Bài cuối: Vì một Hà Nội văn minh
Bài 2: Đề cao nét đẹp ứng xử trong mỗi gia đình Nhân lên nét đẹp văn hóa ứng xử từ gia đình đến xã hội |
Văn minh từ những điều giản dị
Trong những năm qua, việc xây dựng văn hóa người Hà Nội văn minh, thanh lịch được coi là nhiệm vụ hàng đầu và được người dân đồng tình, hưởng ứng. Bên cạnh những cá nhân có cách ứng xử không đúng mực, lợi dụng khó khăn của người khác để chuộc lợi cho bản thân thì vẫn còn rất nhiều người đang từng ngày, từng giờ cần mẫn “làm đẹp” cho Thủ đô bằng những hành động nhỏ.
Lấy ví dụ cụ thể, hiện nay trong công cuộc chống đại dịch Covid-19, tại Hà Nội, người dân Thủ đô đã cùng vào cuộc, chung tay, góp sức chống dịch. Tại Khu dân cư số 3 (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa), trước thời điểm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, khu dân cư đã có 1 cách tuyên truyền phòng, chống dịch rất hay đó là kéo loa di động đi từng ngõ để tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19. Người tiên phong trong việc tuyên truyền bằng hình thức đặc biệt này là ông Phạm Văn Hà - Bí thư Chi bộ Khu dân cư số 3 (phường Ô Chợ Dừa).
Ông Phạm Văn Hà - Bí thư Chi bộ Khu dân cư số 3 (phường Ô Chợ Dừa) tiên phong trong việc kéo lao tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19. (Ảnh chụp trước thời điểm giãn cách xã hội) |
Ngay từ khi bắt đầu xuất hiện dịch Covid-19 tại nước ta, ông Hà xác định rằng công tác tuyên truyền phải thực hiện thật nghiêm túc. Theo đó, ông Hà đã vận động cán bộ, đảng viên tại cơ sở gương mẫu khai báo, động viên con em trở về từ vùng dịch đi cách ly theo quy định. Vận động người dân tại khu dân cư trong việc hoãn tổ chức tiệc cưới con, đám giỗ và các sinh hoạt của gia đình, góp phần hạn chế tối đa việc tụ tập đông người trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp với nguy cơ lây nhiễm cao.
Việc làm gương mẫu của ông đã tác động và lan tỏa đến toàn bộ khu dân cư. Người dân cũng đã ý thức hơn trong công tác phòng chống dịch. Dù tuổi đã cao, sức cũng đã “mòn”, thế nhưng, với ông Hà, được cống hiến, được góp phần vào công tác chống, dịch của Thủ đô là điều khiến ông thấy tự hào. Trong gia đình, ông thường xuyên răn dậy các con, các cháu về việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình và thực hiện nếp sống văn minh trong gia đình và cộng đồng.
Ông Hà chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng, Thủ đô sẽ ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn nếu mỗi cá nhân sống có trách nhiệm, biết lắng nghe, sẻ chia và vì cộng đồng. Như trong công tác phòng, chống dịch, chúng ta có thể sẻ chia gánh nặng với lực lượng chức năng bằng những hành động trong khả năng của mình. Không cần phải làm những điều lớn lao mới được gọi là người văn minh mà sự văn minh thể hiện qua từng lời ăn, tiếng nói cũng như hành động của chúng ta hàng ngày”.
Bên cạnh những cá nhân đang góp sức mình vào công tác phòng chống dịch, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh còn được thể hiện qua phong trào xây dựng khu dân cư sạch đẹp. Điển hình trong những tấm gương xây dựng tổ dân phố sạch đẹp phải kể đến ông Nguyễn Văn Hùng - Tổ trưởng Tổ dân phố số 4 phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Không quản nắng mưa, đều đặn hàng ngày ông Hùng đều mang theo “đồ nghề” đến các chân cột điện, bờ tường trong khu phố để bóc xé quảng cáo, rao vặt. Sau nhiều năm, ông Hùng không những ngăn chặn được nạn dán quảng cáo, rao vặt trái phép mà ông còn hình thành nên phong trào nhà nhà, người người bóc, xóa quảng cáo ở Tổ dân phố số 4.
Ông Nguyễn Văn Hùng (Tổ trưởng Tổ dân phố số 4 phường Khương Trung) góp phần ngăn chặn được nạn dán quảng cáo, rao vặt trái phép. (Ảnh chụp trước thời điểm có dịch Covid-19) |
Đáng chú ý, từ đầu năm 2019 đến nay, ông Hùng đã cùng tập thể Cấp ủy, Chi bộ, Ban Công tác mặt trận áp dụng nhiều biện pháp sáng tạo, tuyên truyền vận động và tổ chức toàn dân xây dựng thành công mô hình điểm “Tổ dân phố văn hóa 5 không” do quận Thanh Xuân đề ra. Năm 2019, Tổ dân phố số 4 đã đạt cả 5 tiêu chí “5 không” ngay trong đợt xét đầu tiên của Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân.
