Bài ca sâu lắng về “Thủ đô gió ngàn”

(LĐTĐ) “Hương Chè” - Đó là ca từ. Không, đầu tiên vẫn là bài thơ mới nhất của Thi sĩ- nhạc sĩ - Nhà báo Tào Khánh Hưng, viết về đất chè - nơi chốn vốn đã, đang là “danh bất hư truyền” của loài cây đặc sản ẩm thực (đồ uống) số 1 cả nước, cũng là “Thủ đô kháng chiến” - “Thủ đô gió ngàn” thời 9 năm đánh Pháp.
Thêm yêu mùa hoa Thủ đô qua "Hà Nội hoa tình" Hà Nội tình yêu trong tôi…

Sau vài lần nghe ca khúc “Hương Chè” qua giọng ca của nữ ca sĩ Hoài Phương - Giảng viên Khoa Thanh nhạc, Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương (Bộ GD&ĐT); thực sự đã lôi cuốn tôi bởi hai thứ cốt lõi nhất trong một bài hát - là “tứ thơ” kết hợp với “tứ nhạc” không thể nhuần nhị hơn, hay nói cách khác “như hình với bóng” của bài ca này. Sự ăn nhập đó, đúc thành “hình tượng âm nhạc” (tư duy trừu tượng của nhạc sĩ, thông qua cảm xúc thẩm mỹ để đến với người nghe) trong một tác phẩm âm nhạc vốn là sở trường của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Người nhạc sĩ tài hoa, trọn đời chỉ có thể phổ nhạc trên chính các ca từ do mình đặt - thực chất là những bài thơ độc lập do ông sáng tạo nên.

Bài ca sâu lắng về “Thủ đô gió ngàn”
Ảnh minh họa.

Thế nên, Trịnh Công Sơn gần như không phổ thơ người khác khi làm ca khúc. Trong cả kho tàng nhạc sĩ để lại (hiện chưa có thống kê chính xác về số tác phẩm), ước đoán không dưới 600 ca khúc; tuy nhiên số ca khúc của ông được công chúng biết đến rộng rãi đã là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Điều này lý giải được phần nào, tại sao tác phẩm để đời của những tác giả vừa là “thi” vừa là “nhạc”, luôn dễ dàng lay động hàng triệu người nghe, trở thành những bài ca “đi cùng năm tháng”.

Tào Khánh Hưng chưa và còn lâu nữa mới trở thành một tác gia âm nhạc. Nhưng con đường thơ - nhạc anh đang khai phá, bước đầu phải nói là khá thành công. Chỉ trong một thời gian ngắn, Thi - nhạc - nhà báo này đã có một chùm ca khúc đáng nể trọng: “Trường Sa yêu thương”, “Tự hào cô giáo trẻ”, “Về Hà Nam anh nhé”, “Cha ở đâu?”, “Mường Tè quê em”, “Tình người Hà Nội”…

Bài ca sâu lắng về “Thủ đô gió ngàn”
Nhà báo Lê Quang Vinh (bên trái) trao đổi với Phó TBT Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng về ý tưởng và nội dung ra đời ca khúc “Hương Chè’ - một tác phẩm âm nhạc sâu lắng về “Thủ đô gió ngàn”.

Nghề báo đã cho anh nhiều cơ hội của những chuyến đi đến với nhiều vùng miền trên đất nước. Ở đâu từng in dấu chân anh, cũng để lại nhiều ấn tượng được thể hiện khá sâu đậm trong các tác phẩm báo chí đăng ở báo trung ương lẫn địa phương. Tào Khánh Hưng đi để cảm nhận, nhập tâm; cũng là dịp để chắt lọc chất liệu cho những ca từ, hình ảnh thơ sau này trong các bài hát.

“Trường Sa yêu thương” là ca khúc viết ngay sau chuyến đi công tác hơn mười ngày trên quần đảo Trường Sa cùng Nhà giàn ĐK1 giữa đại dương. Cảm xúc từ lời ca đến nét nhạc trong đó thật dạt dào, lắng đọng, lại quá gần gũi với đời sống của người chiến sĩ Hải quân ngày đêm kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió trước sự rình rập của kẻ thù. Bài hát từng được vang lên trong một chương trình của Kênh truyền hình Quốc hội, thu hút hàng triệu người nghe, khẳng định chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam; gửi gắm đến các chiến sĩ Trường Sa, Hoàng Sa nỗi lòng tác giả cũng như mọi người dân Việt: những người lính biển khơi luôn trong trái tim đồng bào; đồng bào cả nước luôn hướng về Trường Sa, Hoàng Sa: “Trường Sa quần đảo linh thiêng/ Em biết không có máu xương bao người/ Em ơi ra đảo một lần/ Để lòng ta thấy thêm gần Trường Sa…”.

