Ba Vì (Hà Nội): Cần tháo gỡ vướng mắc tại dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng

(LĐTĐ) Mặc dù đã được phê duyệt Quy hoạch chi tiết dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (huyện Ba Vì, Hà Nội) từ năm 2011, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn còn nhiều vướng mắc khiến công tác giải phóng mặt bằng chưa thể hoàn thành, khiến cuộc sống của hàng chục hộ dân ở 2 xã Phú Sơn, Thái Hòa (huyện Ba Vì) bị ảnh hưởng...
Ba Vì: Trao quà cho con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi Cử tri huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây kiến nghị cần có chính sách bình ổn giá vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp Công an huyện Ba Vì tuyên truyền pháp luật cho học sinh

Hơn chục năm chưa nhận được tiền đền bù

Qua tìm hiểu, dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 từ ngày 16/6/2011 tại Công văn số 2724/QĐ-UBND, với quy mô khoảng 203,18ha. Ngày 29/9/2016, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 5444/QĐ-UBND về việc điều chỉnh chủ đầu tư thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng theo quy hoạch dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ (giai đoạn 1) và dự án xây dựng thao trường huấn luyện mới cho Trường Trung cấp Kỹ thuật Công Binh phục vụ dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ…

Ngoài ra, theo Quyết định số 5444, UBND Thành phố giao Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội bàn giao cho UBND huyện Ba Vì toàn bộ các hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án; thực hiện thanh quyết toán các khoản kinh phí đã chi theo quy định hiện hành…

Ba Vì (Hà Nội): Cần tháo gỡ vướng mắc tại dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng
Dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng chậm bồi thường, giải phóng mặt bằng làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân

Ngày 5/10/2016, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng Công viên nghĩa trang Yên Kỳ (giai đoạn 1). Dự án do Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh (Công ty Bình Minh) làm chủ đầu tư. Dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2019; trong đó được phân làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 2016-2019; giai đoạn 2 từ 2018-2019.

Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó đến nay, tiến độ thi công hạ tầng dự án rất ì ạch khiến các hộ dân thuộc diện bị giải phóng mặt bằng đang sinh sống trong phạm vi dự án và các hộ dân đã nhận bồi thường, hỗ trợ bức xúc khi chứng kiến cảnh “bờ xôi ruộng mật” của mình bị thu hồi rồi bỏ hoang hóa. Không những thế, việc chủ đầu tư thi công dở dang cũng ảnh hướng lớn đến việc canh tác của các hộ dân chưa bị thu hồi đất bởi tình trạng ngập úng khi mưa lớn xảy ra...

Theo phản ánh của một số hộ dân tại thôn Phú Mỹ A (xã Phú Sơn, huyện Ba Vì), việc chậm triển khai dự án đã khiến cuộc sống của nhiều hộ gia đình tại thôn Phú Mỹ A hàng chục năm qua bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều hộ dân trong diện bị thu hồi đất mặc dù đã được kiểm đếm, lập kế hoạch bồi thường, hỗ trợ với số tiền lên đến hàng tỉ đồng, nhưng đến nay vẫn chưa được nhận được khoản tiền bồi thường giải phóng mặt bằng theo đúng thời gian, tiến độ thực hiện.

“Mặc dù người dân rất đồng thuận trong việc thực hiện chủ trương xây dựng dự án, chủ trương đầu tư của Nhà nước; nhưng hơn 10 năm qua, kể từ khi có dự án mở rộng Công viên nghĩa trang Yên Kỳ được phê duyệt, cuộc sống của gia đình đã bị đảo lộn do đất sản xuất bị thu hồi, trong khi chưa nhận được tiền đền bù, hỗ trợ.

Năm 2017, Công ty Bình Minh đã tự ý san lấp mặt bằng làm lụt úng, cây cối chết, nhà cửa chuồng trại đổ sập, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nặng nề. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị nhưng chính quyền và phía Công ty Bình Minh vẫn chưa giải quyết”, bà Trần Thị Mộc (85 tuổi), người dân thôn Phú Mỹ A chia sẻ.

