An toàn số cho Nhà báo
Nhà báo cần làm gì để giữ an toàn tác nghiệp trong môi trường số? | |
Nhà báo nữ - ngoài niềm đam mê là nỗ lực làm việc gấp đôi, gấp ba | |
Nhà báo Hồ Quang Lợi: "Báo chí không được theo đuôi mạng xã hội" |
Công nghệ điện tử, công nghệ thông tin vừa là một cuộc cách mạng của nhân loại, vừa đặt ra nhiều thách thức về an toàn dữ liệu, an toàn thông tin đối với người sử dụng.
Theo Thống kê thường niên 2017 của Kaspersky Lab, Việt Nam đứng đầu trong danh sách có nguy cơ bị lây nhiễm mã độc cục bộ, đứng thứ ba trong danh sách các quốc gia bị tấn công vào lỗ hổng mật mã hóa, đứng thứ 6 trong danh sách các quốc gia có nguy cơ bị lây nhiễm mã độc trực tuyến.
Trong bối cảnh đó, vấn đề an toàn tác nghiệp trong môi trường số càng trở nên quan trọng đối với các nhà báo. Trong thời đại báo chí đa phương tiện, đặc biệt là với báo chí điện tử, thì dữ liệu, thông tin số vừa là tư liệu, vừa là sản phẩm, tài sản chủ yếu của báo chí; mặt khác, ngành báo chí không thuộc lĩnh vực khoa học - công nghệ nên kiến thức, kỹ năng về an toàn số của nhà báo, phóng viên còn nhiều hạn chế.
Trên thế giới đã có rất nhiều tổ chức, trường đào tạo báo chí, các tổ chức xã hội về báo chí nghiên cứu sâu và có chương trình, hành động cụ thể để tăng cường an toàn tác nghiệp báo chí thì ở Việt Nam, câu chuyện an toàn tác nghiệp báo chí vẫn chưa được đặt ra một cách toàn diện.
Hội thảo tập trung thảo luận nhằm nhận diện và làm rõ các nguy cơ ảnh hưởng đến nhà báo khi hoạt động trong môi trường số. Từ việc nhận diện nguy cơ, hội thảo hướng tới tìm ra các giải pháp phòng chống, khắc phục và xử lý vấn đề, đồng thời chia sẻ những kiến thức, kỹ năng cơ bản góp phần tăng cường an toàn tác nghiệp cho nhà báo trong môi trường số.
Toàn cảnh buổi hội thảo (Nguồn: BTC) |
Nói về các nguy cơ tác động tới nhà báo từ môi trường số, nhà báo Nguyễn Bá (Phó TBT báo điện tử Infonet) nhấn mạnh việc các nhà báo, phóng viên gặp rất nhiều nguy cơ mất an toàn số khi tham gia các hoạt động trên mạng xã hội (chủ yếu là Facebook).
Minh chứng cho nguy cơ mất an toàn khi tham gia các hoạt động trên mạng xã hội, nhà báo Trương Châu Hữu Danh và Hoàng Thiên Nga đã chia sẻ những câu chuyện thực tế của bản thân khi tài khoản Facebook bị tấn công, giả mạo rất nhiều lần, gây ra nhiều thiệt hại về uy tín.
Bà Hoàng Thiên Nga cho biết, bà đã bị nhiều đối tượng có hành vi vu khống, tấn công, bôi nhọ trên Facebook, Youtube vì lý do liên quan đến hoạt động báo chí của bà.
Chia sẻ câu chuyện an toàn số cho nhà báo ở Hoa Kỳ, TS Terry F.Buss trình bày nội dung "Thách thức từ Fake News". TS F.Buss cho biết, trong thực tế, có những trường hợp nhà báo dùng “fake news” – tin giả khi tác nghiệp. Việc này khiến nhà báo gặp các nguy cơ: Mất uy tín, bị cho thôi việc, kết quả thông tin đạt được trái với mong muốn ban đầu, làm suy giảm sự dân chủ.
Sau khi nhận diện các nguy cơ, những người tham gia đã chia sẻ, thảo luận về các giải pháp đảm bảo an toàn khi hoạt động trong môi trường số bằng nhiều câu chuyện, bài học thực tế.
Theo ông Ngô Văn Tráng (Giám đốc Công nghệ Nội dung, Công ty CP VCCorp), báo chí chính là đối tượng bị tấn công nhiều nhất trong môi trường số ở Việt Nam. Nhiều trang thông tin, báo chí ở Việt Nam đã từng bị tấn công, chiếm quyền kiểm soát bằng cách tấn công đội ngũ phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn qua gửi mã độc, âm thầm chiếm hệ thống quản trị nội dung…
Ông Lê Nguyên Khang (Trưởng phòng An toàn thông tin, Công ty CP VCCorp) cho biết, các máy tính và điện thoại di động của người dùng ở Việt Nam – trong đó có nhiều phóng viên, nhà báo – rất dễ dàng bị hacker tấn công, xâm nhập, chiếm quyền kiểm soát.
Nói về giải pháp đảm bảo an toàn khi hoạt động trong môi trường số, ông Khang cho rằng, các phóng viên, nhà báo tuyệt đối không nên cài đặt và sử dụng các phần mềm lạ, không an toàn. Cùng với đó, người dùng nên đặt mật khẩu cho những tài liệu quan trọng khi lưu trữ.
Ông Nguyễn Hòa Văn (Đại diện Hội Nhà báo Việt Nam) cho rằng: “Cần đưa ra những tài liệu hướng dẫn, cảnh báo để nhà báo tránh được những nguy cơ đe dọa an toàn trong môi trường số. Bên cạnh đó, cần có thêm các nghiên cứu sâu về vấn đề này”.
Những vấn đề đặt ra tại hội thảo như một sự cảnh tỉnh về ý thức tự bảo vệ của nhà báo khi hoạt động trong môi trường số, từ đó tìm ra và áp dụng những biện pháp phòng ngừa các nguy cơ mất an toàn số.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (27/12): Giá xăng dầu thế giới và trong nước giảm
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 27/12: Không khí lạnh tăng cường, có mưa nhỏ nhiều nơi
Công đoàn HANDICO hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
Những trường hợp được miễn thi tất cả các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
Phần lớn người Việt quan tâm đến chế độ ăn uống lành mạnh
8 nhóm điểm mới cơ bản, trọng tâm của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm chuyên đề dành cho bộ đội xuất ngũ
Tin khác
Quận Thanh Xuân công bố sáp nhập 4 phường Kim Giang và Hạ Đình, Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam
Sự kiện 26/12/2024 20:36
TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW
Sự kiện 25/12/2024 10:39
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 là 1,44%
Sự kiện 25/12/2024 10:35
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45