4 loại béo bụng phổ biến, nguyên nhân và cách khắc phục
![]() | Người bị béo phì nên ăn nhạt |
![]() | Ăn sáng công nghiệp: Béo phì trong thiếu chất |
![]() | Hại sức khỏe vì ăn khoai tây sai cách |
![]() | Phẫu thuật giảm béo, lợi và hại |
![]() | 5 lợi ích không ngờ của việc đi bộ mà bạn chưa biết |
![]() |
Béo bụng do mãn kinh
Trước khi mãn kinh, nhiều phụ nữ bị thừa cân ở hông và đùi. Nhưng khi mãn kinh, hàm lượng estrogen giảm mạnh và ngay cả người phụ nữ có thân hình quả lê trước đây cũng có thể chuyển thành “eo bánh mì” Trong khi đó, testosteron cũng giảm. Khi testosteron giảm, bạn bị mất khối cơ. Điều này sẽ làm chậm chuyển hóa, nghĩa là sẽ rất khó để xử lý carbohydrat đơn giản và dẫn tới tích trữ mỡ.
Một lý do khác khiến mãn kinh có thể gây béo bụng là khi hoóc-môn thay đổi, giấc ngủ của bạn cũng thay đổi theo. Điều này khiến các tế bào chất béo kích hoạt cortisol, một hoóc-môn stress dẫn tới tích tụ mỡ ở bụng.
Để có bụng phẳng ở độ tuổi 50, các chuyên gia khuyên bạn nên bỏ qua các bài tập CrossFit hoặc SoulCycle vì mặc dù những hoạt động này đốt cháy nhiều calo, nhưng chúng cũng có thể kích thích cơ thể tạo ra nhiều cortisol hơn. Thay vào đó, bạn nên đi bộ trong khi cầm tạ tay và duy trì nhịp tim từ 90-110. Bài tập ở mức vừa phải này sẽ giúp bạn giảm béo bụng mà không bị tăng thêm cortisol.
![]() |
Béo bụng sau khi mang thai
Khi bạn mang thai, vùng bụng bị to ra để chứa nước ối, tử cung giãn rộng và thân hình bạn biến đổi. Thật không may, mọi thứ không trở lại bình thường sau lần sinh con thứ hai và nhiều phụ nữ thở dài vì cái “eo bánh mì” không có dấu hiệu biến mất.
Một phần nguyên nhân là do hoóc-môn: Mang thai khiến cho hàm lượng insulin tăng cao dẫn tới mỡ tích tụ ở vùng bụng.
Nhưng một vấn đề sau khi mang thai phổ biến hơn là tách cơ thành bụng, sự chia tách cơ thành bụng bên phải và bên trái, xuất hiện khi tử cung giãn cùng với sự phát triển của bào thai.
Nếu tách cơ thành bụng là vấn đề của bạn, các bài tập Kegels có thể giúp ích. Bạn nên ngồi tại bàn và ép cơ vùng chậu vào với nhau như thể đang cố gắng ngừng tiểu, sau đó thử ép qua sàn chậu và lên trên bụng (nhờ cách này bạn đang thu bụng nhỏ lại).
Các bài tập yoga và tập thở có thể cũng có lợi. Khi thở sâu, bạn sử dụng cơ hoành. Với tập yoga và tập thở, bạn thực sự tác động lên cơ bụng và dần dần chúng sẽ được củng cố và săn chắc theo thời gian.
Nếu vẫn thất bại, bạn có thể cần phẫu thuật căng da bụng (tummy tuck) để khắc phục những vết rạn da.
Nếu bạn không bị tách cơ thành bụng (hỏi bác sĩ khi bạn không chắc chắn) hoặc nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, các chuyên gia khuyên bạn nên kiểm tra insulin để đảm bảo rằng bạn không bị kháng insulin hoặc tiền tiểu đường. Nếu bị, bạn có thể cần dùng thuốc metformin.
Béo bụng do gen
Nếu nhiều phụ nữ trong gia đình bạn có bụng to (chứ không phải mông to), ADN của bạn có thể sẽ chống lại bạn. Khoảng 50-60% mỡ bụng và tăng cân là do di truyền. Bạn không thể thay đổi gen nhưng bạn có thể thay đổi biểu hiện của chúng.
Đơn giản là gen di truyền có thể khiến một người phụ nữ tăng cân ở vùng bụng nhưng chế độ ăn và luyện tập có thể ảnh hưởng tới việc mỡ tồn tại bao lâu và ở đâu.
Việc tốt nhất bạn có thể làm là tránh xa carb đơn trong khi ăn nhiều protein nạc, cách này sẽ giúp tăng cường năng lượng để đốt cháy protein. Khi bạn ăn carb, lựa chọn những loại ngũ cốc chứa nhiều chất xơ làm no bụng, nhờ vậy, bạn sẽ ăn ít. Tập cardio nhiều cũng giúp ích.
Ngoài ra, cũng không nên lo lắng về tiền sử gia đình quá nhiều. Nếu cứ lo lắng “mẹ tôi bị thừa cân và tôi chắc chắn cũng sẽ bị thừa cân”, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng. Và nếu bị căng thẳng nhiều, cortisol tăng cao, bạn sẽ có nguy cơ thừa cân.
![]() |
Béo dụng do trướng bụng
Vấn đề ở đây là do đầy hơi hoặc giữ nước chứ không phải do tích mỡ và chế độ ăn. Nhưng “thủ phạm” khiến bụng “trương lên” khác nhau ở từng người. Một số người là do những loại thực phẩm nhất định. Những người khác có thể là dị ứng thực phẩm hoặc bị hội chứng ruột kích thích.
Các chuyên gia khuyên bạn hạn chế hấp thu protein động vật khi ăn nhiều hoa quả và rau xanh, nhưng điều quan trọng là đảm bảo sự chuyển đổi từ từ và uống nhiều nước, nếu không tăng chất xơ có thể tạm thời khiến bạn bị trướng bụng đầy hơi. Có người không dung nạp hoặc nhạy với gluten, vì vậy họ có thể cần cắt giảm các loại ngũ cốc (hoặc nếu bị bệnh celiac, thì cần loại bỏ chúng hoàn toàn)
Để xác định, bạn có thể cần một số xét nghiệm (như sàng lọc bệnh celiac hoặc bệnh dị ứng). Thực hiện chế độ ăn loại trừ, trong đó ngừng ăn một số loại thực phẩm có nguy cơ và từ từ ăn lại, có thể giúp ích.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công an Hà Nội điều động 6 cán bộ đặc biệt tinh nhuệ sang Myanmar

Dự báo giá USD tuần tới: Giá USD ngân hàng sẽ neo ở mức cao

Dự báo giá xăng, dầu tuần tới có thể tăng nhẹ

Người phụ nữ bị lừa 150 triệu khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con

Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng dưới 1 triệu đồng nhập qua thương mại điện tử
Tin khác

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%
Y tế 27/03/2025 12:16

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025
Y tế 27/03/2025 10:31