Bảo đảm quyền lợi của người mua bảo hiểm
Bảo vệ thông tin cá nhân của người mua bảo hiểm Làm rõ sự cần thiết phải duy trì Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm Đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận về 4 dự án luật |
Băn khoăn quy định loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Luật Kinh doanh bảo hiểm được đề xuất sửa đổi nhiều nội dung quan trọng, có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, cũng như quyền lợi của các bên tham gia bảo hiểm, nên nhận được sự quan tâm lớn của người dân, doanh nghiệp.
Theo Dự thảo, Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm; không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh.
VCCI góp ý nhiều nội dung nhằm bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Ảnh: VGP |
VCCI cho hay, một trong các vấn đề nhận được góp ý của các doanh nghiệp là quy định về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Dự thảo Luật quy định phải “có bằng chứng xác nhận việc bên mua bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài giải thích đầy đủ và hiểu rõ” các nội dung về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
Theo VCCI, đây là nội dung nhận được nhiều ý kiến của doanh nghiệp nhất. “Việc yêu cầu phải có bằng chứng xác nhận bên mua đã được giải thích và hiểu rõ các nội dung về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, mục đích là bảo về quyền lợi của người mua, tuy nhiên quy định này có thể tạo ra sự bất bình đẳng giữa các bên và thủ tục phiền hà khi giao kết hợp đồng”, văn bản của VCCI nêu.
Liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm, theo VCCI, Dự thảo Luật đã có nhiều quy định như: Thời gian cân nhắc tiếp tục tham gia hợp đồng theo Điều 35 Dự thảo quy định, trong vòng 21 ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm, người mua có thể quyền từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm. Trong khoảng thời gian này, người mua có thể tìm hiểu kỹ các nội dung hợp đồng, trong đó có các điều khoản về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm và có quyền tiếp tục hoặc từ chối tham gia bảo hiểm.
Đồng thời, Dự thảo cũng đã yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải có nghĩa vụ “giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm”. Vì vậy, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bỏ quy định phải có bằng chứng xác nhận này.
Doanh nghiệp có cần thông báo khi thay đổi điều lệ?
Bên cạnh đó, Dự thảo Luật quy định khi thay đổi điều lệ của doanh nghiệp, quy chế hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp phải thông báo cho Bộ Tài chính.
Theo VCCI, việc yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo khi thay đổi Điều lệ sẽ làm gia tăng gánh nặng về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, và cũng không thống nhất với quy định của Luật Doanh nghiệp.
Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) đã được cơ quan soạn thảo tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị, tọa đàm... để lấy ý kiến góp ý. Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách vừa qua, khi cho ý kiến về Dự thảo Luật này, nhiều đại biểu cho rằng, bên cạnh những điều khoản nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, cần sửa đổi, bổ sung các điều khoản liên quan nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của bên mua bảo hiểm, bảo đảm hài hòa hơn nữa quyền lợi của người mua bảo hiểm với các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. |
Điều lệ của doanh nghiệp là văn bản ghi nhận các nguyên tắc tạo lập, hoạt động và giải thể của một doanh nghiệp, trong đó có nhiều quy định mang tính chất quản lý nội bộ của doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp hiện hành cho phép các doanh nghiệp được tự chủ trong việc sửa đổi Điều lệ mà không cần phải đăng ký/thông báo, trừ trường hợp thay đổi chủ sở hữu.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, các thay đổi quan trọng đã phải thực hiện các thủ tục xin phê duyệt từ Bộ Tài chính, do đó, việc yêu cầu thông báo trước khi thay đổi Điều lệ là không thực sự cần thiết. Do đó, VCCI cũng đề nghị bỏ quy định này.
Bên cạnh đó, Dự thảo Luật quy định doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ.
Đây là quy định nhận được phần lớn ý kiến góp ý của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cho rằng, việc yêu cầu doanh nghiệp phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ là chưa hợp lý, vì gia tăng chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, nên đề nghị cân nhắc bỏ quy định này, đồng thời cho phép thuê ngoài kiểm toán nội bộ.
