ASEAN nỗ lực ứng phó với những vấn đề chưa từng có tiền lệ

(LĐTĐ) Năm 2021, ASEAN đứng trước nhiều khó khăn chưa từng gặp phải như dịch bệnh Covid-19 phức tạp, cạnh tranh nước lớn gay gắt, bất ổn nội bộ ở Myanmar và hậu quả là những thách thức to lớn khiến ASEAN phải “căng mình” chống đỡ. Từ thực tế đó, ASEAN đã có nhiều nỗ lực để ứng phó với tình hình.
Thủ tướng nêu 3 ưu tiên cần thúc đẩy trong hợp tác tiểu vùng ASEAN Khai mạc ASSA lần thứ 38 với chủ đề "Bảo trợ xã hội trước những thách thức từ số hóa và bất ổn về kinh tế " Việt Nam tiếp tục vun đắp quan hệ ASEAN - Trung Quốc phát triển đúng tầm đối tác chiến lược toàn diện

Thông tin với báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam cho rằng, năm qua, ASEAN đứng trước nhiều khó khăn, trong đó có những khó khăn chưa từng gặp phải. Dịch bệnh Covid-19 phức tạp, cạnh tranh nước lớn gay gắt, bất ổn nội bộ ở Myanmar và hậu quả là những thách thức to lớn khiến ASEAN phải “căng mình” chống đỡ. Bên cạnh đó, cùng với cộng đồng quốc tế, ASEAN còn phải ứng phó với những vấn đề cố hữu như thách thức an ninh phi truyền thống, suy giảm kinh tế do dịch bệnh, khoảng cách giàu nghèo mở rộng, suy thoái môi trường gia tăng…

Trên nền bức tranh khu vực và quốc tế bất thường và đầy biến động này, ASEAN đã có nhiều nỗ lực để ứng phó với tình hình.

ASEAN nỗ lực ứng phó với những vấn đề chưa từng có tiền lệ
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam (Ảnh: BNG)

Trong ứng phó với dịch Covid-19 và phục hồi khu vực, các nước ASEAN cùng bình tĩnh, phối hợp với nhau về chính sách, chia sẻ kinh nghiệm, bảo hộ công dân của nhau. Các nước ASEAN cố gắng cùng nhau và cùng các đối tác bên ngoài không để đứt mạch chuỗi cung ứng hàng hóa, đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu. ASEAN cũng đã thu hút được sự hỗ trợ của các đối tác bên ngoài, nhất là trong việc cung cấp vắc xin, vật tư y tế.

Song song với đó, ASEAN vẫn tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng Cộng đồng. Nổi lên là hơn 90% các Kế hoạch tổng thể đã và đang được triển khai trên tất cả các trụ cột cộng đồng, mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân các nước thành viên.

Vị thế trung tâm của ASEAN trong khu vực được khẳng định thông qua các mối quan hệ của Hiệp hội với các đối tác. Điều này thể hiện qua việc ASEAN nâng cấp và mở rộng quan hệ với một loạt đối tác, trong đó có cả những nước lớn. Cụ thể, Vương quốc Anh trở thành đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN; Quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN - Trung Quốc và ASEAN - Australia được nâng cấp lên thành đối tác chiến lược toàn diện.

Biển Đông vẫn là mối quan tâm của các nước với mục tiêu gìn giữ hòa bình, ổn định tại khu vực. Trong năm, trước diễn biến phức tạp trên Biển Đông, gây nguy cơ mất ổn định, đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực, ASEAN vẫn kiên trì lập trường, nguyên tắc của mình, thể hiện quyết tâm xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình và hợp tác thông qua kiềm chế, thượng tôn pháp luật, xây dựng lòng tin và bảo vệ môi trường; khắc phục khó khăn do dịch bệnh Covid-19 để tiếp tục tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Đối với tình hình Myannar, ASEAN kiên định nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ của các nước, đồng thời xác định, với tư cách là một cộng đồng, ASEAN phải giữ vai trò trung tâm, các thành viên ASEAN phải cố gắng giúp đỡ lẫn nhau, quan tâm, hỗ trợ Myanmar giải quyết khó khăn, sớm khôi phục lại tình trạng bình thường.

ASEAN nỗ lực ứng phó với những vấn đề chưa từng có tiền lệ
Hội nghị quan chức cao cấp (SOM) ASEAN được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 05/01/2022.