Được biết, công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án trước đây do Trung tâm Phát triển quỹ đất, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, thực hiện. Từ năm 2017, công tác giải phóng mặt bằng được bàn giao lại cho UBND huyện Ba Vì tiếp tục triển khai. Tuy nhiên, đến nay công tác bàn giao vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Sớm tháo gỡ những khó khăn

Trao đổi với phóng viên, bà Trương Thị Thanh Tâm - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất Ba Vì, cho biết, hiện nay, dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) còn vướng mắc là do thời gian thực hiện dự án đã hết, chủ đầu tư chưa thực hiện xong công tác xin điều chỉnh thời gian thực hiện dự án. Nhiều mốc giới trên thực địa không còn; một số khu vực đã mất hiện trạng; hồ sơ bản đồ địa chính phục vụ công tác giải phóng mặt bằng thửa đất không đầy đủ, còn nhiều thiếu sót.

Ba Vì (Hà Nội): Cần tháo gỡ vướng mắc tại dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng
Nhiều hộ dân tại thôn Phú Mỹ A (xã Phú Sơn, huyện Ba Vì) chưa nhận được tiền bồi thường trong khi đó đất sản xuất bị ngập lụt không thể canh tác

Cùng đó, dự án kéo dài nên chế độ, chính sách bồi thường có nhiều thay đổi. Trong khi hồ sơ quản lý đất đai không đầy đủ nên việc xác nhận nguồn gốc đất gặp rất nhiều khó khăn. Dự án liên quan đến khoảng 90 hộ gia đình có đất ở và phải bố trí tái định cư, tuy nhiên hiện nay khu tái định cư vẫn chưa thực hiện xong (hiện huyện đang đề nghị UBND Thành phố gia hạn thời gian thực hiện dự án và xin bổ sung nguồn vốn để thực hiện dự án tái định cư).

Bà Tâm cũng cho biết, hiện 7,5ha đất liên quan đến Công ty chè Á Châu trên địa bàn xã Phú Sơn (diện tích đất nằm trong diện thu hồi của dự án) đã thông báo việc giải phóng mặt bằng, nhưng công ty không hợp tác, không nộp các hồ sơ liên quan để thực hiện. Trong khi đó, 24,5ha đất của các hộ dân thôn Phú Nhiêu không có giấy tờ sử dụng đất, hồ sơ quản lý đất đai tại địa phương không đầy đủ, UBND xã Phú Sơn đã xác nhận là đất nông nghiệp khó giao; Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội đã dự thảo phương án chế độ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với đất khó giao theo Quyết định 108/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố, tuy nhiên các hộ dân tại đây chưa đồng tình...

Nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên, UBND huyện Ba Vì đã có văn bản báo cáo UBND Thành phố, đồng thời đề nghị chủ đầu tư nhanh chóng thực hiện trách nhiệm của nhà đầu tư, trong đó có nhiệm vụ cung cấp bản đồ đo đạc địa chính 1/500 và các mốc giới. Cùng với đó, chủ đầu tư cần bố trí nguồn kinh phí để chi trả cho các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đã có quyết định thu hồi đất phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thuộc dự án mở rộng Công viên nghĩa trang Yên Kỳ.

UBND huyện Ba Vì cũng đã có văn bản đề nghị Công ty Bình Minh nhanh chóng thực hiện trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc bồi thường, hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi. Đồng thời, đề nghị Công ty phối hợp với UBND các xã Thái Hòa, Phú Sơn quản lý chặt quỹ đất đã giải phóng mặt bằng, tránh để các hộ gia đình cá nhân tái lấn chiếm sử dụng đất.

Cùng đó, UBND huyện Ba Vì đề nghị Công ty phối hợp với UBNB xã Thái Hòa, Phú Sơn xem xét những kiến nghị của nhân dân về những bất cập của dự án liên quan đến nghĩa trang thôn, đường dân sinh, ảnh hưởng thiệt hại đến tài sản của các hộ dân do quá trình thi công, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của các hộ dân trên cơ sở pháp luật...

Để giải quyết những tồn tại, vướng mắc tại dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng, đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu, xem xét đồng ý áp dụng các cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng , cũng như đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp và ổn định cuộc sống của người dân. Đồng thời, đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng đất và hoàn thành dự án theo đúng tiến độ.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động