Bài hát “Cha ở đâu?”, là cảm xúc của Tào Khánh Hưng sau chuyến cùng TBT Báo Xây dựng Nguyễn Anh Dũng, TBT Tạp chí Hòa nhập Nguyễn Ngọc Quyết vào Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 ở Quảng trị trong dịp tháng 7/2019. Tại đây, hơn 2 ngày Phó TBT Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng cùng đoàn công tác đã dâng hương hoa, lễ vật tri ân các Anh hùng - Liệt sĩ, tặng quà bà con một số xã ở huyện Hướng Hoá; thăm những địa danh nổi tiếng như Tà Cơn, Khe Sanh, Làng vây, Thành cổ Quảng trị. Sau chuyến đi, Tào Khánh Hưng viết bài thơ “Cha ở đâu?”, kịp gửi đi tham dự cuộc thi sáng tác thơ với chủ đề “Tri ân chiến sĩ” do Trung tâm thơ ca Việt Nam tổ chức.

Bài ca sâu lắng về “Thủ đô gió ngàn”

Bài thơ có những câu khi đọc lên, khiến lay lắt cả cõi lòng: “Tiếng con gọi cha trời đất cũng rưng rưng/ Nghĩa trang Trường Sơn hào quang sáng bừng hàng mộ/ Con thắp nén hương thơm, hương chia đều theo gió/ Vòng hoa con dâng linh hồn cha bay cao, trường tồn”.

Không ngẫu nhiên, bài thơ “Cha ở đâu? ” đã vượt lên gần một nghìn bài thơ khác để đoạt giải Ba. Tứ thơ là cả câu chuyện có thật về người cha liệt sĩ của chính vợ mình; cộng hưởng cùng cảm xúc khi chứng kiến hàng hàng lớp lớp các ngôi mộ vô danh (chưa biết tên) tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9 đang hiện hữu trước mắt tác giả.

Bài thơ sau vài ngày ra đời, được Tào Khánh Hưng phổ thành ca khúc cùng tên. Nó cũng lập tức được tuyển chọn để trình diễn trong chương trình đặc biệt “Những ca khúc bất hủ đi cùng năm tháng”, phát sóng lúc 9 giờ đến 9 giờ 30 phút sáng ngày 27/7/2021 - đúng dịp Kỷ niệm 74 năm “Ngày Thương binh - Liệt sĩ” trên sóng VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam).

Sự kiện âm nhạc đặc biệt này có tất cả 5 ca khúc, thì “Cha ở đâu?” là ca khúc mới toanh, vinh dự được cất lên cùng giọng ca opera của ca sĩ Tường Lâm (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam), bên cạnh 4 ca khúc đã rất nổi tiếng suốt mấy chục năm nay, gồm: “Màu hoa đỏ” (của nhạc sĩ Thuận Yến), “Cỏ non thanh cổ” (của nhạc sĩ Tân Huyền), “Bài ca không quên” (của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn), “Miền Xa thẳm” (của nhạc sĩ Đức Trịnh).

Bài ca sâu lắng về “Thủ đô gió ngàn”
Ảnh minh họa.

Rồi một ca khúc khác, “Về Hà Nam anh nhé!”. Với ca từ giản dị, chất nhạc chủ đạo là dân ca đồng bằng Bắc bộ mượt mà, sâu lắng; bài hát đã giới thiệu với nhân dân cả nước quê hương nhà cách mạng tiền bối Nguyễn Hữu Tiến - người con của mảnh đất truyền thống Núi Đọi, Sông Châu (Duy Tiên, Hà Nam) - tác giả Quốc kỳ nước ta (người vẽ lá cờ Tổ quốc). Bài hát được hát vang trong chương trình ca nhạc đặc biệt của Đài tiếng nói Việt Nam chào mừng Khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (sáng 26/1/2021 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội). Chương trình phát sóng trước 1 ngày, lúc 11h 30 phút trưa ngày 25/1/ 2021.

Trở lại bài thơ - lời ca khúc “Hương Chè”.

Mở đầu là những câu thơ hào sảng nhưng không kém phần trữ tình thường thấy trong các trường ca viết về đất nước - đề tài rộng lớn, trùm lên cả những giai đoạn lịch sử: “Câu hát then, tiếng đàn tính/ Đưa anh về - về quê em bát ngát đồi chè”; “Dòng sông Công mơ màng, con đò ai đứng đợi/ Núi Cốc chung tình vời vợi chờ mong”...

Khổ thơ tiếp theo, vẫn trên nền của tinh thần niềm tự hào vùng đất “danh bất hư truyền” về cây chè, nhưng được đẩy lên cao trào mang tính thời đại - thứ mà trong truyền thống, dù đã rất đẹp rồi (“Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi/ Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt/ Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát/ Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…” - bài thơ “Ta đi tới” của Tố Hữu); nhưng chưa bao giờ có: “Thành phố lung linh ánh thép rực hồng/ Nhà máy vào ca xanh màu xanh áo thợ/ Núi rừng trập trùng nhớ chiến khu xưa/ Còn in bóng Bác Thủ đô gió ngàn”.