Trên tinh thần đó, trong năm qua, bất chấp đại dịch Covid-19, các nhà lãnh đạo của ASEAN đã họp trực tiếp và thống nhất được Đồng thuận năm điểm của ASEAN về cuộc khủng hoảng ở Myanmar; hỗ trợ nhân đạo kịp thời cho người dân Myanmar ứng phó đại dịch Covid-19. Tuy nhiên việc triển khai nỗ lực của ASEAN trong vấn đề Myanmar còn nhiều phức tạp, cho nên tiến triển còn chậm và sẽ tiếp tục là một thách thức lớn cho ASEAN trong năm 2022.

Chia sẻ về những dấu ấn của Việt Nam trong ASEAN trong năm qua, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho biết, năm 2020, Covid-19 bùng nổ, gây ra nhiều xáo trộn và thách thức rất lớn đối với khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đó, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam vẫn “chèo lái con thuyền” ASEAN vững vàng, duy trì được các hoạt động của ASEAN thông qua hình thức trực tuyến và thúc đẩy bình thường tiến trình xây dựng cộng đồng. Nền tảng của năm ASEAN 2020 đã tạo tiền đề cho nhiều hoạt động của ASEAN trong 2021.

Bước sang năm 2021, những kết quả của năm ASEAN 2020 được duy trì, những sáng kiến do Việt Nam đề xuất trong năm làm Chủ tịch liên quan đến cộng đồng cũng như phòng, chống đại dịch Covid-19 tiếp tục được đẩy lên và triển khai. Như đã đề cập, có những sáng kiến đưa ra từ năm 2020 như Xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, đánh giá triển khai Hiến chương, Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19 đều ghi nhận những tiến triển đáng chú ý.

Ngoài ra, một nội dung khác cũng được Việt Nam đưa vào trao đổi trong ASEAN là việc thúc đẩy phát triển tiểu vùng trong khu vực. Việt Nam đã tổ chức thành công Diễn đàn Cấp cao ASEAN về Hợp tác tiểu vùng vì Phát triển bền vững và Tăng trưởng bao trùm cuối tháng 11/2021, góp phần vào những nỗ lực của ASEAN trong thu hẹp khoảng cách phát triển, làm vững chắc hơn vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình khu vực.

Bên cạnh đó, trước những diễn biến phức tạp tại Myanmar, thời gian qua, Việt Nam đã tích cực phối hợp cùng các nước ASEAN tham gia hỗ trợ tìm giải pháp, kêu gọi kiềm chế, đối thoại và hòa giải; nêu những sáng kiến và đóng góp vào việc hình thành Đồng thuận năm điểm của ASEAN về cuộc khủng hoảng ở Myanmar, xác định đặc phái viên của ASEAN nhằm đưa tình hình trở lại bình thường vì lợi ích của nhân dân Myanmar cũng như vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

Việt Nam cũng phối hợp lập trường với các nước ASEAN về các vấn đề khu vực và quốc tế quan trọng để đảm bảo giữ vững lập trường độc lập của ASEAN, phát huy vai trò và các quan điểm của ASEAN trước các xu thế mới trong khu vực. Có thể khẳng định, nỗ lực của Việt Nam vẫn được các nước thành viên trong ASEAN cũng như các đối tác của ASEAN tôn trọng và đánh giá tốt.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lối đi nào cho Hãng phim truyện Việt Nam?

Lối đi nào cho Hãng phim truyện Việt Nam?

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ quý I và nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhiều vấn đề nóng ...
Tiền có mua được sức khỏe?

Tiền có mua được sức khỏe?

(LĐTĐ) Đêm trong bệnh viện thật tĩnh lặng. Chỉ có tiếng “tít tít” của các thiết bị y tế trợ giúp người bệnh, tiếng trao đổi nho nhỏ của bác sĩ, ...
Chạm mây trên đỉnh Nhìu Cồ San

Chạm mây trên đỉnh Nhìu Cồ San

(LĐTĐ) Vài năm trở lại đây, Nhìu Cồ San - ngọn núi cao thứ 9 tại Việt Nam trở thành điểm đến thu hút du khách đam mê chinh phục. “Cuối ...
Hơn một tháng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị: Kiên trì giữ vỉa hè văn minh

Hơn một tháng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị: Kiên trì giữ vỉa hè văn minh

(LĐTĐ) Sau hơn một tháng toàn Thành phố ra quân triển khai thiết lập trật tự đô thị, nhìn chung đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để ...
Để trẻ em không mắc bệnh lao: Tiêm vắc xin là cách phòng tốt nhất

