Bảo đảm an toàn cây xanh mùa mưa bão
Hà Nội: Đôn đốc cắt tỉa cây xanh trong trường học, bệnh viện, khu di tích trước mùa mưa bão Chung tay gìn giữ những “lá phổi xanh” |
Còn đó nỗi lo
Nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa các sự cố liên quan đến cây xanh, đặc biệt trong mùa mưa bão, ngay từ đầu năm, Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội đã triển khai công tác cắt tỉa cành, hạ độ cao, chặt hạ các cây sâu mục, chết khô nguy hiểm trên địa bàn Thành phố. Trong đó, ưu tiên cắt tỉa các loại cây có đường kính và chiều cao lớn, cây nặng tán, cây nghiêng nguy hiểm, cành khô, sâu mục… Đây được coi là những hoạt động nhằm tránh gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người dân trong mùa mưa bão.
Công nhân tiến hành cắt tỉa cành, hạ độ cao cây xanh trên địa bàn Hà Nội. |
Thế nhưng, dù đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, nhưng cứ trải qua mỗi cơn bão, mưa dông… tình trạng cây xanh bị đổ, gãy vẫn xuất hiện, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với tính mạng, tài sản của người dân. Đơn cử, trong cơn mưa dông nhiệt diễn ra vào chiều 30/7, đã khiến một cây cổ thụ tại đường Kim Mã, quận Ba Đình, gãy đổ, đè lên 2 ô tô đang di chuyển trên đường. Nguyên nhân ban đầu xác định do mưa lớn gây tác động đến bộ rễ khiến cây bất ngờ bật gốc. Đáng chú ý, vào khoảng 18 giờ cùng ngày, trước cửa số nhà 41 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, một cây muồng cổ thụ bất ngờ bị bật gốc đổ ngang đường đè trúng một thanh niên đang tham gia giao thông. Rất may, nạn nhân không bị thương nặng.
Anh Nguyễn Xuân Tú, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy cho biết, mặc dù trước mùa mưa bão, lực lượng chức năng đã tổ chức cắt tỉa, hạ độ cao của cây nhằm hạn chế những sự cố có thể xảy ra. Tuy nhiên, cùng với tốc độ đô thị hóa, xây dựng cầu đường, cải tạo vỉa hè… không ít cây xanh bị chặt đứt hệ thống rễ, không ăn sâu vào lòng đất nên trước ảnh hưởng của mưa bão, cây có thể bị đổ, gãy bất cứ lúc nào.
Theo tìm hiểu, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 211.470 cây bóng mát, trong đó khu vực 12 quận có 149.075 cây, với các loài chủ yếu: Xà cừ (khoảng 8.000 cây); phượng (khoảng 12.500 cây); muồng (khoảng 7.000 cây); sấu (khoảng 22.000 cây); bằng lăng (khoảng 13.500 cây)... Trong số này, có khoảng 20% cây bóng mát có tuổi đời 80 -100 năm. Phó Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật Lê Văn Du cho biết, những năm gần đây, Thành phố đầu tư nhiều trang thiết bị như: Xe nâng, xe cẩu, máy nghiền cành củi, xe vận chuyển, cưa máy... cũng như chủ động cắt tỉa cây quanh năm nên hiện tượng cây đổ, cành gãy, nhất là trong mùa mưa bão đã giảm rất nhiều.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường hợp rất khó phát hiện bằng mắt thường, như cây bị sâu mục bên trong thân; cây bị xâm hại, chặt rễ khi thi công làm đường, lát vỉa hè hay nơi mực nước ngầm thấp, không gian sống của rễ hạn chế, rễ cây không phát triển được... Ngoài ra, gió lớn do hiện tượng đảo nhiệt và hút gió bởi nhiều nhà cao tầng ở khu vực đô thị cũng là yếu tố đe dọa sự an toàn của hệ thống cây xanh. Đơn cử như trường hợp cây đa búp đỏ bị gãy đổ tại dải phân cách trên đường Võ Chí Công vào sáng 13/6, hay cây Phượng trên đường Lý Thường Kiệt vào sáng 17/5 là những trường hợp như vậy.