Để gìn giữ 5 tiêu chí, đặc biệt là tiêu chí “không rác” ông Hùng và các cán bộ tổ dân phố cũng đưa ra nhiều biện pháp vừa tuyên truyền nhắc nhở vừa kiên quyết giáo dục các cá nhân vi phạm. Thông qua các camera an ninh của các hộ dân trong khu phố, nếu có cá nhân bỏ rác sai quy định ông Hùng và các cán bộ trong tổ dân phố sẽ tới tận nhà để tuyên truyền và đưa ra các hình thức xử lý. Nhờ sự kiên quyết trong việc xử lý vi phạm, các hộ gia đình tại Tổ đân phố số 4 đã tự giác quét dọn vệ sinh đường ngõ, bóc xóa quảng cáo hàng ngày, nề nếp tổng vệ sinh chiều thứ 6, sáng thứ 7 hàng tuần được duy trì đều và đạt hiệu quả cao.
Nhân lên cái tốt, đẩy lùi cái xấu
Ngày nay, cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng bị lu mờ. Những văn hóa nước ngoài du nhập đưa tới mang lại cho chúng ta những điều mới mẻ nhưng kèm theo đó là cả những tác động xấu. Quá trình phát triển đô thị nói chung, không riêng gì ở Hà Nội, luôn đặt ra những vấn đề thách thức đối với việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống, cả ở các không gian văn hóa - nghệ thuật đến từng hành vi ứng xử văn hóa. Thủ đô là niềm tự hào của cả nước, là biểu tượng của dân tộc, vì thế, văn hoá của Hà Nội nói chung, văn hóa ứng xử của người Hà Nội nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của cả nước.
Sau khi triển khai thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các quy tắc ứng xử, các chương trình của Thành phố cũng đã từng bước đi vào cuộc sống. (Ảnh chụp trước thời điểm có dịch Covid-19) |
Trong những năm qua, Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp, trong đó có việc xây dựng và ban hành Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng. Đặc biệt, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI. Đây được coi là một nội dung quan trọng đặt thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu của tiến trình đổi mới Thủ đô, đất nước và chỉ đạo triển khai bằng nhiều giải pháp thiết thực, bám sát thực tiễn đời sống.
Trong đó, định hướng có tính bao trùm nhất phải kể đến Chương trình số 04 với nhiệm vụ được coi là khâu đột phá là ban hành 2 Bộ Quy tắc ứng xử: Quy tắc ứng xử trong cơ quan của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố. Những quy tắc này đã làm thay đổi căn bản nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của không chỉ công chức, viên chức mà cả với người dân Thủ đô và du khách khi đến Hà Nội. Việc thực hiện quy tắc ứng xử đã góp phần khơi dậy ý thức, trách nhiệm, niềm tự hào của người Hà Nội, qua đó đề cao, vun đắp nếp sống văn minh.
Đặc biệt, mới đây, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 cũng đã xây dựng 10 chương trình công tác để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Nghị quyết, trong đó có Chương trình 06 với nội dung “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2020-2025”.
Hà Nội chỉ văn minh khi mỗi người dân có cách cư xử văn minh. |
Sau khi triển khai thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các quy tắc ứng xử, các chương trình của Thành phố cũng đã từng bước đi vào cuộc sống, có những tác động tích cực, được dư luận đồng tình, hưởng ứng, tự giác thực hiện. Các tiêu chí chấp hành pháp luật, sống nghĩa tình, nhân ái, vì mọi người, nói lời hay, làm việc tốt… được đề cao, tuyên truyền rộng rãi và có sức lan tỏa sâu rộng.
Tuy nhiên, có thể thấy, trong việc giữ gìn nét đẹp văn hóa của người Hà Nội, chúng ta cũng cần nhìn nhận khách quan một chút. Theo đó, Hà Nội ngày hôm nay không phải là Hà Nội ngày xưa và cũng sẽ không thể nào quay trở lại như cũ. Do vậy, nét thanh lịch đã trở thành ấn tượng của người Hà Nội xưa chắc chắn vẫn cần tôn vinh, nhưng cũng cần có cách thể hiện mới, phù hợp hơn với bối cảnh xã hội ngày nay.
Lương Hằng - Kim Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Tin khác
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 18:53
Lãnh đạo Mặt trận Thành phố thăm hỏi các nạn nhân bị thương trong vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 13:34