Bài cuối: Đồng bộ các giải pháp trong xử lý rác thải sinh hoạt
Xử lý rác thải ở nông thôn: Cần những giải pháp triệt để hơn Hà Nội: Chấm dứt việc bới, thu nhặt rác tại khu xử lý chất thải Sóc Sơn Gỡ nút thắt xử lý rác thải sinh hoạt |
Cần chú trọng đầu tư công nghệ xử lý rác
Xử lý rác thải sinh hoạt vẫn đã và đang là vấn đề nóng trong suốt thời gian qua. Tại Hà Nội, từ những năm 1999 đến nay chôn lấp vẫn là cách xử lý rác thải chủ yếu của Thủ đô (chiếm khoảng 89%), trong khi đó hiện nay, xử lý chất thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt (không phát điện) mới chỉ chiếm khoảng 11% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom.
Công nghệ chế biến rác thải, sản xuất phân compost đã được ứng dụng tại các cơ sở xử lý Cầu Diễn, Kiêu Kỵ nhưng không đạt hiệu quả do hạn chế trong sử dụng sản phẩm đầu ra nên hiện nay đã dừng hoạt động.
Rác thải sinh hoạt không được đặt đúng nơi quy định, tràn lan trên vỉa hè |
Đáng nói, các khu xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh của Thành phố đều đã khai thác vận hành gần hết công suất. Dự báo đến hết năm 2021, nếu không có giải pháp công nghệ thay thế, các khu xử lý rác bằng công nghệ chôn lấp tại Nam Sơn (huyện Sóc Sơn), Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) đều đóng bãi.
Trước những tồn tại đó, Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải, trong đó chú trọng đầu tư công nghệ xử lý rác. Cụ thể, Hà Nội có 17 khu xử lý chất thải được quy hoạch, có 8 khu hiện hữu đã và đang được nâng cấp, mở rộng, 4 khu đã và đang được đầu tư xây dựng mới. Trong đó Thành phố đã tập trung đầu tư mở rộng, nâng cấp 2 khu xử lý có quy mô lớn, trọng điểm là khu xử lý chất thải rắn Nam Sơn, Xuân Sơn.
Tại khu xử lý chất thải Nam Sơn, theo quy hoạch tổng diện tích 280 ha, công suất đến năm 2020 khoảng 4.500 tấn/ngày; năm 2030 khoảng 6.000 tấn/ngày. Tại khu xử lý cũng đang triển khai xây dựng dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn công suất 4.000 tấn/ngày đêm, hiện đang được triển khai thi công, dự kiến tháng 12/2020 vận hành thử nghiệm.
Còn tại khu xử lý chất thải Xuân Sơn, dự án nhà máy xử lý chất thải Xuân Sơn, công suất 700 tấn/ngày, xử lý bằng phương pháp đốt không phát điện, hiện đang thực hiện đầu tư nâng cấp, cải tạo công nghệ đốt rác phát điện, nâng công suất lên 1.500 tấn/ngày, đêm. Cùng đó, Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây công suất tối đa 250 tấn/ngày đêm đang vận hành công suất khoảng 160 tấn/ngày, xử lý bằng phương pháp đốt không phát điện.
Đẩy mạnh phân loại rác thải
Để các công nghệ xử lý rác hiện đại đạt hiệu quả cao thì Hà Nội cần phân loại rác. Nhiều chuyên gia cho rằng, trong khi các công nghệ xử lý rác thải tiên tiến đòi hỏi việc phân loại rất kỹ càng để tối đa được năng suất xử lý và đảm bảo an toàn, tránh ô nhiễm môi trường tuy nhiên tại Hà Nội và nhiều khu vực trên cả nước, khái niệm phân loại rác vẫn chưa phổ biến.
Tình trạng đốt rác vẫn diễn ra ở một số nơi trên địa bàn Thành phố |
Thực tế hiện nay rác sinh hoạt của các hộ gia đình chưa được phân loại xử lý tại nguồn, trong đó rác thải hữu cơ là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường, rác thải sinh hoạt chưa được xử lý chuyển đi chôn lấp tại các bãi rác tập trung nên đã chuyển từ điểm ô nhiễm nhỏ sang khu ô nhiễm lớn; gây quá tải cho các bãi rác tập trung và gánh nặng cho công nghệ xử lý hiện nay, bên cạnh đó còn gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với nhân dân các vùng lân cận khu xử lý.
Theo ước tính sơ bộ, lượng rác thải hiện nay ở Hà Nội khoảng 35 - 40% là rác hữu cơ dễ phân hủy (các loại thực phẩm đã hỏng hoặc thừa, vỏ trái cây...); 30 - 35% là rác có thể tái chế để sử dụng lại như giấy, carton, kim loại (khung sắt, máy móc, thiết bị hỏng...), các loại nhựa... Còn lại khoảng 25 - 35% là các loại rác không tái chế là phần thải bỏ, cần chôn lấp. Như vậy nếu có sự phân loại rác thải tại nguồn thì lượng rác thải đi xử lý chỉ còn khoảng 25 - 35% tổng số lượng rác thải hiện nay sẽ giảm tải quy mô cũng như ô nhiễm môi trường từ chất thải hữu cơ của các khu xử lý rác thải tập trung.
Do vậy việc phân loại rác thải tại nguồn có ý nghĩa rất quan trọng, việc xử lý, tái tạo chất thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ là nguồn tài nguyên vô cùng lớn giúp cho việc phát triển kinh tế tuần hoàn của nền nông nghiệp sạch, hữu cơ của Thủ đô. Bên cạnh đó, việc tận dụng rác thải tái chế bằng công nghệ thân thiện với môi trường góp phần tạo ra sản phẩm hữu ích, bảo vệ môi trường và tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, để hạn chế rác thải gây ô nhiễm môi trường cần đồng bộ nỗ lực thu gom - phân loại – tái chế, tái sử dụng chất thải đến cơ chế chính sách khuyến khích những công nghệ “biến rác thải thành tài nguyên”. Bởi phân loại rác đúng còn góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lý rác thải…
Bà Nguyễn Hoàng Ánh, Phó Vụ trưởng Vụ quản lý chất lượng môi trường – Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết, khu vực xử lý rác thải hiện nay chưa có công nghệ đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đời sống của người dân, cho ổn định phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, cần sớm có những giải pháp đầu tư bài bản và công nghệ xử lý rác hiện đại, tuy nhiên, để các công nghệ xử lý đạt hiệu quả thì việc phân loại rác thải rất quan trọng.
“Luật Bảo vệ Môi trường dự thảo mới nhất hiện nay đang trình Quốc hội thì việc phân loại chất thải là bắt buộc chứ không còn là khuyến khích như trước đây. Bởi nếu không phân loại tốt thì không có giải pháp công nghệ nào có thể xử lý an toàn được. Không thể nói giải pháp công nghệ nào là an toàn tuyệt đối đối với môi trường được mà phải từ cộng đồng, từ người dân, từ ý thức phân loại, chuyển giao, tập kết để rác không còn tồn đọng trong các kênh, mương, cống rãnh, ao hồ... điều này phụ thuộc vào chính quyền địa phương các cấp”, bà Nguyễn Hoàng Ánh chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17