Giữ cây xanh an toàn
Hàng năm, vào trước mùa mưa bão, Sở Xây dựng Hà Nội đều có công văn đôn đốc các đơn vị về việc cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn cho người dân và tài sản trong mùa mưa bão và bảo đảm mỹ quan đô thị. Trong đó, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiện trạng toàn bộ hệ thống cây bóng mát đang quản lý. Lập biên bản thống nhất khối lượng và cắt tỉa ngay đối với các cây nặng tán, cây cao, lệch tán, cành vươn, cây có cành khô và chặt hạ các cây chết, sâu mục, nghiêng nguy hiểm có nguy cơ gây mất an toàn trên các tuyến phố. Đồng thời, gia cố cọc chống cây mới trồng.
Về quy trình xử lý cây xanh bị gãy, đổ, sau khi nhận được phản ánh từ phía người dân, UBND các quận, phường, cán bộ trực của Ban duy tu các công trình đô thị Sở Xây dựng và những Công ty được giao nhiệm vụ quản lý duy tu, duy trì cây xanh cần ghi chép đầy đủ, phản ánh tình trạng cây đổ, đường kính, chủng loại cây, địa điểm nơi cây đổ, gãy cành theo từng địa bàn để việc xử lý được kịp thời và chuẩn xác… |
Là đơn vị được giao duy tu, duy trì hệ thống cây xanh trên địa bàn 12 quận và các tuyến đường: Võ Chí Công, Võ Nguyên Giáp, Đại lộ Thăng Long, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội Nguyễn Đức Mạnh cho hay, qua rà soát, dự kiến đơn vị cắt tỉa khoảng 124.980 cây bóng mát trong năm 2022.
Trong đó, cắt tỉa vén tán, nâng cao vòm lá khoảng 109.300 cây; cắt tỉa làm thưa tán, thấp tán, hạ độ cao khoảng 15.670 cây. Đơn vị ưu tiên xử lý ngay những cây nặng tán, cây nghiêng nguy hiểm, cây mọc lệch tán, cây có cành vươn, cành khô, sâu mục... Đến nay, công tác này cơ bản đã được hoàn thành.
Về quy trình khắc phục sự cố liên quan đến cây xanh trong mùa mưa bão, theo Sở Xây dựng Hà Nội, sau khi xử lý các tình huống khẩn cấp do cây gãy, đổ để đảm bảo an toàn giao thông trước mắt tập kết gỗ củi lên vỉa hè rộng. Giải tỏa nhanh, gọn, tránh tình trạng tồn đọng cành, lá gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh.
Các đơn vị huy động 100% quân số, thực hiện giải tỏa 24/24 giờ. Ưu tiên xử lý các cây đổ gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng, tài sản người dân dân. Xử lý cây đổ ra đường gây cản trở giao thông các tuyến trọng điểm, trục đường chính, thu dọn cây đổ, cắt cây, cành, đánh gốc, san lấp, đảm bảo vệ sinh... đảm bảo giao thông nhanh nhất và trồng cây thay thế sau 15 ngày.
Việc thu dọn hoàn thành toàn bộ các khâu như cắt cành, dọn lá, cắt thân cây, đánh gốc, vệ sinh san lấp hố trống và trồng cây thay thế bổ sung ngay trong thời gian 5 ngày kể từ khi có bão gây đổ cây. Đồng thời, thu hồi gỗ, củi được vận chuyển và tập kết tại vườn ươm Yên Sở - Hoàng Mai - Hà Nội. Trường hợp cây đổ gãy làm ảnh hưởng đến hệ thống điện, điện chiếu sáng và thông tin liên lạc các đơn vị cấp điện, thông tin liên lạc sẽ phối hợp khắc phục sự cố./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20
Hà Nội: Trích 7 tỷ đồng hỗ trợ 3 tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão số 6
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 21:41
Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ đạt kết quả toàn diện trên các mặt công tác
Thủ đô 01/11/2024 21:41
Huyện Sóc Sơn hoàn thành rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
Nhịp sống Thủ đô 01/11/2024 18:13
Các cơ quan báo chí Hà Nội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 17:51
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô 2024 trên báo chí, mạng xã hội
Nhịp sống Thủ đô 01/11/2024 17:41