động