Để trẻ em không mắc bệnh lao: Tiêm vắc xin là cách phòng tốt nhất

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, hiện nhiều trẻ em mắc lao nhưng không được phát hiện kịp thời. Trong khi, nguy cơ biến chứng của bệnh lao không được ...
Thủ tướng yêu cầu rà soát các dự án bất động sản, chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu rà soát các dự án bất động sản, chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động, chủ trì, phối hợp chặt chẽ với nhau, ...
Quyết liệt xử lý việc chậm đóng BHXH

Quyết liệt xử lý việc chậm đóng BHXH

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, một trong những điểm mới của công tác thanh tra liên ngành đối với đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã ...

Tin khác

Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông - châu Phi

Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông - châu Phi

(LĐTĐ) Với truyền thống hữu nghị tốt đẹp, sự tin tưởng lẫn nhau và cùng chung khát vọng về độc lập, tự chủ, phát triển bền vững, Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi còn nhiều dư địa và tiềm năng để tạo thêm động lực mới, đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và khu vực đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.
Việt Nam sẵn sàng tham gia vào công cuộc tái thiết tại các vùng bị ảnh hưởng bởi động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Việt Nam sẵn sàng tham gia vào công cuộc tái thiết tại các vùng bị ảnh hưởng bởi động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

(LĐTĐ) Ngày 17/2, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Haldun Tekneci.
Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp 200.000 USD cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để khắc phục hậu quả động đất

Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp 200.000 USD cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để khắc phục hậu quả động đất

(LĐTĐ) Ngày 14/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có thư thăm hỏi gửi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, thông báo Việt Nam sẽ hỗ trợ khẩn cấp mỗi nước 100.000 USD để góp phần khắc phục hậu quả của trận động đất ngày 6/2.
Đã có hơn 21.000 người thiệt mạng do động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Đã có hơn 21.000 người thiệt mạng do động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Tính đến 4h03 ngày 10/2, số nạn nhân thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ là 17.674 người và ở Syria là 3.377 người, nâng tổng số người thiệt mạng trong vụ động đất lên tới 21.051 người.
Hơn 1.200 ca tử vong trong đợt bùng dịch tả nghiêm trọng nhất ở Malawi

Hơn 1.200 ca tử vong trong đợt bùng dịch tả nghiêm trọng nhất ở Malawi

Malawi đang phải ứng phó với đợt bùng phát dịch tả trầm trọng nhất từ trước tới nay khi ghi nhận gần 37.000 ca nhiễm bệnh kể từ tháng Ba năm ngoái.
Sẵn sàng bảo hộ công dân Viêt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Sẵn sàng bảo hộ công dân Viêt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

(LĐTĐ) Thông tin tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao diễn ra chiều 9/2, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết, Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria tiếp tục chủ động, tích cực theo dõi sát sự việc, cũng như sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo vệ công dân khi cần thiết.
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ: Số nạn nhân thiệt mạng đã hơn 12.000 người

Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ: Số nạn nhân thiệt mạng đã hơn 12.000 người

Theo số liệu thống kê tính đến thời điểm này, số người thiệt mạng trong trận động đất kinh hoàng vừa qua ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ và miền Bắc Syria đã vượt quá 12.000 người.
Số nạn nhân thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vượt quá 7.800 người

Số nạn nhân thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vượt quá 7.800 người

Hơn 7.800 người tại Thổ Nhỹ Kỳ và Syria đã thiệt mạng sau trận động đất kinh hoàng và số nạn nhân được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng lên khi độ lớn của thảm họa này trở nên rõ ràng hơn.
Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: LHQ triển khai hỗ trợ khẩn cấp

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: LHQ triển khai hỗ trợ khẩn cấp

Theo số liệu cập nhật tới sáng 7/2 do Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ công bố, số người thiệt mạng do động đất tại cả nước này và Syria đã lên tới 3.823 người, trong khi gần 14.500 người bị thương.
Hạ viện Mỹ cấm ứng dụng TikTok trên tất cả các thiết bị được quản lý

Hạ viện Mỹ cấm ứng dụng TikTok trên tất cả các thiết bị được quản lý

Ủy ban Hành chính thuộc Hạ viện Mỹ vừa thông báo cấm cài đặt ứng dụng phát video ngắn TikTok - trên tất cả các thiết bị do Hạ viện Mỹ quản lý.
Xem thêm
Phiên bản di động