40 năm chuyến bay vào vũ trụ của phi công Trung tướng Phạm Tuân
Những tiến bộ trong công nghệ vệ tinh | |
Nữ khoa học trẻ và thành tựu vệ tinh "made in Viet Nam" |
Đêm ngày 27/12/1972, phi công Phạm Tuân, Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371 sử dụng máy bay MiG-21 đã bắn rơi một chiếc B-52 trên bầu trời Sơn La, trở thành người đầu tiên bắn hạ được máy bay B-52 của không quân Mỹ từ trên không và trở về an toàn. Nhờ có thành tích này, vào năm 1977, Phạm Tuân là một trong hai phi công Việt Nam được lựa chọn cử đi học bay vũ trụ tại Học viện Không quân Gagarin của Liên Xô. Người được chọn cùng với ông là phi công dự phòng Bùi Thanh Liêm – người sẽ thay thế Phạm Tuân trong trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ.
Hai phi hành gia Gorbatko và Phạm Tuân vào ngày 23/7/1980, tại sân bay vũ trụ Bakonur ở Kazakhstan trước khi bay vào vũ trụ bằng phi thuyền Soyuz 37. Ảnh: Tư liệu. |
Đúng ngày này cách đây 40 năm, ngày 23/7/1980, Phạm Tuân đã được lựa chọn cùng nhà du hành vũ trụ Liên Xô Viktor Vassilyevich Gorbatko thực hiện chuyến bay vào vũ trụ trên tàu Liên hợp 37. Đây là chuyến bay nằm trong chương trình hợp tác vũ trụ quốc tế Intercosmos Liên Xô – Việt Nam. Qua đó nhằm hiện thực hóa mong muốn đưa người Việt Nam đầu tiên, đồng thời là người Châu Á đầu tiên vào vũ trụ. Bên cạnh đó, chuyến du hành vũ trụ này còn có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc đạt được các thành tựu khoa học vũ trụ thông qua việc quan sát và chụp ảnh trái đất, tiến hành các thí nghiệm trong suốt những ngày làm việc của phi hành gia trên quỹ đạo.
Bộ sưu tập báo đưa tin về sự kiện lịch sử (Từ tư liệu tại Bảo tàng Phòng không không quân) |
Phạm Tuân trở thành người Việt Nam, người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ. Ông đại diện cho thế hệ thanh niên Việt Nam thực hiện được mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Trong quá trình đào tạo, Liên Xô (Liên bang Nga ngày nay) đã ưu tiên tài trợ toàn bộ kinh phí cũng như cử những phi công giàu kinh nghiệm, huấn luyện với đội bay trong lúc tập luyện bổ trợ và bay chính thức.
Trong cuộc gặp gỡ tại Hà Nội mới đây, Anh hùng phi công, Trung tướng Phạm Tuân cho biết: “Chúng tôi đã lựa chọn những vật phẩm mang vào vũ trụ là: nắm đất ở Ba Đình, lá cờ Tổ quốc, cờ Đảng, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ảnh đồng chí Lê Duẩn, Tuyên ngôn độc lập, Di chúc của Bác... Nó là thông điệp nói với bạn bè khắp năm châu rằng, ngọn cờ của Việt Nam đã có trong vũ trụ, tên Việt Nam được in vào bản đồ vũ trụ quốc tế. Qua đó chứng minh rằng người Việt Nam không những chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà với sự giúp đỡ của bạn bè Liên Xô, Việt Nam hoàn toàn có khả năng làm tốt trong cả các lĩnh vực khoa học công nghệ.
Một số hiện vật được phi công Phạm Tuân mang vào vũ trụ |
Chuyến bay đầu tiên này cũng là cơ sở ban đầu cho sự hợp tác về khoa học-công nghệ trong lĩnh vực vũ trụ của các nhà khoa học Việt Nam. Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Vichtor Vaxilievich Gorbatko tuy không còn nữa, nhưng tình bạn giữa ông và nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân, giữa Việt Nam - Liên Xô và Liên bang Nga ngày nay vẫn luôn sống mãi trong lòng người dân mỗi nước.
Một bức ảnh đẹp về tình bạn giữa quân nhân Liên Xô Viktor Gorbatko và Anh hùng phi công Phạm Tuân. Gorbatko có 3 lần bay vào vũ trụ, vào các năm 1969, 1977 và 1980. Ảnh: Wikiwand. |
Chuyến bay đã trở thành sự kiện lịch sử trong đời sống nhân dân hai nước, ghi một mốc son mới vào sự phát triển tình hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Liên Xô trước đây, cũng như Việt Nam - Liên bang Nga ngày nay. Chuyến bay đầu tiên này cũng là cơ sở ban đầu cho sự hợp tác về khoa học - công nghệ trong lĩnh vực vũ trụ của các nhà khoa học Việt Nam.
Anh hùng phi công Phạm Tuân (người mặc quân phục đứng giữa) cùng các bạn Nga và Việt Nam tại cuộc gặp gỡ nhân kỷ niệm 40 năm chuyến bay vào vũ trụ. |
Qua nhiều khó khăn, thử thách, tình hữu nghị truyền thống Việt Nam - Liên bang Nga vẫn không hề thay đổi, nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự ủng hộ, giúp đỡ chí nghĩa, chí tình và hiệu quả của nhân dân Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay đã dành cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước Việt Nam trong suốt mấy chục năm. Ngày nay, Việt Nam và Liên bang Nga đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Tình hữu nghị truyền thống Việt-Nga ngày càng được tăng cường, bao gồm cả hợp tác trong lĩnh vực vũ trụ giữa hai nước.
Tại buổi gặp gỡ nhân kỷ niệm 40 năm chuyến bay vào vũ trụ của Anh hùng phi công Phạm Tuân và nhà du hành vũ trụ Liên Xô Vichtor Vaxilievich Gorbatko mới đây ở Hà Nội, Tham tán Công sứ Đại sứ quán Nga tại Việt Nam ông V.V.Bublikov khẳng định: “Ngày 23/7 là một ngày lễ thực sự trong quan hệ Nga-Việt. Đây là một sự kiện có quy mô tầm thế giới và là niềm tự hào vô tận của nhân dân hai nước"./.
Theo Minh Phương/vov.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32