VCCI cũng góp ý vào quy định về phá sản doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm. Theo đó, Dự thảo Luật quy định khi nhận yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, Tòa án sẽ “mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm mà không tổ chức hội nghị chủ nợ và thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, theo Luật Phá sản 2014, Tòa án phải tuyên bố doanh nghiệp phá sản rồi mới tiến hành thanh lý tài sản. Trong khi đó, Dự thảo lại quy định Tòa sẽ tiến hành thanh lý tài sản ngay sau khi mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Tức là, thời điểm này doanh nghiệp bảo hiểm chưa bị tuyên bố phá sản. Như vậy, quy định tại Dự thảo sẽ không rõ thời điểm nào doanh nghiệp bảo hiểm sẽ “bị tuyên bố là phá sản” hay là doanh nghiệp bảo hiểm không cần bị tuyên bố phá sản?
“Trong Báo cáo giải trình, cơ quan soạn thảo đang sửa đổi quy định theo hướng “Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản”. Hướng sửa đổi này là hợp lý, tuy nhiên Dự thảo vẫn chưa thể hiện được định hướng này, đề nghị xem xét lại quy định tại Điều 99 Dự thảo”, văn bản của VCCI nêu.
Về thông tin công khai thường xuyên, Dự thảo quy định doanh nghiệp phải công khai thường xuyên “quy tắc, điều khoản, biểu phí của từng sản phẩm bảo hiểm đang cung cấp”. Theo VCCI, quy định này cần được cân nhắc lại vì mỗi chương trình bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có mức phí bảo hiểm khác nhau áp dụng cho từng quyền lợi và điều kiện bảo hiểm khác nhau.
Đối với các sản phẩm bảo hiểm thương mại, phí bảo hiểm được tính toán dựa trên rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro của từng hợp đồng và các mức giá trên thị trường tái bảo hiểm quốc tế. Do đó, yêu cầu công khai này là chưa phù hợp với thực tế;
VCCI cho rằng, quy tắc, điều khoản, biểu phí của từng sản phẩm là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp và được bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Vì vậy, việc yêu cầu doanh nghiệp bắt buộc phải công khai thông tin này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. VCCI đề nghị cân nhắc bỏ quy định nêu trên.
Về điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm, Dự thảo Luật quy định, tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải đáp ứng điều kiện “đã đăng ký ngành, nghề kinh doanh hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Đối với các tổ chức hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì giấy phép, giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền có nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm”.
Theo VCCI, cần xem xét lại quy định này vì theo Luật Doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không còn ghi ngành nghề đăng ký kinh doanh. Hiện nay, trong các hồ sơ xin cấp giấy phép của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cơ quan cấp phép không còn xem xét về việc doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề xin cấp phép nữa không. Vì vậy, quy định này là chưa phù hợp với tinh thần của Luật Doanh nghiệp.../.
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp 21/11/2024 07:42
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số
Doanh nghiệp 19/11/2024 20:00
Vạn Phúc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024
Doanh nghiệp 16/11/2024 10:18
Nỗ lực để 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng chính sách hỗ trợ
Doanh nghiệp 10/11/2024 19:52
Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp 10/11/2024 15:16
Để tránh việc ra sân bay bị hoãn xuất cảnh, người nộp thuế cần làm gì?
Doanh nghiệp 09/11/2024 06:39
Hơn 40 doanh nghiệp Đức tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai
Doanh nghiệp 07/11/2024 17:55
Để FTA không “ngủ quên” với doanh nghiệp nội
Doanh nghiệp 07/11/2024 06:10
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Doanh nghiệp 05/11/2024 15:06
Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của Bamboo Capital đạt 3.238 tỷ đồng
Doanh nghiệp 01/11/2024 18:18