(Tác giả cực kỳ khôn khéo, khi đang cao hứng miêu tả hiện thực ập ùa trong trái tim, thì lập tức gợi lại trọng trách đặc biệt được lịch sử giao phó của quê hương Thái Nguyên đã từng là trái tim của chiến khu Việt Bắc - vinh dự không một miền quê nào có: “Núi rừng trập trùng nhớ chiến khu xưa/ Còn in bóng Bác Thủ đô gió ngàn”).

“Anh qua sông Cầu dạt dào câu hát

Khúc dân ca lời khoan nhặt ngọt ngào

Thái Nguyên ơi… thơm, ngọt hương chè

Câu sli, câu hát lượn mời người về thăm

Thái Nguyên ơi... thấp thoáng bóng áo chàm

Xanh ngát đồi chè, xanh nương lúa, nương ngô

Nón lá nghiêng nghiêng tay em nâng búp chè

Đón anh về, về Thái Nguyên quê hương em”.

Đây là hai khổ thơ hay nhất, trữ tình nhất, đáng yêu nhất khó có thể viết hay hơn về Thái Nguyên - “Thủ đô gió ngàn” của “thì hiện tại”.

Có lẽ bài thơ và sau đó là nét nhạc vừa trữ tình vừa hào sảng, lại rất sâu lắng của nhạc phẩm, Tào Khánh Hưng đã “đo ván” các Ban biên tập âm nhạc Đài phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh cũng như trung ương, để bài hát ngay sau khi ra đời chỉ vài ngày, đã được phủ sóng toàn quốc - thời điểm cả nước chuẩn bị mừng Quốc khánh 2/9 lần thứ 76 (2/9/1945 - 2/9/2021) trong hoàn cảnh toàn Đảng toàn dân quyết tâm cao nhất, bằng mọi giá khống chế - kiểm soát dịch ngay trong tháng 9 này - tháng từng mở đầu kỷ nguyên mới của đất nước, Tổ quốc Việt Nam thân yêu cách đây hơn 3/4 thế kỷ./.

Lê Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

(LĐTĐ) Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là đối với loại hình nhà ở nhiều tầng, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. Để hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ và xây dựng các giải pháp phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do cháy nổ gây ra, nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố đã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện mở lối thoát hiểm thứ 2.
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

(LĐTĐ) Việt Nam tự hào với một hệ thống các di sản văn hóa truyền thống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Thông qua các công trình kiến trúc và không gian cộng đồng, những dấu ấn văn hóa và tâm thức dân tộc được thể hiện một cách sinh động.
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Vấn đề tăng thuế với mặt hàng thuốc lá đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Dưới góc độ của cơ quan chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, sử dụng thuốc lá được WHO đánh giá là nguyên nhân gây nên 28 nhóm bệnh...
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với việc tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế như triển khai cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trên cơ sở “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, gắn với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng số… theo một số chuyên gia chúng ta đồng thời cũng phải thực hiện cuộc “cách mạng” về giáo dục - đào tạo.
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

(LĐTĐ) Việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ, không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm, mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất. Hiệu quả này đã được ghi nhận từ thực tế công tác phối hợp giữa các doanh nghiệp với cơ sở GDNN trên địa bàn Thủ đô trong thời gian qua.
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) LTS: Hà Nội đang sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển hướng tới “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, sớm trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao… Hơn khi nào hết, việc nêu gương đi đầu trong cán bộ đảng viên; việc áp dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào trong mỗi hoạt động sẽ là kim chỉ nam cho Hà Nội trên hành trình phát triển mới.

Tin khác

Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

(LĐTĐ) Việt Nam tự hào với một hệ thống các di sản văn hóa truyền thống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Thông qua các công trình kiến trúc và không gian cộng đồng, những dấu ấn văn hóa và tâm thức dân tộc được thể hiện một cách sinh động.
Khói bếp chiều đông

Khói bếp chiều đông

(LĐTĐ) Chiều đông. Gió lạnh tràn về, xuyên qua từng tán lá, len lỏi qua khung cửa sổ cũ kỹ, và lùa vào lòng người những cơn gió buốt thấu. Trong cái lạnh se sắt và khắc nghiệt ấy, có một thứ ấm áp luôn len lỏi, sưởi ấm lòng tôi: khói bếp.
Trải nghiệm độc đáo với robot nấu phở tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024

Trải nghiệm độc đáo với robot nấu phở tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa chính thức công bố thông tin chi tiết về Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024. Với chủ đề ấn tượng "Hà Nội kết nối năm châu", lễ hội không chỉ là nơi hội tụ của tinh hoa ẩm thực mà còn là cầu nối văn hóa đặc sắc giữa Thủ đô với bạn bè quốc tế.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động